Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng thảo dược trị ho cho trẻ nhỏ có thực sự an toàn

Thứ sáu, 08:00 23/09/2016 | Sống khỏe

Ho là triệu chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ thậm chí phải sử dụng thuốc ho mỗi tháng. Do đó, tính an toàn của thuốc ho cần được các bậc cha mẹ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho trẻ.

Mặc dù thảo dược trị ho được ưu tiên sử dụng hơn các loại thuốc ho hóa dược nhưng không phải 100% thảo dược đều an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau đây là một số lưu ý giúp cha mẹ sử dụng thảo dược trị ho cho bé hiệu quả và an toàn.

Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào cũng là thực phẩm an toàn, đặc biệt là với trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi). Đối với trẻ dưới 1 tuổi, do hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ cho nên mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.

Không nên dùng mật ong cho trẻ sơ sinh
Không nên dùng mật ong cho trẻ sơ sinh

Khoảng 5% nguồn mật ong trên thị trường chứa các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc. Khi xâm nhập vào bụng trẻ bào tử sẽ phát triển và sản xuất độc tố toxin, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc hoặc có thể là những bệnh lý trầm trọng. Với người lớn hoặc trẻ lớn, do sức đề kháng của cơ thể cao nên ít khi bị nặng, các dấu hiệu ngộ độc thường nhẹ nên có thể không phát hiện mật ong có chứa nguồn độc tố. Trong khi đó, trẻ sơ sinh bị ngộ độc từ mật ong có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe trong những năm đầu đời và kéo dài về sau.

Một số loại tinh dầu thảo dược chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi

Tinh dầu thảo dược cũng thường được sử dụng để massage, tắm hoặc trị ho, cảm cúm cho trẻ em. Trong đó các tinh dầu hay được sử dụng là tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol. Tinh dầu bạc hà nếu được bôi trực tiếp vào mũi hay nhỏ vào họng trẻ nhỏ có thể gây ức chế hô hấp và tuần hoàn dẫn đến ngừng thở và ngừng tim. Đã có những trường hợp trẻ phải cấp cứu trong tình trạnh hôn mê sâu, tim và phổi gần như ngừng hoạt động do sử dụng tinh dầu trị ho, cảm.

Một số loại tinh dầu không dùng được cho trẻ nhỏ
Một số loại tinh dầu không dùng được cho trẻ nhỏ

Một số chế phẩm thuốc ho chứa tinh dầu bạc hà cũng nên được thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị ho không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

Đa số thực phẩm chức năng mặc dù có nguồn gốc là thảo dược tương tự với thuốc ho thảo dược nhưng được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi do chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh.

Vì vậy cha mẹ cần lưu ý phân biệt thuốc ho thảo dược và thực phẩm chức năng để có lựa chọn đúng cho trẻ. Sau đây là 3 tiêu chí khác biệt giữa thuốc ho thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho :

Tiêu chí

Thuốc ho thảo dược

(dạng si rô, dạng gói liquid…)

Thực phẩm chức năng

(si rô ho, viên ngậm ho …)

Công bố trên nhãn (vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng)

Là thuốc điều trị. Các bệnh lý điều trị được ghi trong mục “chỉ định”

Là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị.

Kiểm nghiệm tác dụng điều trị ho

Phải kiểm nghiệm tác dụng của chính sản phẩm trên bệnh nhân (thử nghiệm lâm sàng).

Không yêu cầu chứng minh tác dụng lâm sàng trên chính sản phẩm.

Sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dùng được cho trẻ sơ sinh nếu có chỉ định và hướng dẫn sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên nhãn công bố của sản phẩm.

Thường có khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì chưa có nghiên cứu.

Để trị ho cho bé hiệu quả, cha mẹ nên chú ý tìm ra căn nguyên gây ho cho trẻ. Trong trường hợp bé có dấu hiệu bệnh nặng, cần đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Khi điều trị ho cho bé bằng thảo dược cần cân nhắc loại thuốc ho thảo dược được phép dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

THUỐC HO PROSPAN – Thuốc ho cho cả gia đình – Thuốc ho dùng được cho trẻ sơ sinh.

Prospan ® duy nhất sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, CHLB Đức - Nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam duy nhất bởi Tập đoàn Dược phẩm SOHACO.

Thông tin chi tiết xem thêm tại website : http://prospan.com.vn/

Hoặc facebook: SiroHoProspan.VietNam

Dược sĩ tư vấn thuốc: 094.240.8866

Kể từ 15/8/2016, Prospan ® thay đổi bao bì mới với hình ảnh lá thường xuân xanh 3D trên vỏ hộp (thống nhất hình ảnh tại CHLB Đức và Việt Nam) để phân biệt với sản phẩm nhái và sản phẩm xách tay không rõ nguồn gốc. Thông tin nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và phân phối được in trực tiếp trên vỏ hộp bằng tiếng Việt để giúp người dùng dễ dàng kiểm tra.

Hoạt chất: Cao khô lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum siccum) Chiết xuất Lá thường xuân theo quy trình đặc biệt của EA (Engelhard Arzneimitel GmbH&Co.KG, CHLB Đức). Chỉ định: Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định: Những trường hợp bất dung nạp fructose.Thận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Liều dùng và cách dùng: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5 ml x 3 lần/ ngày; Trẻ ở độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): 5ml x 3 lần/ngày; Người lớn: 5 – 7,5 ml x 3 lần/ngày. Lắc kỹ trước khi sử dụng. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 37 phút trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 3 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 8 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 10 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top