Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19: Cha mẹ cần chuẩn bị và lưu ý những gì?

GiadinhNet - Sau tiêm vaccine COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn, do đó cha mẹ phải theo dõi sát sao.

Ngày 14/10, Bộ Y tế có công văn cho phép tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi.

Tại Việt Nam, theo thống kê có khoảng 8,1 triệu trẻ từ 12-17 tuổi. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên hôm 12/10 thông tin Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho 95% trẻ trong lứa tuổi này.

Cha mẹ lưu ý gì khi chuẩn bị đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi.

Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Về loại vaccine tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế yêu cầu sử dụng vaccine đã được Bộ phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine.

Các địa phương cũng xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.

Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường).

Cha mẹ lưu ý gì khi chuẩn bị đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 2.

Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng này) theo mẫu.

Đảm bảo phòng dịch khi đi tiêm vaccine

Việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7 của Bộ Y tế.

Theo đó, sau khi đăng ký tiêm vaccine theo hướng dẫn, để đảm bảo phòng chống dịch, người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: khai báo y tế trước khi vào điểm tiêm chủng, đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Cùng đó, người đến điểm tiêm cần hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng và đảm bảo khoảng cách theo quy định.

Sau khi hoàn thành phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 (do người giám hộ ký), người đi tiêm sẽ được khám sàng lọc theo các bước đã được Bộ Y tế hướng dẫn. Người giám hộ, người đi tiêm cần khai báo, cung cấp thông tin sức khoẻ trung thực, đẩy đủ.

Nếu đủ điều kiện tiêm chủng, người đi tiêm được hướng dẫn đối tượng đến khu vực tiêm. Người tiêm chủng và người giám hộ được tư vấn về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vaccine và giải thích những sự cố bất lợi có thể gặp sau tiêm chủng.

Tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vaccine dùng để tiêm, thông tin theo dõi sau tiêm cũng được nhân viên y tế thông báo cho người đi tiêm và người giám hộ. 

Nếu đối tượng không đủ điều kiện tiêm thì nhân viên y tế sẽ tư vấn để chuyển cơ sở tiêm chủng hoặc ra về.

Sau tiêm vaccine COVID-19, cha mẹ đặc biệt chú ý trẻ không nên vận động mạnh

Trao đổi với PV Giadinh.net.vn, BS Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết việc sàng lọc những trường hợp trẻ có bệnh nền, có tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc, vaccine hay bất kỳ dị nguyên nào khác trước khi tiêm vaccine là rất quan trọng. Tinh thần chung là tất cả các loại vaccine đều phải thận trọng, không riêng vaccine COVID-19.

Ngoài ra, sau tiêm vaccine COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. Bản thân các em cũng không nghĩ những bất thường đó có nguyên nhân do vaccine.

“Khi tiêm vaccine, cơ thể tiêu thụ năng lượng rất lớn khiến bản thân bị mệt. Nếu thêm việc vận động mạnh, chạy nhảy quá mức thì cơ thể càng mệt hơn. Vì thế khi đưa trẻ đi tiêm vaccine COVID-19 về, người lớn phải dặn dò, hạn chế hoạt động của trẻ để kiểm soát, phát hiện sớm các bất thường về tình trạng sức khỏe” - BS Thái nói.

Con có các dấu hiệu này sau tiêm vaccine, cha mẹ cần liên hệ y tế ngay

Người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong thời gian 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu, nếu thấy một trong các dấu hiệu sau cần thông báo cho nhân viên y tế ngay.

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Bộ Y tế: Tiêm trước vaccine COVID-19 cho trẻ 16-17 tuổi  trong tháng 10, không tiêm trộnBộ Y tế: Tiêm trước vaccine COVID-19 cho trẻ 16-17 tuổi trong tháng 10, không tiêm trộn

GiadinhNet - Lên kế hoạch, triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi rồi hạ dần độ tuổi và mỗi trẻ chỉ tiêm 1 loại vaccine, Bộ Y tế nêu rõ trong công văn ngày 14/10.



Thu Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 21 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 23 giờ trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Top