Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gắn liền với xóa đói giảm nghèo

GiadinhNet - Theo tháp dân số, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ sẽ đạt cực đại vào những năm 2020 - 2025.

 
Dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tức số người trẻ tuổi trong độ tuổi lao động cao, đồng thời cũng tiệm cận già hoá dân số. Đồng hành với xu thế này là số trẻ em gái và số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ tăng cao, do vậy nhu cầu chăm sóc SKSS là rất lớn.
 
Truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS cho phụ nữ vùng sâu,
 vùng xa tại tỉnh Bình định. Ảnh: Dương Ngọc
 
Không nới lỏng Chương trình DS-KHHGĐ
 

Theo tháp dân số, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ sẽ đạt cực đại vào những năm 2020 - 2025. Qua những số liệu này cho thấy nhu cầu CSSKSS/KHHGĐ cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam cũng sẽ đạt cực đại trong giai đoạn tới. Điều này cũng hoàn toàn nằm trong trọng tâm của chương trình quốc tế về DS/SKSS/KHHGĐ đối với các nước đang phát triển.

Hội nghị Quốc tế hợp tác Nam-Nam về Dân số và Phát triển năm 2010 được tổ chức tại Indonesia với chủ đề về chính sách xoá đói giảm nghèo trong mối quan hệ DS/KHHGĐ/CSSK bà mẹ, trẻ em. Đây là chủ đề nhằm khuyến nghị Chính phủ các nước không nới lỏng Chương trình DS-KHHGĐ khi đã đạt được mục tiêu giảm sinh, mà phải hướng tới mục tiêu dài hạn của DS-KHHGĐ là xoá đói giảm nghèo.   
 
Đói nghèo thường đi đôi với thất nghiệp, suy dinh dưỡng, mù chữ, vị thế thấp của phụ nữ, rủi ro về môi trường, thiếu các dịch vụ về y tế- xã hội kể cả dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Tất cả những yếu tố này tạo ra tỷ lệ sinh- tử và bệnh tật tăng cao, năng suất lao động thấp. Đói nghèo liên quan liên chặt chẽ đến việc phân bổ dân cư, tài nguyên không hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững...

Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ gắn liền với việc tiến hành quy hoạch, phân bổ lại dân cư giữa các vùng; đầu tư tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, giảm tử vong trẻ em; đầu tư hoàn thiện hệ thống thông tin, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ.
 
Thành tựu đáng ghi nhận
 

Theo số liệu TĐTDS 2009, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ thanh niên Việt Nam là khoảng 23 tuổi (22,8 tuổi); Số trẻ em gái từ 0 - 9 tuổi là gần 7 triệu trẻ (6,727 triệu); Số trẻ em gái vị thành niên từ 10 - 17 tuổi là 6 triệu trẻ (6,070 triệu); Số nữ thanh niên bước vào tuổi kết hôn từ 18 - 24 tuổi là 5,7 triệu (5,666 triệu); Số nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn 25 - 29 tuổi gần 4 triệu (3,829 triệu).

Hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao. Song song với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo là Nhóm các chính sách giúp người nghèo tiếp cận với dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, pháp lý, nhà ở và nước sinh hoạt), đào tạo cán bộ hỗ trợ giảm nghèo. Giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng cường sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng chống bệnh tật (đặc biệt giảm thiểu tác động của HIV/AIDS)... là các mục tiêu đạt được của Chiến lược Quốc gia về KHHGĐ và Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em giai đoạn 2006 - 2010.
 
Số liệu của Bộ Y tế cho thấy: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42%o (năm 2001) xuống 27,5%o (năm 2005) và 25,0%o (năm 2009). So với mức 58,0%o vào năm 1990, tỷ suất của năm 2009 đã giảm hơn một nửa. So với mục tiêu đề ra trong "Chiến lược Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010" là giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 36%o  năm 2005 và 32%o năm 2010 thì Việt Nam đã vượt xa mục tiêu. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (IMR): Giảm từ 44,4%o năm 1990 xuống còn 15%o năm 2009. Nếu kết quả này được duy trì bền vững,Việt Nam hoàn toàn đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn 4 - 5 năm.
 
Thách thức

Mặc dù tỷ suất tử vong trẻ em đều giảm theo thời gian nhưng tốc độ giảm của các vùng trong cả nước lại khác nhau. Tỷ suất tử vong trẻ ở vùng núi, vùng khó khăn hoặc trong các gia đình nghèo cao gấp 2-3 lần so với trẻ em vùng đồng bằng hoặc trong các gia đình có thu nhập cao hơn.
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng  Quốc gia: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được tính theo cân nặng/ tuổi đã giảm bền vững qua các năm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa các vùng rất khác biệt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở các vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên cao gấp 1,5 lần mức trung bình cả nước (giai đoạn 2005 - 2008). Mục tiêu của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là giảm xuống còn 60/100.000 trẻ đẻ ra sống vào năm 2010. Tỷ số tử vong mẹ giảm từ 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống 80/100.000 trẻ đẻ sống (2005). Số liệu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ số này chỉ còn 75/100.000 trẻ đẻ sống. Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ 2006 - 2009, tỷ suất tử vong mẹ gần như không thay đổi. Vì vậy, với xu hướng này, mục tiêu giảm xuống 60/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2010 không thực hiện được. Nếu tình trạng này tiếp diễn mà không có những thay đổi đáng kể mang tính bước ngoặt, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để có thể hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống mức 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015.
 
Mô hình CLB tư vấn chăm sóc SKSS vị thành niên được đông đảo
các bạn trẻ đón nhận. Ảnh: Dương Ngọc
 
Vượt khó

Tính chung cả nước, tỷ lệ phụ nữ khám thai và tỷ lệ ca sinh có sự trợ giúp của cán bộ y tế  khoảng 86%, trong đó một số khu vực tỷ lệ này rất cao như đồng bằng sông Hồng (khoảng 98%). Điều này phản ánh chất lượng chăm sóc bà mẹ trước sinh trong suốt thời kỳ thai nghén đã được cải thiện.  Đây là yếu tố quan trọng tác động đến giảm tai biến sản khoa. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai và tỷ lệ đẻ có cán bộ y tế đỡ được duy trì ở mức cao là một trong những nguyên nhân giúp giảm tỷ suất tử vong mẹ. Tỷ lệ trung bình cả nước đạt mức 95%, trong đó hai vùng đạt 100% là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó diễn biến dịch bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam còn khá phức tạp, rơi vào tất cả các vùng, các tầng lớp dân cư, phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng, đối tượng ngày càng nhiều.

Thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động, đề ra nhiều biện pháp tích cực trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS như ban hành và tích cực thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư TW về tăng cường lãnh đạo phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Luật HIV bảo vệ quyền của những người sống với HIV...
 
Nhiều văn bản pháp lý và chính sách khác được sửa đổi, bổ sung và phê chuẩn tạo ra một khung pháp lý mạnh hơn, nhất quán hơn cho công tác phòng, chống HIV. Việc mở rộng dịch vụ điều trị cho bệnh nhân có H. được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của ứng phó quốc gia với đại dịch  HIV trong hai năm vừa qua. Chương trình phân phát bơm kim tiêm sạch phát triển nhanh do có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hệ thống chính trị các cấp, tăng cường sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ y tế hiện có, cùng với việc huy động rộng rãi sự tham gia của đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng và các đối tác. Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su cũng đã được triển khai tại 2.110 xã/phường của 363 quận/huyện tại 57 tỉnh/thành phố.
 
Mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nhưng Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều thách thức phía trước như: Môi trường chính sách pháp lý vẫn còn có sự chồng chéo trong nội dung văn bản hoặc biện pháp giải quyết. Một vài địa phương vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho việc mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV như Chương trình trao đổi bơm kim tiêm (NSP) và Chương trình sử dụng bao cao su (CUP). Ngoài ra, mặc dù Luật phòng chống ma túy đã được sửa đổi nhưng ở một số địa phương vẫn còn thiếu nhất quán giữa các biện pháp của ngành Công an nhằm kiểm soát việc sử dụng ma tuý và mại dâm với các biện pháp của ngành y tế để tiếp cận các nhóm tham gia vào hoạt động này.
 
TS. Nguyễn Quốc Anh
(Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số,
Tổng cục DS-KHHGĐ)
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top