Hà Nội
23°C / 22-25°C

Blog của con làm cha mẹ giật mình

Thứ tư, 13:09 26/08/2009 | Gia đình

"Bí mật" sẽ không được phát hiện nếu như tôi không vô tình ngồi vào máy tính và sử dụng tài khoản của cô cháu gái để comment (bình luận) bức ảnh đăng trên blog (nhật ký trên mạng) của anh bạn đồng nghiệp. Nếu như ...

Nếu như anh bạn không than thở, tự dưng có kẻ lạ mặt với nickname (tên trên mạng) nghe sởn da gà "nháy" vô blog của anh, tôi chẳng thể nào biết cháu gái mình và đám bạn của nó lại thường sử dụng những câu, chữ bẩn thỉu khi viết trên blog.

Tôi đã cãi, cãi cật lực rằng mình đã sử dụng tài khoản của đứa cháu để comment bức ảnh mới đăng trên blog của anh bạn đồng nghiệp. Rằng, đứa cháu gái 15 tuổi, có đôi mắt tròn to ngơ ngác của mình rất ngoan. Bằng chứng là nó luôn đi thưa, về hỏi, chẳng bao giờ "ăn tục, nói phét". Và tôi đã lắc đầu, thè lưỡi khi anh bạn mở cái blog mới "thâm nhập" vào trang của anh. Thật kinh hoàng, trong danh sách những bài bình luận, đứng thứ nhất là phần trò chuyện của người có nick name 2Bý... (tôi xin phép không viết nốt những ký tự đằng sau). Nick đã "choáng", thế mà vẫn chưa thấm gì với lời lẽ mà chủ nhân tuôn xối xả với "đối tác". Lướt qua các bài trong mục bình luận, tôi còn ngạc nhiên hơn bởi những lời lẽ dung tục được sử dụng rất... thông dụng. "Anh đừng có đổ oan, làm gì có chuyện, cháu em lại giao lưu với đám bạn nói năng tục tĩu như vậy", sau khi "mục sở thị" cái blog kia, tôi nói. Do không có cơ sở khẳng định đây là blog của cháu tôi nên anh bạn chẳng nói lý lại mà chỉ bình luận "cứ cái đà đua nhau lập blog, viết blog như thế này, không khéo khi làm văn bọn trẻ cũng đưa thứ văn phong chợ búa này vào bài mất".
 
 
Ảnh minh họa.
 
Chẳng biết ngẫm ngợi thế nào, tôi lại nhấp chuột vào blog của đứa cháu gái đang hiện ngay trên cửa sổ phòng chát. Tôi tá hỏa nhận ra, giao diện cái blog mà mình vừa bình phẩm là của đứa... mất dạy. Thôi, đúng trăm phần trăm là của cháu mình rồi. Lần này, tôi không thể "cưỡi ngựa xem hoa" mà phải biết tường tận xem cái con bé hàng ngày vẫn được khen là ngoan, hiền ấy viết gì, nói gì và bạn bè nó thuộc... hạng gì mới được. Mất cả ngày (có sự trợ giúp của thằng cháu đang học công nghệ thông tin), tôi mới giải mã hết những câu chữ được lắp ghép các ký tự một cách vô lối, thứ được mệnh danh là ngôn ngữ 9X
 
Trước khi tìm xem chúng viết gì, tôi phải tìm hiểu "thân thế" của chủ nhân của người có nickname "khủng", "2Bý...". Chỉ một cái nhấp chuột, tôi vào được phần tiểu sử: Tuổi: 15; giới tính: nữ; tử vi: chòm sao Kim Ngưu; tự giới thiệu: bình thường như người khác; sở thích: kái zìk kũm thúk. Nhờ sự giúp sức thằng cháu, tôi mới giải mã được dòng ký tự chẳng theo quy chuẩn trên là "cái gì cũng thích". Lúc trước, dù vừa đọc, vừa suy luận, tôi cũng chỉ hiểu được khoảng 30% nội dung những câu chữ có lối viết kỳ quặc này.
 
Tôi xin trích dẫn một đoạn câu hỏi tỏ tình của "tớ" với "người ấy" để bạn đọc tiếp cận thứ ngôn ngữ 9X: "Ấy tên rì (gì) vậy. Ấy và tớ c (có) tkÂn k? (thân không). Đã gặp nkau bgiờ ckưa (chưa). Ấy ngkĩ (nghĩ) tớ ntnào (như thế nào). Ấy c (có) đồg (đồng) ík (ý) ôm tớ tkật (thật) ckặt (chặt) khi tớ kần (cần) k (không)? Điều rì (gì) làm cko (cho) ấy nkớ (nhớ) đến tớ. Ấy thík (thích) và gkét (ghét) điều rì (gì) nkất (nhất) ở tớ. Ấy hãy đặt cko (cho) tớ 1 cái tên và g.thýk (giải thích) cho tớ, tại sao lại nthế. Câu hỏi nào q.trọg (quan trọng) nài (nào). Ấy có i* (yêu) tớ k (không).. i* (yêu) tớ ntnào (như thế nào)..."
 
Thâm nhập vào những trang viết của các cô cậu tuổi học trò trên blog, tôi mới biết đây là "đoạn văn" dễ đọc nhất. Còn thựctế, có những chữ, những câu, những "trường đoạn" còn "khủng" hơn nhiều. Ví dụ, lời nhắn nhủ của một blogger với một chị chỉ là: v.y.c.n.l (vẫn yêu chị nhiều lắm); v.n.c.n.l (vẫn nhớ chị nhiều lắm); M2.l.n.t (mãi mãi là như thế)... Chẳng cần theo một nguyên tắc nào, tiện tay là viết. Ví dụ như muốn biểu đạt chữ "thích", lúc này sẽ viết là "thík" nhưng lúc khác lại có thể viết là "thýk". Ngay như chữ "vs", nhiều blogger sử dụng với nghĩa "và" hoặc "với". Người đọc bình thường khó suy đoán được trong ngữ cảnh nào thì "vs" có nghĩa là "và" hay "với" nhưng với những người trong cuộc, ranh giới này được phân biệt rất rõ ràng. Ví dụ "em vs anh" thì được hiểu là "em với anh". Nhưng trong "tao vs mày" thì "vs" được hiểu là "tao và mày".
 
Có một từ viết tắt rất được các blogger đặc biệt ưa chuộng khác nữa là "vl". Nếu hiểu theo kiểu con nhà lành, "vl" nghĩa là "vãi lúa". Còn trong giới game thủ sẽ hiểu là "võ lâm" (ý muốn nói đến trò chơi "Võ lâm truyền kỳ). Dân IT (công nghệ thông tin) thì hiểu là Vietkey. Còn nếu hiểu theo nghĩa "thông dụng" thì đây là một từ vô cùng tục tĩu. Nếu muốn nhấn mạnh sự tục tĩu của từ này, nhiều bloger còn chen thêm chữ "k" vào giữa hai chữ "vl". Tôi tin chắc rằng, khi các bậc phụ huynh hiểu nội dung của cụm từ viết tắt này, nhiều người sẽ không tin những đứa con có ăn, có học, hàng ngày nhấp chuột nhoay nhoáy lại sử dụng cái thứ từ ngữ bẩn tưởi đến như vậy. Thế mà trên mục diễn đàn trong blog của cháu gái tôi, các thành viên cứ "thiên nhiên" viết rõ cả cụm từ này ra. Thật không tưởng tượng nổi, những cô bé xinh tươi, có vẻ bề ngoài ngoan hiền là thế lại có kiểu nói năng kiều đầu đường, xó chợ như vậy. Tôi chọn blog của cô bé có những lời bình phẩm "nặng đô" nhất để biết thêm về cô. Tôi rất đỗi nhạc nhiên khi nhìn bức ảnh bán thân trên trang chủ. Hóa ra, đấy là cô bé Minh Thảo, nhà ở kế bên nhà tôi.
 
Bố mẹ Minh Thảo có ki-ốt kinh doanh giày dép. Hàng ngày, đi học về Thảo đều đến Trường Mầm non để đón em. Hàng xóm, ai cũng khen con bé đảm đang khi chịu trách nhiệm làm việc nhà và chăm em. Gặp người lớn, con bé rất nhanh mồm, nhanh miệng chào hỏi. Thế nên, tôi mới bất ngờ khi thấy cô bé đáng là tấm gương để các phụ huynh khác giáo dục con cái lại chửi bậy hạng nhất trên diễn đàn. Chỉ vì có người bạn trách sao không rủ đi ăn cùng mà Thảo "tung" hầu hết những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của phụ nữ vào "mặt" bạn. Bằng giọng điệu của chị cả như trong giới xã hội đen, cô bé này xỉa xói bạn bằng những từ chỉ cần nghĩ đến thôi, tôi đã thấy đỏ mặt. Cứ cái kiểu viết mãi quen tay, rất có thể cô bé này sẽ sử dụng cả khi nói và khi làm bài kiểm tra chứ không đùa. Ngày hôm sau, gặp mẹ Thảo, tôi không dám đề cập thẳng vào vấn đề mà chỉ hỏi chị về việc quản lý, chăm sóc con. Mẹ Thảo hồn nhiên khoe rằng: Thảo được huấn luyện làm việc nhà từ nhỏ nên rất đảm. Chị cũng khoe, vì thấy con thích máy tính nên mua và nối mạng để nó trò chuyện với các bạn mà chẳng cần phải đi chơi. Khi tôi hỏi, chị có kiểm soát việc lên mạng của con không, người mẹ này lắc đầu bảo vì "có biết gì đâu mà kiểm tra".

Còn chị tôi, ngay sau khi được tôi cho biết bí mật của cô con gái đã rất sửng sốt. Chị yêu cầu tôi mở cho xem những gì con mình viết và trao đổi với đám bạn. Chị đã rất bàng hoàng khi thấy con sử dụng những từ tục tĩu với tần suất chóng mặt. "Cả nhà chẳng ai nói tục, bản thân nó cũng không dám nói, tại sao ở trên mạng nó lại "nói" nhiều thế", bà chị lầm bầm tự nhủ. Rồi chị lập tức gọi cô con gái lại, chỉ vào những gì mà con viết. Cô con gái cúi mặt. "Nếu con cứ viết kiểu này, ít hôm nữa con sẽ nói tục, chửi tục thì người ngoài sẽ bảo là con gái mất nết. Mẹ có dạy con thế không", bà chị tuôn một tràng. "Con sẽ thôi không vào blog nữa. Con sẽ lập blog khác, không cho bọn nó biết địa chỉ của con nữa", cô con gái hứa. Chị tôi nghe vậy có vẻ bớt tức giận trong khi tôi chẳng thấy lời hứa này đáng tin cậy tí nào. Bởi năm học mới đang đến gần, cháu tôi sẽ gặp gỡ các bạn của nó. Đang ở tuổi mới lớn, thích khám phá, đua đòi chúng bạn, để nó "cai" được những cuộc trò chuyện, bình phẩm và cả chửi nhau trên mạng là rất khó. Giáo dục, thuyết phục và kiểm soát thật chặt giờ giấc học tập, lên mạng của nó, may ra mới hạn chế được phần nào.

"Nhí nhảnk như kon ká kảnk" (nhí nhảnh như con cá cảnh) là slogan của cô bé trong nhóm bạn bè của cháu gái tôi. Vào blog của cô bé, tôi nhận ra rằng trong số những cô bé lập blog, có những cô bé đã chọn đây là nơi để trải lòng mình, để viết về những suy tư bất chợt. Và tôi cũng tin, đây là kênh để phụ huynh hiểu thêm về đời sống tình cảm của con mình. Cô bé viết đại ý là, mưa mấy ngày liền buồn quá và mong sớm đến năm học để được gặp bạn bè để "chém gió", để "buôn dưa lê". Vừa trải qua một cú sốc tinh thần, may mà nhờ có nhiều người ở bên cạnh động viên nên cô bé mới mau chóng bình phục. Bằng giọng điệu ngây thơ, cô bé cảm ơn anh, cảm ơn cô Hà... Nếu không có ông anh suốt ngày rủ đi chơi, chiều chuộng chắc cô bé vẫn cò chím đắm vào nỗi buồn của riêng mình. "Em trân trọng tất cả những gì mà mình đang có và quên đi những gì trong quá khứ mù mịt. Anh đã giúp em nhận ra rằng, còn nhiều người luôn quan tâm đến em, thậm chí yêu em. Em thay đổi rồi anh ạ, không nhu nhược như ngày trước và nhất định sẽ tìm được người yêu thương em hết lòng...". Nếu bố mẹ cô bé đọc được những dòng tâm sự mà cô bé trải lòng trên blog, họ sẽ hiểu con mình hơn, đặc biệt là những biến đổi trong đời sống tình cảm và cả mối quan hệ của cô bé nữa.

Cho con công cụ nhưng không để con biến thành thứ phản tác dụng. Phụ huynh cần có sự hiểu biết về những thứ công cụ mà họ dành cho con cũng như phải quan tâm xem, chúng sử dụng thế nào. Thế giới thực vốn đã phức tạp, khó quản lý, huống hồ thế giới ảo. Nguy cơ rình rập trên thế giới ảo rất lớn, chính vì thế, phụ huynh cần kiểm soát con cái, đặc biệt là những bé gái đang ở tuổi mới lớn. Tránh tình trạng "bổ ngửa" như với một số phụ huynh chúng tôi nêu ở trong bài viết này.
 
Theo An Ninh Thế Giới
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 4 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 18 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Top