Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia đình ly tán, con cái hư hỏng vì bỗng dưng…cầm tiền tỉ: Hận thù, kiện tụng vì… đất

Thứ năm, 08:00 24/12/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Khi những mảnh đất “nằm ngủ” lâu ngày được “thức giấc” với giá tiền tỉ thì anh em trong nhà đã xô xát, tranh giành nhau cho bằng được. Vậy là tình nghĩa gia đình từ son sắt, có anh, có em nay không bằng người dưng.

 

Do tranh giành đất đai mà nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra. Ảnh minh họa
Do tranh giành đất đai mà nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra. Ảnh minh họa

 

Máu nhuộm tình thân

Cách đây hơn hai năm, người xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội bàng hoàng khi nghe tin bà B.T.Ngô (SN 1958) bị anh ruột là B.T.Đỗ (SN 1940, ngụ cùng thôn) dùng dao đâm gục chết trong vũng máu.

Bi kịch xảy ra đã lâu nhưng mỗi khi nhắc lại, chị V.T.Toan (con gái của nạn nhân) vẫn bàng hoàng, đau đớn. Chị Toan cho biết, hôm đó khoảng 7h sáng ngày 19/4/2013, sau khi chị cùng với mẹ là bà Ngô đi mua đồ ăn sáng về cho ông ngoại ăn (bố bà Ngô) thì gặp ông Đỗ đang ở trong nhà. “Khi mẹ em đang gọt hoa quả cho ông thì từ đằng sau, bác Đỗ vung dao đâm một nhát vào lưng. Mẹ em chỉ kịp quay người lại nhìn với vẻ mặt ngỡ ngàng và đau đớn. Lúc đó, em hoảng đến nỗi chân không bước đến bên mẹ được. Sau một phút định thần, biết mình không thể ngăn cản được, em chạy ra ngoài hô hoán mọi người đến cứu. Khi em vừa ngoảnh lại, thì bác Đỗ còn rút dao ra đâm liên tiếp vào người mẹ em thêm nhiều nhát nữa”.

Về nguyên nhân vụ việc, người dân không ai lạ gì, bởi mọi thứ đều từ đất đai mà ra. Số là bố mẹ bà Ngô sinh được 7 người con, trong đó ông Đỗ là con trai trưởng. Ngoài bốn chị em gái đi lấy chồng rồi ở nhà chồng, hai người em trai cũng lập nghiệp ở xa. Bố bà Ngô có một mảnh đất hương hỏa diện tích 322m2 và một số diện tích ruộng vườn khác. Mọi vấn đề về tranh chấp đất đai gần như không có. Tình cảm anh em cũng hòa thuận trong ngoài. Cho đến năm 2003, khi giá đất ở ngoại thành bắt đầu tăng lên, sau khi mẹ bà Ngô mất thì mấy anh em trong nhà xảy ra bất hòa từ việc phân chia tiền bán đất không đồng đều. Từ việc tranh cãi nhau bằng mồm, rồi dẫn đến bất hòa, mấy anh em trong gia đình bà Ngô lại kéo nhau ra tòa kiện tiếp. Tòa xử ông Đỗ thua kiện và khi có Quyết định Thi hành án thì bà Ngô cầm tờ giấy này đi dán khắp xóm. Có thể do quẫn trí và bực tức, ông Đỗ đã xuống tay tàn độc với bà Ngô.

Sự việc đã lâu, người chết đã mồ yên, mả đẹp, còn người sống cũng phải trả giá bằng những bản án thích đáng, nhưng có lẽ điều còn lại cho những người con của họ thì vẫn mãi là sự ám ảnh.

Cũng chung tình cảnh với gia đình bà B.T.Ngô, vụ án xảy ra ngày 3/3 vừa qua ở huyện Mê Linh (TP Hà Nội) cũng khiến nhiều người thương xót. Nạn nhân là anh N.V.Vai (SN 1975, ở xã Tiền Phong) đã bị anh trai là N.V.Đây (SN 1970) đâm chết. Nguyên nhân vụ việc sau đó được làm rõ là do giữa hai anh em có mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai.

Giá đất đi lên, tình người đi xuống

Nhớ lại thời điểm năm 2007, 2008 những vùng đất ven đô của huyện Từ Liêm dần dần chuyển mình từ quê lên phố. Các khu đô thị, nhà cao tầng… mọc lên nhiều hơn ở vùng đất vốn có gốc là nông nghiệp này. Nếu như trước kia, giá đất chỉ khoảng vài ba triệu đồng một mét thì có thời điểm, giá tăng lên đến cả vài ba chục triệu đồng, thậm chí có nơi vài trăm triệu đồng. Trong thời buổi “tấc đất, tấc vàng” ấy thì nhiều gia đình, tình cảm anh em ruột thịt bỗng chốc bị chi phối bởi toan tính đất cát. Và câu chuyện của gia đình bà Đặng Thị Xoài (ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) là một ví dụ.

Bà Xoài cho biết, suốt hơn chục năm qua anh em chẳng nhìn mặt nhau mà chỉ biết vác đơn đi kiện từ cấp tòa này, đến tòa khác chỉ vì tranh chấp đất cát. “Mẹ chồng tôi có hơn 1.000m2 đất ở thôn Văn Trì. Trước khi mất, bà đã chia đều cho chồng tôi cùng với người anh chồng. Nhưng ngày đó, đất cát chỉ giao bằng miệng, trước sự chứng kiến của vài người trong dòng họ chứ không hề có giấy tờ. Chính vì vậy mà kể từ ngày chồng tôi mất, khi nơi này giá đất tăng cao chót vót thì gia đình người anh chồng đã muốn đuổi tôi ra khỏi nhà. Do tôi lại là người nơi khác đến đây lấy chồng nên luôn bị chèn ép”.

“Chục năm trước, đến cả ngôi nhà tre của tôi đang ở cũng bị gia đình nhà anh chồng xô đổ. Cực chẳng đã, buộc tôi phải làm đơn kiện lên TAND huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm). Điều kiện kinh tế không có, lại một thân một mình nhưng suốt hơn 10 năm qua, tôi vẫn phải chạy vạy mọi nơi để tìm lại công lý cho mình”, bà Xoài nói.

Chỉ vào ngôi nhà cấp 4 mái ngói xiêu vẹo, bà Xoài cho biết, mỗi khi mưa gió, ngôi nhà của bà lại lênh láng nước mưa. Bà gọi thợ đến sửa chữa cũng bị gây khó dễ. Cuộc chiến tranh giành đất cát kéo dài đằng đẵng suốt 10 năm chưa có hồi kết nên ngôi nhà của bà Xoài dù đã xuống cấp cũng chẳng được xây và gia đình người anh cũng vậy.

Cách phường Minh Khai không xa, câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Kim Quy (ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm) cũng là một ví dụ. Do cuộc sống gia đình khó khăn, không có của cải nên lúc còn sống, bố mẹ ông Quy hứa sẽ chia đều miếng đất của gia đình cho ba người con trai là ông Tụ, ông Thoát và ông Quy.

Sau khi lấy vợ, ông Tụ được xã cấp cho một miếng đất trong diện giãn dân, hai vợ chồng ông Thoát làm ăn khấm khá hơn nên mua được đất ra ở riêng, còn hai vợ chồng ông Quy (là con út) vẫn ở chung cùng với bố mẹ. Khi ông Quy cùng gia đình phá hai gian của ngôi nhà cũ mà bố mẹ để lại làm nhà mới thì ông Thoát cùng một số người trong gia đình đến đòi phần đất thừa kế của mình. Ông Quy không đồng ý nên giữa hai anh em đã lời qua tiếng lại. Sau đó, ông Thoát cùng hai người con gái của mình đã kéo đến nhà ông Quy đập phá. Bức xúc, ông Quy lấy dao chém vào người con gái ông Thoát. Cũng may mọi người can ngăn kịp thời, chứ không thì chẳng biết hậu quả như thế nào.

Xưa kia các cụ ta vẫn thường bảo, “một giọt máu đào, hơn ao nước lã” nhưng trong quá trình đô thị hóa, khi người ta tranh giành nhau vì những mét đất thì việc đổ máu hay mất mạng người còn có chứ không đơn giản là tình anh em.

 

Nhìn cảnh nhiều người chém giết, kiện tụng nhau vì mét đất, bà Lê Thị Tâm (75 tuổi, ở Văn Trì, Minh Khai, Bắc Từ Liêm) tâm sự: “Khi nghe tin có việc chia tách huyện thành quận, nhiều người ở cái làng này như “thất điên bát đảo” vì đất, ai cũng chăm chăm xem nhà mình có thể cắt chỗ nào, bán chỗ nào. Từ đất ông cha, đất hương hỏa, đất ruộng, đất vườn, tất thảy đều được người ta mang ra tính tính, toán toán xem bán được bao nhiêu, bán để sắm sửa cái gì. Vì mét đất, vì đồng tiền, vì lợi ích và sự tham lam đã khiến người ta quên đi cái tình người vốn có”.

(Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 10 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 16 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

Top