Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng gạo lứt chữa bệnh: Sai lầm có thể trả bằng tính mạng!

Thứ sáu, 08:00 09/09/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vì quá tin vào công dụng chữa bệnh của gạo lứt mà nhiều người đã phải nhận hậu quả xấu, thậm chí phải trả bằng cả… tính mạng.

Trường hợp của chị Thu Yến (Quảng Ninh) chia sẻ trên báo SKĐS là một trong những trường hợp điển hình. Mẹ chị bị mắc ung thư dạ dày được bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán là giai đoạn sớm, chỉ cần phẫu thuật là có thể khỏi hoàn toàn. Nghe nói phải phẫu thuật mẹ chị đã rất sợ và nằng nặc đòi về nhà tự chữa.

Thấy bà bạn mách chỉ cần ăn các loại gạo lứt huyết rồng, gạo thảo dược... là có thể trị được ung thư dạ dày, mẹ chị đã chuyển sang ăn cơm gạo lứt, thậm chí uống nước gạo lứt thay cho nước lọc hàng ngày. Khoảng vài tháng sau thấy mẹ sụt cân nhiều, người yếu hơn chị khuyên mẹ đừng ăn gạo lứt nữa, song mẹ chị nhất quyết không nghe.

Cho đến một ngày mẹ chị đau bụng nôn ra máu, chị vội đưa mẹ vào bệnh viện cấp cứu thì không thể tin nổi khi nghe bác sĩ nói bệnh ung thư dạ dày đã di căn và hết cách chữa. “Tôi đã ân hận vô cùng, nếu thuyết phục mẹ chữa bệnh ngay từ sớm thì đâu đến nỗi sắp mất mẹ thế này...” – chị Yến vừa nói, vừa khóc.

Mẹ của chị Thu là một trong số rất nhiều trường hợp, do tin vào tác dụng chữa bệnh của gạo lứt mà bỏ lỡ đi cơ hội chữa bệnh của mình.


Gạo lứt không có tác dụng chữa bệnh như nhiều người vẫn kỳ vọng. Ảnh minh họa.

Gạo lứt không có tác dụng chữa bệnh như nhiều người vẫn kỳ vọng. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia, gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.

Không thể phủ nhận được những lợi ích của gạo lứt, tuy nhiên chúng ta nên sử dụng gạo lứt ở việc hỗ trợ phòng bệnh. Cần phải hiểu rằng gạo lứt cũng như gạo bình thường, chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng. Nếu chúng ta dựa vào gạo lứt để chữa bệnh mà lơ là việc điều trị bệnh sẽ làm bệnh ngày một trầm trọng hơn, vì chỉ ăn một loại thực phẩm trong thời gian dài sẽ rối loạn dinh dưỡng và suy yếu sức đề kháng vì gạo lứt tuy giàu vitamin và khoáng chất nhưng không chứa chất đạm và chất béo.

Trong khi đó, dinh dưỡng của một người bình thường, chưa kể tới người bị bệnh ít nhất cần phải đầy đủ các nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng của cơ quan trong cơ thể. Chính vì thế gạo lứt hỗ trợ về mặt nào đó trong việc điều trị bệnh không thể thay thế được thuốc chữa bệnh.

Dưới đây là những công dụng đáng ghi nhận của gạo lứt đối với sức khỏe:

Hỗ trợ giảm cân

Gạo lức cung cấp các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lức cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.

Tốt cho đường tiêu hóa

Gạo lức chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì sức khoẻ và giúp việc đào thải phân một cách đều đặn; làm khuây khỏa và trợ giúp sức khoẻ đối với những người bị hội chứng ruột dễ kích thích và bệnh đường ruột dễ kích thích, đồng thời cải thiện một cách tự nhiên hệ vi sinh vật trong đường ruột.

Giảm cholesterol xấu

Dầu trong gạo lứt được biết là giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể. Nó cũng giúp tăng HDL cholesterol tốt. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim.

Giúp đẹp tóc, đẹp da

Một chén gạo lứt có khoảng 1,2 mg kẽm. Kẽm thúc đẩy mái tóc khỏe mạnh và da tươi sáng. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về mụn trứng cá và mụn trên da.


Cần ngâm gạo lứt ít nhất 25-30 phút trước khi nấu. Ảnh minh họa.

Cần ngâm gạo lứt ít nhất 25-30 phút trước khi nấu. Ảnh minh họa.

Cách nấu cơm gạo lứt ngon

Trước khi nấu, ít nhất bạn cũng nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài.

- Đối với nồi cơm điện: Cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, khi ăn cần nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và thơm của gạo.

- Đối với nồi thường: Nấu nước sôi, đổ gạo vào và ¼ muỗng cà phê muối hầm vô nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống, vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.

- Đối với nồi áp suất: Bạn đong gạo/ nước theo tỷ lệ: một gạo một rưỡi nước (đong bằng lon sữa bò) ¼ muỗng cà phê muối hầm, cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Khi nồi xì hơi, tắt lửa, để yên 15 phút. Sau đó nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.

MH (Th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 30 phút trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 58 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 6 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top