Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dựng nhà cổ báo đáp tổ tiên

Thứ sáu, 10:00 26/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Để báo hiếu với ông bà, cha mẹ, nhiều người con thành đạt nơi thành phố đã không tiếc tiền về quê dựng những căn nhà cổ có giá hàng tỷ đồng. Đó là những căn nhà mà ông bà, bố mẹ họ đã từng một thời mơ ước mà không thể làm được…

Dựng nhà cổ báo đáp tổ tiên  1

Căn nhà cổ 8 mái trị giá 40 tỷ đồng của ông Hậu ở Hưng Yên khi chưa hoàn thiện.

Tiền tỷ cho nhà giả cổ

Trên khuôn viên hàng mấy hecta đất ở Hưng Yên, một đại gia đã dựng lên ngôi nhà cổ tiêu tốn hàng chục tỷ đồng để báo hiếu tổ tiên. Chủ nhân của ngôi nhà cổ này là ông Bùi Văn Hữu. Nhà ông Hữu được làm theo lối nhà cổ của vùng Đồng bằng Bắc bộ, gọi là nhà kẻ truyền. Đây là ngôi nhà cổ 3 gian, 2 chái, 8 mái được làm bằng gỗ lim 100%.

Anh Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Công ty Nội thất Trường Giang (Định Công – Hà Nội), người dựng ngôi nhà cổ này cho biết: Để làm ngôi nhà này, ông Hữu đã phải bỏ ra hàng năm trời tìm hiểu về nhà cổ. Cùng với người thiết kế riêng của mình, ông đã chọn một ngôi nhà thuộc hàng quan tước thời xưa, thiết kế và làm mới. Căn nhà được làm hoàn toàn theo lối kiến trúc cổ ngày xưa. 

Theo anh Việt, ngôi nhà gỗ cổ của ông Hữu “ngốn”  khoảng 200 m3 gỗ lim, dành riêng làm nơi thờ cúng. Bên cạnh là khu biệt thự. Tổng chi phí cho toàn bộ khu nhà lên đến 40 tỷ đồng.

Không nhiều tiền như vị đại gia này nhưng anh Nguyễn Văn Thìn ở Chàng Sơn, (Thạch Thất, Hà Nội) cũng xây một căn nhà gỗ cổ 3 gian thông nhau để làm nơi thờ cúng. Căn nhà cổ của anh Thìn được làm bằng gỗ xoan, cũng được thiết kế theo lối nhà kẻ truyền của người dân Đồng bằng Bắc bộ. Nhà mái ngói, gỗ được chạm khắc tinh xảo, có mành che trước hiên y hệt ngôi nhà xưa. Gian giữa để thờ. Gian bên trái đặt một bộ bàn ghế làm nơi uống nước tiếp khách. Vuông góc với ngôi nhà cổ này là một căn nhà 2 tầng, dùng làm nơi  ở và sinh hoạt của gia đình anh.

Anh Thìn cho biết, bố anh đã mất hơn chục năm nay. Mẹ anh, bà Nguyễn Thị Màn đã 85 tuổi. Anh xây ngôi nhà này vừa làm nơi thờ phụng, cũng là một cách để báo hiếu mẹ. “Mẹ tôi già không thể leo cầu thang được nên tôi mới xây ngôi nhà này. Nhà cổ có ưu điểm là thoáng, mát. Ngồi trong nhà có thể nhìn ra sân vườn. Cảm giác được ở giữa thiên nhiên sẽ làm cho con người ta cảm thấy được thư giãn, yêu đời. Đặc biệt đối với người già thì được ở trong một không gian của ngôi nhà cổ là lý tưởng nhất. Vợ chồng con cái đi  làm, đi học cả ngày nên có một ngôi nhà yêu thích cho mẹ già là điều mà tôi mong ước hàng chục năm trời, tích cóp nhiều năm mới làm được cho  mẹ”, anh Thìn nói.

Theo anh Thìn, giống như các ngôi nhà cổ khác, gian thờ là nơi quan trọng nhất. Trước bàn thờ là chiếc sập gụ. Chiếc sập này không phải là nơi để nằm mà là nơi bày cỗ mặn. Bởi theo phong tục xưa của người Việt, trên bàn thờ là nơi để bát hương, bài vị, ảnh và hương hoa quả chứ tuyệt đối không bày cỗ mặn lên trên. Toàn bộ chi phí để xây ngôi nhà của anh tốn gần 2 tỷ đồng.

Cũng là ngôi nhà gỗ trị giá 2 tỷ đồng nhưng gia đình ông Lập, bà Thất ở Ngã ba Phủ lỗ (Đông Anh – Hà Nội) lại dựng theo lối nhà thủy đình. Ngôi nhà được dựng lên trên hồ nước, trông xa như một chiếc thuyền ngự của vua ngày xưa.  Ngôi nhà gỗ này chỉ dành để nghỉ ngơi, tiếp khách, được xây dựng trên khuôn viên nhà vườn 5000 m2 đất của gia đình.
 
Dựng nhà cổ báo đáp tổ tiên  2

Nhà thủy đình của ông Lập ở Đông Anh (Hà Nội) làm bằng gỗ xoan chi phí 2 tỷ đồng. Ảnh: T.G

Không bao giờ lỗi mốt

Theo anh Việt, giá cả cho một căn nhà giả cổ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là chất lượng gỗ, sau đó là những yêu cầu về lề lối, kỹ nghệ khắc chạm trên gỗ, sau nữa là số lượng gỗ tiêu tốn nhiều hay ít…Nếu căn nhà thuộc loại gỗ tứ thiết (đinh, lim, sến, táu) thì giá cả đắt, còn nếu làm bằng gỗ xoan hay các loại gỗ rừng trồng thì rẻ hơn. Nhưng rẻ nhất như xoan cũng phải trên dưới 1 tỷ đồng.

“Nhìn chung giá cả tùy thuộc vào “độ chơi” của từng chủ nhân. Trung bình giá một ngôi nhà gỗ 3 gian bình thường bằng gỗ xoan sẽ là 1 tỷ. Nhưng cũng ngôi nhà đó mà làm theo lối cổ sẽ lên đến 2 tỷ đồng. Tương tự nhà thường bằng gỗ mít là 2 tỷ thì theo lối cổ phải là 2,5 tỷ đồng. Đắt nhất là nhà bằng gỗ lim. Một căn nhà bằng gỗ lim được dựng theo lối cổ giá rẻ nhất là 3,5 tỷ đồng”, anh Việt nói.

KTS Nguyễn Giang, giám đốc một công ty gỗ cho rằng: “Không phải ai cũng có thể “chơi” nhà giả cổ. Nó đòi hỏi người chủ phải có một tầm văn hóa nhất định để hiểu về lề lối, kiến trúc. Sở dĩ nhà giả cổ được nhiều người yêu thích vì nó gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt của người Việt. Hơn nữa xét về mặt bền vững và kinh tế thì cũng ưu việt hơn nhà Tây. Thực tế, nhà gỗ càng ở càng có giá trong khi nhà Tây chỉ một vài năm là lỗi mốt”.
 
Dựng nhà cổ báo đáp tổ tiên  3

Một căn nhà gỗ đang trong quá trình dựng ở Đông Anh.

Cách báo hiếu tổ tiên

Gần 20 năm gắn bó với nghề, anh Việt đã làm khá nhiều căn nhà giả cổ rải dọc từ Bắc vào Nam. Gọi là giả cổ nhưng thực chất “cổ” hoàn toàn từ lối kiến trúc cho đến những chi tiết nhỏ nhất như chạm, khắc, trổ hoa văn trên gỗ.

Trong giới chơi nhà cổ thường chia ra làm ba loại: Nhà kẻ truyền Bắc bộ, nhà rường Huế, nhà cổ Nam bộ. Mỗi loại nhà lại tượng trưng cho một kiến trúc và văn hóa riêng. Tuy nhiên hiện nay nhà cổ theo lối Bắc bộ được ưa chuộng nhất và phổ biến ở các tỉnh, thành là Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc …

Nhà cổ theo lối Bắc bộ còn được gọi là nhà kẻ truyền. Đây là dạng nhà 3 gian, hai chái (buồng). Gian giữa là nơi đặt bàn thờ. Hai chái thường được làm to hơn gấp rưỡi gian thờ để làm nơi ăn uống khi gia đình công to việc lớn, có giỗ chạp lễ, Tết.

Anh Việt cho biết, đa số những khách hàng mà anh đã từng làm nhà cổ cho họ đều thuộc hàng khá giả. Họ là những người đã từng có tuổi thơ nghèo khổ. Rồi vì khốn khó họ phải tìm cách đi xa để làm ăn. Khi rời bước quê hương, ngôi nhà của bố mẹ, nơi họ đã sinh ra và lớn lên chỉ là nhà tranh vách nứa. Họ đã từng phải trải qua nhiều thăng trầm vất vả, nhưng nhờ có chí lớn mà đã thành công nơi đất khách quê người. Đến khi thành công, có người còn bố còn mẹ, có người không, nhưng họ đều hướng về quê cha đất tổ bằng cách làm một căn nhà thật đẹp.

Chủ một căn nhà cổ ở Hà Nội, là đại gia trong kinh doanh tâm sự rằng: Việc làm nhà cổ ở quê chủ yếu là để đền đáp công ơn của bố mẹ, muốn làm rạng danh cho dòng họ tổ tiên của nhà mình. Khi còn nghèo phải sống trong một ngôi nhà nhỏ lúc nào cũng mơ được sống trong ngôi nhà khang trang đẹp đẽ hơn. Do vậy, việc làm một ngôi nhà cổ ngay trên chính mảnh đất hương hỏa của cha ông là việc cần làm khi đủ điều kiện. “Tôi tin đó chính là ngôi nhà mà cụ kỵ mình, ông bà mình và bố mẹ mình mơ ước mà không thể có được vì đói nghèo. Khi mình không phải lo cái ăn cái mặc nữa thì nghĩ đến cha ông cũng là việc cần làm. Làm được ngôi nhà cổ đó thì lương tâm của mình cũng thấy thoải mái, vì mình đã báo hiếu được cho bố mẹ, ông bà và tổ tiên”, vị này nói.

Xuất phát từ tâm niệm đó nên hầu hết những người con thành đạt như vị đại gia này đã xây nhà cổ để làm nơi thờ cúng của gia tộc. Nếu nhà còn bố, còn mẹ có thể bố trí một gian trong ngôi nhà cổ đó để họ ngủ, nghỉ và an dưỡng tuổi già.
Khê An
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự thật bất ngờ nam thanh niên giao hàng 'bịa chuyện' bị đánh ngất, cướp tài sản trong đêm

Sự thật bất ngờ nam thanh niên giao hàng 'bịa chuyện' bị đánh ngất, cướp tài sản trong đêm

Pháp luật - 15 phút trước

GĐXH - Do không có tiền để trả nợ, Đỗ Văn Đ. đã bịa chuyện bản thân bị một nhóm thanh niên lạ mặt đánh ngất để cướp tiền giao hàng cũng như tiền lương của mình. Tuy nhiên, sau đó nam thanh niên này đã đến cơ quan công an thừa nhận việc mình báo tin giả.

Bắt tạm giam một Vụ trưởng Vụ pháp chế về tội 'Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước'

Bắt tạm giam một Vụ trưởng Vụ pháp chế về tội 'Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước'

Pháp luật - 26 phút trước

GĐXH - Vụ trưởng Vụ pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội bắt tạm giam về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”.

Từ ngày 1/7/2024, quy định mới liên quan đến thẻ căn cước có gì thay đổi?

Từ ngày 1/7/2024, quy định mới liên quan đến thẻ căn cước có gì thay đổi?

Đời sống - 42 phút trước

GĐXH - Đại diện Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết, từ ngày 1/7, dữ liệu mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại cơ quan công an.

Cẩn trọng với trào lưu 'chữa lành' đang rầm rộ hiện nay

Cẩn trọng với trào lưu 'chữa lành' đang rầm rộ hiện nay

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - 'Chữa lành' hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là healing, là thuật ngữ thể hiện các biện pháp trong việc phục hồi sức khỏe, cảm xúc, tâm lý, tình cảm con người. Thuật ngữ này ngày càng phổ biến và trở thành trào lưu trong vài năm trở lại đây.

Nữ sinh 20 tuổi, quê Vĩnh Phúc, kiếm thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng

Nữ sinh 20 tuổi, quê Vĩnh Phúc, kiếm thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng

Giáo dục - 1 giờ trước

Khởi nghiệp từ năm lớp 7, đến nay, Lê Thị Minh Tuyết có thu nhập đạt con số hơn 100 triệu đồng/tháng dù cô mới chỉ là sinh viên năm hai.

Điệp khúc thời tiết khiến người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm trong ngày hôm nay

Điệp khúc thời tiết khiến người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm trong ngày hôm nay

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa to ở nhiều nơi và có thể xảy ra bất chợt. Lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, có nơi trên 100m. Cần đề phòng hiện tượng ngập úng và sạt lở đất có thể xảy ra.

Tin sáng 9/5: Lộ địa điểm đắt đỏ tổ chức lễ đính hôn của Midu; Nắng nóng sẽ quay lại miền Bắc vào ngày nào?

Tin sáng 9/5: Lộ địa điểm đắt đỏ tổ chức lễ đính hôn của Midu; Nắng nóng sẽ quay lại miền Bắc vào ngày nào?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Lễ đính hôn riêng tư của Midu và chồng thiếu gia là một resort có không gian lãng mạn tại Đà Lạt; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định về thời tiết nhiều ngày tới...

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Giáo dục - 3 giờ trước

Bộ trưởng GD&ĐT đã ký quyết định công nhận Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Đức Sơn.

Bộ Công an đề xuất quy định liên quan đấu giá biển số xe

Bộ Công an đề xuất quy định liên quan đấu giá biển số xe

Đời sống - 4 giờ trước

Bộ Công an đề xuất số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá và chi phí khác, được nộp vào ngân sách.

Sau tiếng nổ lớn, quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội

Sau tiếng nổ lớn, quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội

Thời sự - 4 giờ trước

Sau tiếng nổ lớn, một quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội, nhiều người hốt hoảng chạy thoát thân.

Top