Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Em mách mẹ quay phim là cô bị đuổi việc'

Thứ sáu, 09:40 11/10/2019 | Xã hội

'Cô cẩn thận, nếu không em về em mách với mẹ là cô đánh em, là cô sẽ bị quay phim chụp ảnh và đuổi việc đấy', học sinh lớp 2 dọa khi bị cô mắng vì đánh bạn...

Em mách mẹ quay phim là cô bị đuổi việc - Ảnh 1.

Học sinh tiểu học trong giờ học - Ảnh: T.T.

Ngày đầu đi dạy, tôi cũng từng tâm niệm không được đánh học sinh , vì mình cũng từng là học sinh, vẫn nhớ cảm giác không thích khi bị cô đánh. Nhưng tôi chỉ giữ tâm niệm đó được gần 6 tháng.

Không đánh không được, đánh cũng... không xong

Học sinh cấp 1 khác học sinh cấp 2, 3, rất hay ồn ào, nói chuyện, chuyện thưa gửi phân xử luôn phải bắt đầu gần 15 phút mới có thể ổn định lớp.

Một hôm, học sinh lớp 5 ồn và không chịu học, quấy phá bạn, tôi phạt cho ra đứng ngoài hiên lớp. Chưa đầy 5 phút, đang sửa bài cho học sinh khác, tôi nghe mấy học sinh bị phạt chạy chơi đuổi bắt trong sân trường.

Tôi phải ra chạy lùa học sinh vào như vịt, sau đợt đó tôi bỏ qua quy định của mình. Nhưng tôi không đánh vào đầu hay tát học sinh mà chỉ đánh mông và véo tai. Có lần tôi đánh một học sinh rất quậy, em cười nhìn tôi nói: "Cô đánh nhẹ hều, không bằng bố em đánh", tôi đành chịu thua.

Không phải tôi không hiểu cảm giác phụ huynh khi thấy giáo viên đánh học sinh, nhưng nếu phụ huynh đặt mình vào vị trí của giáo viên một chút, có lẽ phụ huynh sẽ phần nào thông cảm được, rằng phạt học sinh chỉ là cách cuối cùng giáo viên dùng đến.

Tôi dạy mỹ thuật, ít áp lực hơn các bộ môn khác mà còn không chịu nổi các cô cậu "nhất quỷ nhì ma". Một buổi mà dạy 4 lớp thì coi như rằng tôi có đủ 4 mùa xuân hạ thu đông: lớp nào ngoan thì là "xuân" tươi phơi phới; lớp nào mà đồ dùng không có, học sinh nói chuyện ồn ào, không tập trung, la lối kiểu gì cũng không ăn thua thì là "đông".

Có nhiều em là học sinh giỏi nhưng vì xem mỹ thuật là môn phụ nên thường xuyên không hoàn thành môn học, quên đồ dùng. Cô dặn về hoàn thành bài nhưng học sinh vẫn không chịu làm. Kêu lên hỏi, học sinh trả lời ngon lành: "Bố mẹ em bảo học Toán, Tiếng Anh chứ vẽ vời làm gì cho tốn thời gian".

Vậy mà cuối năm, tôi xét cho học sinh chưa hoàn thành là từ phụ huynh đến ban giám hiệu can thiệp vào.

"Cô cẩn thận, em mách mẹ quay phim là cô bị đuổi việc"

Trong việc dạy dỗ học sinh, giáo viên luôn là người chịu áp lực lớn nhất, và cái ngược ngạo hiện nay chính là việc mất tiếng nói chung của giáo viên và học sinh. Không ai khác ngoài phụ huynh là người chịu trách nhiệm của việc này.

Đơn giản, Việt Nam là một nước phương Đông, mặc dầu đã có rất nhiều tiến bộ nhưng nếp sống phương Đông đã ăn sâu vào các bậc phụ huynh. Họ luôn muốn con mình được hấp thụ nền giáo dục cởi mở như của phương Tây, muốn giáo viên phải là người truyền thụ, gây cảm hứng cho con em mình, nhưng họ lại quên mất phương Tây dạy con tự lập từ nhỏ, các thói quen từ ăn uống, vệ sinh cá nhân, học tập các em đều phải tự lập, tự tìm hiểu.

Còn các vị phụ huynh Việt, nhiều người giúp con mang cặp sách tới tận cửa lớp, soạn sách vở cho con thay vì đọc thời khóa biểu và cùng con soạn sách, phục vụ con từ ăn uống, tắm giặt, thay đồ... như một em bé đang còn đi trẻ, cái gì cũng muốn được cô cầm tay chỉ việc, hướng dẫn từng ly từng tí một.

Một lớp 40-50 em học sinh cần cô uốn nắn như vậy, liệu cô có thể luôn tươi cười và yêu thương được không?

Tôi cũng gặp những giáo viên luôn tươi cười, nhưng câu tiếp theo của họ sẽ là "Ôi dào, kệ nó, nó muốn ra sao thì ra, đụng vào một cái mất công bố mẹ nó lại nhảy lên".

Tôi cũng gặp một cô giáo, phụ huynh đem con đến muộn, cầm cặp, xách dép cho con vào tận cửa lớp để căn dặn nọ kia. Cô không cho học sinh vô lớp ngay mà hỏi: "Sao con đi muộn?". Mẹ vọt miệng đáp thay: "Do con đau, con mệt nên đi trễ". Cô nói thẳng: "Không phải để mẹ trả lời, con phải tự trả lời. Con biết vì một lần con chậm trễ thế này lớp bị trừ điểm như thế nào không?". Học sinh biết lỗi và lí nhí xin lỗi cô.

Tiếp đến, đôi dép đang trên tay, người mẹ chỉ vào một chỗ trống trên kệ: "Con nhớ nha, mẹ để dép con vào đây". Cô giáo lấy ra, bắt học sinh tự xếp vào chỗ mà cô đã chỉ rồi mới cho vào lớp.

Người mẹ vẫn chưa yên tâm nên kéo cô lại nài nỉ là lỗi do mình, cô chỉ quay lại nói: "Đi học là việc của học sinh chứ không phải là việc của bố mẹ, nếu cô hỏi, mẹ cần để con tự trả lời, không cần bao biện. Nếu mẹ nói sai lệch để giảm nhẹ lỗi cho con khỏi bị cô la thì lại vô tình khiến con học được thói nói dối, rất không nên".

Người mẹ lại nói: "Xin cô cho trưa đến lớp xúc cho con ăn, chứ con ăn chậm". Cô giáo nói rõ ràng: "Nếu sợ con ăn chậm bị hết phần thì mẹ nên yên tâm, cô giáo chia vẫn đều từng phần. Còn nếu học sinh ăn chậm, giáo viên sẽ cho em ngủ sau".

Tôi cũng từng nghe giáo viên lắc đầu bảo: Học sinh bây giờ dạy không được nữa, ai đời mới học lớp 2, bị cô mắng vì đánh bạn, chọc bạn, em lại quay ra bảo với cô: "Cô cẩn thận, nếu không em về em mách với mẹ là cô đánh em, là cô sẽ bị quay phim chụp ảnh và đuổi việc đấy".

Học sinh không tự nói ra được câu đó mà do phụ huynh, phụ huynh ở nhà cứ nói với con: "Nếu cô/thầy làm gì con, con cứ mách với mẹ, mẹ báo với nhà trường để đuổi việc" nên các em nhỏ mới dần như vậy.

Vậy, bảo thầy cô phải dạy dỗ học trò làm sao?

Ngán ngẩm "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"

Giáo dục các em bây giờ như trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Phụ huynh cứ trăm sự nhờ thầy nhờ cô, nhưng đến trường thấy con mình phải quét cái lớp, lấy khăn lau bàn ăn, khiêng bàn khiêng ghế là lập tức nhảy vào, lăm lăm điện thoại, quay lên để up Facebook, để nói này nọ.

Mỗi lần đi tập huấn, giáo viên muốn giãi bày tâm tư nhưng lần nào cũng phải nhận xét ưu điểm trước, định nói về nhược điểm thì người ta phẩy tay: "Thôi, cái đấy không phải nói, cái đấy các thầy, các cô không cần nhận xét".

Dạy học thì phải tùy vào đối tượng học sinh, tùy vào điều kiện cụ thể của trường lớp, nhưng giáo viên ý kiến nào có ai nghe, một barem rồi cứ ép hết vào như ép đậu phụ.

Theo Tuổi Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 7 phút trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 15 phút trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 42 phút trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 9 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 14 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top