Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các vấn nạn của xã hội: Gốc không tốt thì cây đổ

Thứ năm, 07:02 28/06/2012 | Gia đình

GiadinhNet - Gia đình Việt Nam những năm gần đây đã phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề phức tạp như bạo lực gia đình, tội phạm vị thành niên, tự tử tập thể, ngoại tình...

LTS: Ngày 4/4/2001 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG, lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Mới đây, 29/05/2012, Thủ tướng đã ra Quyết định số 629/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của gia đình và công tác gia đình trong giai đoạn hiện nay. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, Báo Gia đình & Xã hội thực hiện chuyên đề về chủ đề này (từ trang 12 đến trang 22), hy vọng khắc họa được một vài nét chấm phá về gia đình Việt, để độc giả cùng đọc và suy ngẫm…
 
TS. Trịnh Hòa Bình: “Đạo đức, tinh thần nhân văn là nền tảng, là cái gốc của xã hội loài người, nếu gốc không tốt thì cây đổ là đương nhiên”.
Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết những vấn đề nước sôi lửa bỏng này cần có những chủ trương, chính sách mang tầm vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước.
 
Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm  Nghiên cứu Dư luận xã hội (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) về vấn đề này.
 
Gặp nhau lần nào cũng vội...
 
Những năm gần đây tình trạng bạo lực gia đình, ngoại tình, tội phạm vị thành niên, sự xuống cấp về đạo đức và lối sống... xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành vấn đề nổi cộm. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì?
 
- Có người đổ tại nền kinh tế thị trường nhưng theo tôi nói như vậy là không chính xác. Nói là mặt trái của nền kinh tế thị trường thì vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là bởi những hiện tượng này xuất hiện khi nước ta mở ra nền kinh tế thị trường. Không đúng là bởi thực tế có những xã hội đã rất phát triển nhưng họ vẫn phải đối mặt với những vấn nạn như ở Việt Nam.
 
Thực chất đây là những vấn đề nảy sinh trong xã hội hiện đại. Sự mở cửa của nền kinh tế đã đón nhận không chỉ có hương thơm  mà còn có cả gió độc. Nếu xã hội đủ khỏe mạnh thì sẽ “đề kháng” được, còn nếu không khỏe mạnh sẽ dễ  bị nhiễm độc và kịch phát những “căn bệnh” tệ nạn như đã nói ở trên. Xã hội ta đang đứng trước thách thức lớn của sự chuyển đổi, những cái cũ chưa mất, những cái mới chưa khẳng định. Guồng quay quá gấp gáp nên đã làm suy giảm các chức năng cơ bản của gia đình.
 
Ông có thể nói rõ hơn về sự suy giảm các chức năng cơ bản của gia đình?
 
- Gia đình có 4 chức năng cơ bản là: Sinh sản, giáo dục, sản xuất và tình cảm. Trong 4 chức năng cơ bản này, hiện chức năng giáo dục và tình cảm bị suy giảm rất nhiều bởi sự tác động nhiều chiều của xã hội hiện đại.
 
Sự suy giảm đó thể hiện rất rõ. Trước áp lực của đồng tiền và sự biến chuyển mô hình gia đình nhiều thế hệ đến gia đình hạt nhân khiến cho các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau trở nên lỏng lẻo, buông lơi. Do mải mê làm ăn, bố mẹ đã phó thác con trẻ cho nhà trường. Sự chuyển đổi mô hình gia đình chủ yếu là gia đình hạt nhân chỉ có cha mẹ và con cái cũng khiến cho sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình ít đi. Ngay kể cả những gia đình sống chung nhiều thế hệ thì hiện nay mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình cũng suy giảm. Cha mẹ trẻ suốt ngày đi làm để làm sao kiếm được nhiều tiền, trẻ con đến trường cả ngày, về nhà thì áp lực bài vở, ông bà chỉ còn biết đọc báo hoặc nói chuyện “ngày xửa ngày xưa” với bạn già. Các thành viên trong gia đình vì thế không còn thời gian hoặc quá ít thời gian để dành cho nhau, để cùng nhau thụ hưởng văn hóa, quan tâm chia sẻ lẫn nhau. Mối quan hệ trong gia đình trở nên xơ cứng, thiếu nhuần nhị. Bố mẹ phải hầu con, con cái không biết cảm ơn, chỉ biết bòn mót, vợ chồng kém hạnh phúc, tình cảm trở nên hời hợt... Đó chính là những biểu hiện sự suy giảm về chức năng giáo dục và tình cảm trong thiết chế gia đình.

Thời chiến tranh “gặp nhau lần nào cũng vội” nhưng cả xã hội cùng có chung lý tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc là bảo vệ đất nước. Bây giờ xã hội hiện đại cũng “gặp nhau lần nào cũng vội” nhưng là vì kiếm sống, vì áp lực đồng tiền. Đây cũng là câu chuyện về giá trị sống, là nguyên nhân dẫn tới câu chuyện khủng hoảng giá trị sống hiện nay.
 
Vấn đề gia đình chưa được ưu tiên

Phải chăng chúng ta cần có thêm các quyết sách trong lĩnh vực gia đình, thưa ông?

- Đúng là như vậy. Vấn đề gia đình cần được coi trọng, ưu tiên. Trước đây, khi Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em chưa thành  lập, chúng ta chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào về gia đình. Sau khi Ủy ban này ra đời thì có Vụ Gia đình trực thuộc. Bây giờ Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em bị giải thể, chức năng quản lý Nhà nước về gia đình được chuyển về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo tôi, sự xé lẻ này đã gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến chưa giải quyết được những vấn đề đa chiều của gia đình…

Cách đây hơn 10 năm, Thủ tướng chính phủ quyết định lấy ngày 28/6 hằng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm tôn vinh, củng cố lưu giữ  các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ông đánh giá các hoạt động trong ngày này thế nào?

- Về ý nghĩa thì rất tốt, nhưng ở một số nơi, không chỉ Ngày Gia đình mà nhiều hoạt động khác liên quan đến gia đình còn nhạt nhòa, mang tính bề nổi, hình thức. Rõ nhất là câu chuyện danh hiệu Gia đình văn hóa. Có nơi người ta đưa ra chỉ tiêu xã này, phường kia phải đạt bao nhiêu phần trăm Gia đình văn hóa. Bên cạnh đó thì cách thức công nhận Gia đình văn hóa tại một số địa phương cũng diễn ra đầy bi hài. Tổ trưởng tổ dân phố phát cho mỗi nhà một tờ khai, khai xong bình xét qua loa rồi cấp bằng Gia đình văn hóa. Gia đình nào không được cấp thì coi như gia đình đó… không có văn hóa. Cách làm hình thức đôi khi trở thành trò cười cho thiên hạ, như việc treo biển gia đình văn hóa ở Hà Đông (Hà Nội) mà dư luận đã từng lên tiếng mấy năm trước đây. Với cách thức như vậy, việc tuyên dương Gia đình văn hóa đã không thực chất, chỉ mang ý nghĩa “đánh trống ghi tên”.

Không thể để gia đình tự bơi

GS xã hội học Lê Thị Quý đã từng đề đạt ý kiến trước Quốc hội về việc cần thiết phải thành lập Bộ Gia đình. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào? Trên thế giới hiện nay có quốc gia nào có Bộ Gia đình không, thưa ông?

- Khác với phương Tây, xã hội phương Đông coi trọng con người theo tầng bậc, nấc thang trong xã hội. Suy nghĩ đó cũng thể hiện rất rõ trong cách hành xử của các thiết chế xã hội. Ví dụ hiện nay khi Vụ gia đình nói lên tiếng nói gì đó thì vẫn thường mang danh là Bộ Văn hóa. Chính cách ứng xử cơ quan quản lý Nhà nước theo kiểu vị thế “cấp vụ không bằng cấp bộ” là lý do khiến cho vấn đề gia đình “teo” đi, trở nên ít quan trọng. Và thực tế là vấn đề gia đình chưa được coi trọng, ưu tiên, không phải là việc “nước sôi lửa bỏng” như tôi đã đề cập ở trên. Đây là tình hình chung khi chúng ta đang coi kinh tế là hàng đầu.

Đạo đức, tinh thần nhân văn (văn hóa) là nền tảng, là cái gốc của xã hội loài người, nếu gốc không tốt thì cây đổ là đương nhiên. Tôi cho đây là “kịch bản” của xã hội hiện đại không chỉ có ở Việt Nam. Trong cuốn “Làn sóng thứ ba”, Alvin Toffler đã lên tiếng cảnh báo sự đổ vỡ gia đình dường như là tất yếu, thậm chí quái dị như gia đình đơn thân, đồng tính... Gia đình Việt Nam có thoát khỏi dòng chảy đó thì tôi không dám chắc nhưng xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp chắc chắn có tác động đến đời sống và thiết chế gia đình.
Theo tôi biết, hiện trên thế giới một số quốc gia đã có Bộ Gia đình như Hungari, Hàn Quốc...

Trước sự đe dọa của “làn sóng thứ ba” đó, theo ông, chúng ta cần phải làm gì? Có ý kiến cho rằng, vấn đề gia đình là của... riêng gia đình, ông nghĩ sao về điều này?

- Đã là vấn đề mang tính phổ rộng thì không thể nói là của riêng từng gia đình được. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước phải có chiến lược, chủ trương thì mới có thể giải quyết được những thách thức về mặt gia đình. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là thông qua những chính sách và chủ trương, dùng những thiết chế để tác động tới gia đình. Ví dụ thiết chế pháp luật có tính chất răn đe, thiết chế giáo dục có tính chất bồi đắp, truyền bá những giá trị nhân văn tốt đẹp vv... Bởi vậy những chính sách về gia đình không nên chung chung mà phải tác động vào các thiết chế khác. Những sự kết dính này chỉ có thể giải quyết được từ tầm vĩ mô, không thể để tự gia đình “bơi” được.

Mới đây Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với đề án mở màn đầu tiên là “Đề án giáo dục Quốc gia về đời sống gia đình”. Ông có đánh giá gì về sự kiện này?

- Đây là dấu hiệu rất tốt. Sự đổi mới từ hệ thống chính trị sẽ tác động ngay đến gia đình. Bởi nếu hệ thống chính trị không thay đổi thì những điều rao giảng trong gia đình không có tác dụng. Không có một cam kết chính trị đủ mạnh thì rất khó để giải quyết những vấn đề gia đình hiện nay.

- Xin cảm ơn ông!
Võ Thủy (thực hiện)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cung hoàng đạo giỏi che giấu bản thân nhất, hãy cẩn thận khi tiếp xúc

5 cung hoàng đạo giỏi che giấu bản thân nhất, hãy cẩn thận khi tiếp xúc

Gia đình - 41 phút trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này có khả năng giỏi nhất trong việc ngụy trang bản thân trong mắt người khác khi họ muốn, kể cả khi họ đang có tham vọng rất lớn.

Từ chối lời tán tỉnh của gã đàn ông, cô gái bị tấn công thô bạo, clip hiện trường gây phẫn nộ

Từ chối lời tán tỉnh của gã đàn ông, cô gái bị tấn công thô bạo, clip hiện trường gây phẫn nộ

Gia đình - 3 giờ trước

Đoạn video do camera an ninh ghi lại tại một phòng tập gym ở thủ đô Bangkok của Thái Lan đã khiến người xem phẫn nộ tột cùng.

Chuyện tình như cổ tích của cô phiên dịch viên lớn lên từ quê nghèo lấy chồng Ba Lan lớn hơn 24 tuổi

Chuyện tình như cổ tích của cô phiên dịch viên lớn lên từ quê nghèo lấy chồng Ba Lan lớn hơn 24 tuổi

Chuyện vợ chồng - 15 giờ trước

Cuộc sống của Lệ Lệ và gia đình đã thay đổi hoàn toàn sau khi cô gặp được Marek.

Tình duyên nở rộ, hỷ thước gõ cửa báo tin vui, 4 con giáp này gặp may nhất tháng 5/2024

Tình duyên nở rộ, hỷ thước gõ cửa báo tin vui, 4 con giáp này gặp may nhất tháng 5/2024

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Những người tuổi Thìn độc thân sẽ gặp được đối tác thú vị vào tháng 5, còn những bạn độc thân tuổi Hợi có khả năng gặp được người đặc biệt đó tại một sự kiện xã hội.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Gia đình - 18 giờ trước

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Cô gái 18 tuổi gọi điện cho bạn trai 100 cuộc mỗi ngày

Cô gái 18 tuổi gọi điện cho bạn trai 100 cuộc mỗi ngày

Gia đình - 21 giờ trước

Tại thời điểm viết bài, câu chuyện đã thu hút 84,000 bình luận trên Douyin.

Chồng ngoại tình khi chúng tôi đang nỗ lực làm thụ tinh ống nghiệm

Chồng ngoại tình khi chúng tôi đang nỗ lực làm thụ tinh ống nghiệm

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Vợ chồng tôi bị hiếm muộn, phải sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm để có con. Nhưng chính trong quá trình vật vã "tìm con", chồng tôi đã ngoại tình vì... quá mệt mỏi.

Thấy con trai thương vợ, người mẹ nổi cơn ghen với con dâu

Thấy con trai thương vợ, người mẹ nổi cơn ghen với con dâu

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Nhìn thấy sự bất thường trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và chồng, cô lập tức đồng ý ly hôn, chỉ muốn rời xa càng sớm càng tốt.

Mẹ bạn trai bất ngờ hẹn gặp, tiết lộ một bí mật khiến tôi ngã ngửa

Mẹ bạn trai bất ngờ hẹn gặp, tiết lộ một bí mật khiến tôi ngã ngửa

Gia đình - 1 ngày trước

Đến quán cà phê, đập vào mắt tôi là hình ảnh một người phụ nữ quý phái, sang trọng và diện... toàn hàng hiệu đắt đỏ. Tôi không chắc liệu đây có thực sự là mẹ của bạn trai không?

Top 6 cung hoàng đạo nữ khó tán tỉnh nhất, số 1 đến soái ca cũng phải rất dày công mới 'đổ'

Top 6 cung hoàng đạo nữ khó tán tỉnh nhất, số 1 đến soái ca cũng phải rất dày công mới 'đổ'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Các chàng trai dù có là soái ca hay giỏi giang đến mức nào cũng phải 'toát mồ hôi' trước độ 'cứng đầu' của các cung hoàng đạo nữ này.

Top