Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng chê Bolero, hãy đặt câu hỏi cho người sáng tác

Chủ nhật, 09:26 27/08/2017 | Giải trí

GiadinhNet - Sự bùng nổ Bolero được đổ cho thị hiếu âm nhạc của công chúng dễ dãi mà ít khi đặt câu hỏi cho những người sáng tác. Hãy làm cho Bolero rơi vào thoái trào như nhạc đỏ từng làm trước những năm 75. Khi chưa thể thuyết phục được khán giả nghe dòng nhạc của mình thì Bolero vẫn là cứu cánh.

Ca khúc “Như cái lò” của Khắc Hưng vừa ra mắt đã gây phản ứng dữ dội của công chúng vì ca từ và hình ảnh phản cảm. Ảnh: TL
Ca khúc “Như cái lò” của Khắc Hưng vừa ra mắt đã gây phản ứng dữ dội của công chúng vì ca từ và hình ảnh phản cảm. Ảnh: TL

Nghe Bolero không phải lỗi khán giả mà của người sáng tác

Mỗi trào lưu âm nhạc luôn phản chiếu lịch sử và đời sống con người nên khi nhìn nhận, đánh giá về nó cần đặt trong mối tương quan là bản sắc văn hóa, ý thức hệ của một dân tộc. Nếu không, mọi sự nhìn nhận đều mang đến cái nhìn phiến diện và cực đoan.

Một đất nước trải qua nhiều đau thương, mất mát và chia ly của chiến tranh, đương nhiên đời sống tâm thức cũng sẽ bị dẫn dắt đến sự tương đồng. Đó là nguồn gốc sâu xa của việc vì sao người Việt thích những gì nhẹ nhàng, ủy mị và Bolero là một “cứu cánh” để an ủi, vỗ về.

Việc lên án Bolero và người nghe chỉ đắm đuối với dòng nhạc này sẽ được cho là thiếu cái nhìn thấu đáo. Đa số các ý kiến nhận xét, lên án Bolero là ủy mị, không mang giá trị về nghệ thuật thường chỉ nhìn vào thực trạng của nó mà ít nhìn vào gốc dễ sâu xa. Đó là lý do dẫn đến cái nhìn thiếu thiện cảm, đánh giá thấp Bolero.

Họ đổ cho thị hiếu âm nhạc, rằng người nghe quá dễ dãi mà ít khi đặt câu hỏi cho những người sáng tác. Hãy làm thế nào để Bolero không còn là xu hướng, là sở thích của người nghe. Khi người ta vẫn cần ở nó thì sao lại lên án trong khi bản thân mình chưa thuyết phục họ nghe dòng nhạc của mình? Thay vì lên án thì hãy “kêu” bằng chính tác phẩm của mình. Nếu không làm được thì Bolero sẽ vẫn tồn tại và được yêu mến.

Thế giới vẫn đang nghe Bolero mà không hề bài xích

Một nghịch lý tồn tại là chúng ta luôn tìm mọi cách để tránh những nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại thích nghe những bản nhạc buồn. Đó là lý do trong nghệ thuật, chủ đề về sự mất mát lại được đồng cảm đến vậy. Dù có sự ủy mị, buồn bã, than thân trách phận nhưng hơn hết, ca từ, giai điệu của Bolero là rất "người", rất đời.

Việc cấm 5 ca khúc nhạc xưa vừa qua đã khiến Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phải trả một cái giá quá đắt về sự ấu trĩ trong quản lý, khiến cho Cục đã phải rút lại lệnh cấm và xin lỗi công chúng.

Nên nhớ, Bolero là dòng nhạc được sản sinh từ Mỹ La tinh và cho đến bây giờ họ vẫn chơi, vẫn rất thịnh hành. Dù họ có nhiều thể loại khác ra đời, mới hơn, lạ hơn nhưng với Bolero, họ vẫn nghe và không lên án, bài xích.

Những bản tình ca sang trọng lay động hàng triệu con tim như “Besame Mucho”, “Guantanamera”, “My Heart Will Go On” hay thậm chí “Yesterday” của nhóm nhạc lừng danh Beatles, người ta cho rằng, chúng là những bản Bolero nổi tiếng bậc nhất thế giới, minh chứng cho những đỉnh cao của dòng nhạc được coi như biểu tượng văn hóa đại chúng của các nước Mỹ La tinh.

Là dòng nhạc được du nhập và Việt hóa, nhưng các bài hát Bolero ở Việt Nam đều mang đậm chất dân ca, giai điệu đều, chậm, lời ca vần và dễ thuộc, khác Bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ - nhanh hơn, gần như rumba... Đó là sự Việt hóa thành công của cha ông ta mà nhiều thế hệ đã rất tự hào. Vì chúng ta du nhập nhưng có những sáng tạo riêng, rất Việt.

Từng có giai đoạn, thể loại cổ truyền bị đánh giá là ủy mị sướt mướt (như nhạc tài tử cải lương), ăn chơi sa đọa (như ca trù), phong kiến cổ hủ (như nhã nhạc), mê tín dị đoan (như hát xoan, then)… khiến các nhà nghiên cứu âm nhạc sau này rất vất vả khôi phục.

Cứ nói Bolero là hoài niệm, là quá khứ không nên đắm đuối nhưng ngay cả những dòng nhạc được cho là cách tân, là tân tiến hiện nay ở Việt Nam, thực ra cũng là bắt chước của nước ngoài. Trong khi đó, so với các dòng nhạc hiện nay thì Bolero được cho là dễ nhận diện nhất của nhạc Việt. Người nước ngoài chỉ cần nghe Bolero là biết Việt Nam. Tất nhiên, đằng sau đó không phải là sự tự hào hay đánh giá cao, nhưng ít ra nó mang ý nghĩa nhận diện.

Bolero lúc đầu rất hay. Lam Phương có những bài rất đỉnh, như “Thành phố buồn”, ai viết được xuất sắc về Đà Lạt như thế? Hay “Mưa trên phố Huế”, ai viết được như Minh Kỳ? Đó là những đóng góp rất lớn của Bolero. Nói Bolero ủy mị, thực ra không phải lỗi của Bolero mà do người nghệ sĩ làm quá.

Nhiều ca khúc nhạc trẻ mới đáng lo

Bolero Việt Nam có chỗ đứng trong tâm hồn một số đông người vì nó gần gũi với họ, nói lên tiếng lòng một cách giản dị nhất, không màu mè hoa mỹ. Nghệ thuật suy cho cùng không phải là sự giản dị và gần gũi với con người hay sao?

Những ca từ trong những bài nhạc của các nhạc sĩ Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương, Thanh Sơn, Tô Thanh Tùng... rất trau chuốt, đầy chất thơ mà những bài nhạc trẻ bây giờ hầu như khó lòng đạt đến. Còn nhạc trẻ bây giờ, có ai coi là xu hướng thịnh hành? Đó là lỗi của ngành văn hóa, người sáng tác và biểu diễn. Khi không đáp ứng được nhu cầu của đời sống thì công chúng phải tìm cái thay thế là trở về với những giá trị cũ. Chính sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý và mất cân đối của âm nhạc như lúc này đã tạo ra sự mất động lực sáng tạo của nghệ sĩ, vô tình sản sinh ra cơn khát với nhạc xưa. Nhạc sĩ, ca sĩ thức thời đều đua theo Bolero, vì họ cần phải sống và lại đáp ứng được nhu cầu của số đông.

Nhạc trẻ bây giờ mới đáng lo. Đã có dạo, người ta phát hoảng vì sự bùng nổ hàng loạt các ca khúc: “Như cái lò”, “Nắng cực”, “Ô mai chuối”, “Số nhọ”, “Mất trí nhớ”, “Không cảm xúc”, “Anh không đòi quà”, “Bụi bay vào mắt”, “Mượn xe nhớ đổ xăng”, “Đẹp trai thì mới có nhiều đứa yêu”, “Phiếu bé ngoan”… Do người nghe hay do thiếu những ca khúc xứng tầm đủ tạo thành trào lưu? Một vài cá nhân nổi bật của dòng nhạc trẻ như: Min, Cát Tường, Bích Phương, Khắc Hưng, Trương Thảo Nhi, Lê Thiện Hiếu... chỉ là đơn lẻ, chưa tạo nên một xu hướng đủ mạnh lấn át những giá trị xưa cũ.

Cũng có ý kiến đòi hỏi cao hơn, nhạc sĩ phải là người dẫn dắt công chúng, chứ không phải là chạy theo thị hiếu số đông. Vâng, nếu được thế thì quá tốt. Những người “quyết tử” cho nền âm nhạc Việt Nam là quá ít, số đông nghệ sĩ đều có tư tưởng bươn chải, lo kiếm sống trước để còn lo kinh tế cho gia đình, con cái.

Mọi trào lưu đều mang tính quy luật, âm nhạc cũng vậy. Sau 1975, dòng nhạc trẻ, nhạc ca khúc chính trị, nhạc cộng đồng đầy sinh khí lấn át Bolero, khiến Bolero tự động đi vào thoái trào.

Có thể thị hiếu Bolero hiện tại rồi cũng sẽ nhường chỗ cho một dòng nhạc tân tiến khác. Đến một lúc nào đó, khi công chúng đã bão hòa với những giai điệu và lời ca rên rỉ và một trào lưu mới đủ sức mạnh, Bolero sẽ tự động rút lui. Còn bây giờ, khi chưa làm được điều đó, hãy coi Bolero như một sự tồn tại tất yếu và công bằng để nó chung sống hòa bình bên cạnh các dòng nhạc khác.

Nếu nói Bolero chỉ mang tính hoài niệm thì ngay cả nhạc đỏ, nhạc truyền thống cũng là hoài niệm, là quá khứ. Nó cũng từng được số đông công chúng đón nhận, nhưng đến bây giờ người nghe rất ít mà không chịu bất cứ một sự tác động chủ quan nào từ con người. Ngược lại, nó luôn được khuyến khích và vẫn rất hay. Bởi vì nó không còn phù hợp với bối cảnh đời sống hiện tại. Bolero vẫn còn vì nó cần và thiết thực với công chúng. Mọi sự phủ nhận hay không tôn trọng sự tồn tại của nó đều là đi ngược lại quy luật.

Lê Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tản văn: Về với Pù Luông

Tản văn: Về với Pù Luông

Xem - nghe - đọc - 5 giờ trước

GĐXH - Cảnh vật làm chúng tôi liên tưởng đến phân cảnh kinh điển của Điện ảnh Việt Nam trong bộ phim "Ván bài lật ngửa"...

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Mẹ Hồ Ngọc Hà, bà Ngọc Hương mới đây đã giành huy chương vàng cuộc thi yoga cấp quốc gia. Thành tích của mẹ Hồ Ngọc Hà khiến nhiều người bất ngờ.

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 7 giờ trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 10 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 14 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Ninh Dương Lan Ngọc mới đây đã thông báo tạm hoãn hoạt động showbiz để dành thời gian đi học bên Úc. Sau 14 năm nổi danh với vai Nương của "Cánh đồng bất tận", nữ diễn viên tuổi Ngọ chưa có nhiều đột phá trong nghề.

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

Giải trí - 16 giờ trước

NSND Minh Châu vừa giành giải Diễn viên xuất sắc trong phim "Cu li không bao giờ khóc" tại Liên hoan phim Las Palmas (Tây Ban Nha). Nữ nghệ sĩ cũng vừa lên chức bà ngoại với nhiều cảm xúc.

Top