Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần đẩy mạnh công tác dân số vào hương ước, quy ước thôn xóm

Thứ hai, 18:09 08/08/2011 | Đường lối - Chính sách

GiadinhNet - Bởi nội dung công tác Dân số KHHGĐ là liên quan trực tiếp đến mỗi người dân tại các thôn, bản.

Ảnh minh họa
Trong những năm gần đây, cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, các hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư đã góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, điều chỉnh các mỗi quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng đòng dân cư ở cơ sở trên địa bàn toàn huyện.

Hiện nay thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là cơ sở, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước làng văn hoá trên cơ sở thừa kế những mặt tích cực của hương ước cũ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
 
Tại nhiều địa phương, hương ước, quy ước mới không những góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cuộc vận động gìn giữ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, thực hiện chính sách Dân số/KHHGĐ, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm hành chính trong nhân dân, xoá đói, giảm nghèo...

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở một số nơi chưa được tiến hành một cách thực sự dân chủ, mới chỉ là công việc của một số tổ chức, một số người, chưa có sự phê duyệt của chính quyền.
 
Nội dung hương ước, quy ước còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh đúng tình hình, đặc điểm kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hoá, tập tục của từng địa phương. Nhất là việc quy định thực hiện chính sách Dân số/KHHGĐ còn chung chung, chưa cụ thể hóa các tiêu chí cần có.

Để thực hiện tốt Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và KHHGĐ; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/2/2005 của Bộ Chính trị, nhận thấy việc đưa một số tiêu chí quan trọng trong lĩnh vực Dân số-KHHGĐ vào hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm là việc làm cần thiết để mọi người dân thực hiện tốt chính sách Dân số-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước.
 
Trong những năm qua việc triển khai xây dựng hương ước, quy ước ở các làng, bản, thôn, xóm đã được tiến hành với sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, có sự phối hợp với các ban, ngành chặt ché, Ban chỉ đạo UBND các cấp đã rà soát, chấn chỉnh, bãi bỏ các nội dung trái pháp luật, bổ sung cho phù hợp với phong tục tập quán và tình hình thực tiễn của địa phương, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ  những bất hợp lý, những phát sinh do quá trình vận động của xã hội.
 
Do vậy trong quy trình soạn thảo cũng như trong quá trình thực hiện điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn là tất yếu. Tham khảo một số hương ước, quy ước chúng ta thấy đã đạt được một số quy định, về hình thức cũng như nội dung đề ra, đa số các bản hương ước đã đề ra các nội dung phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trong đó quy định các quy tắc ứng xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
 
Về chính sách Dân số cũng được đa số làng, bản đưa vào hương ước nhưng tiêu chí còn chung chung, chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu của nội dung của công tác Dân số KHHGĐ, chưa nêu cụ thể Dân số là gì? Gia đình là gì? Và cần như thế nào đúng theo tinh thần các văn bản chính sách Dân số KHHGĐ trong giai đoạn mới, về hình thức thể hiện các hương ước cũng cần chặt chẽ hơn giữa các chương, điều, các tiêu chí chủ yếu về Dân số chúng ta cần quan tâm và bổ sung, cần tập hợp thành chương riêng.
 
Bởi vì nội dung công tác Dân số KHHGĐ là liên quan trực tiếp đến mỗi người dân tại các thôn, bản. Bởi vậy trong thời gian tới những quy định về công tác Dân số KHHGĐ cần đưa vào hương ước, quy ước của làng, bản cần cụ thể hơn để các ban, ngành, đoàn thể và mọi người dân dễ hiểu và dễ thực hiện.
 
Hồ Sỹ Lực
Phó giám đốc Trung tâm Dân số/KHHGĐ huyện Anh Sơn (Nghệ An)
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 5 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top