Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đột quỵ, “3 giờ vàng” để cứu mạng

Thứ năm, 08:00 24/03/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời gian gần đây, các bác sĩ liên tục cảnh báo nạn đột quỵ ngày càng trẻ hóa, nhưng nhiều người trẻ chưa coi trọng và đã gặp họa.

Bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Ảnh: T.G
Bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Ảnh: T.G

“Mệt muốn nằm nghỉ” rồi lịm luôn

Nhà văn Tường Vân ở TP Hồ Chí Minh, 5 năm trước đã bị đột quỵ nhẹ, gần đây chị bị tái phát và thường xuyên vào bệnh viện. Vì thế chị đã dán trước bàn làm việc câu: “Từ bi với bản thân cũng là bồ tát hạnh” để nhắc nhở mình làm việc điều độ, yêu quý bản thân.

Võ sĩ - đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu là một người khỏe mạnh, sau khi rời phòng dựng bộ phim 3D đầu tay đã ra đi khi mới 37 tuổi. Cái chết của anh làm nhiều người tiếc nuối. Người thân của anh cho hay, hôm đó đi làm về anh kêu mệt, buồn ngủ và đi nằm. Khi vợ anh vào đánh thức thì thấy người đã lạnh toát, vội vã cùng mọi người đưa vào bệnh viện. Sau 2 giờ các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng anh đã không qua khỏi.

Mới đây, nhạc sĩ Lương Minh - Phó ban văn nghệ Đài THVN cũng bất ngờ bị đột quỵ và qua đời. Thông tin cho biết, chiều hôm trước anh vẫn có mặt chỉ đạo buổi tổng duyệt của chương trình The Remix - Hòa âm ánh sáng, được phát sóng trên VTV3 vào tối 28/2.

Do tình trạng hiện nay có quá nhiều người trẻ mắc đột quỵ, các bác sĩ đã đưa ra lời cảnh báo cho những vận động viên thể thao, người có thể lực tốt, người làm việc với cường độ cao… nếu thường xuyên làm việc gắng sức, không để ý dấu hiệu cảnh báo của cơ thể dễ dẫn đến đột quỵ mà không biết.

Ai dễ bị đột quỵ?

Theo BS Nguyễn Trung Anh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ai cũng có thể bị đột quỵ, tuổi cao nguy cơ nhiều hơn, phụ nữ dễ bị đột quỵ hơn nam. Những người cao huyết áp, những người uống rượu bia, phụ nữ hơn 35 tuổi kèm tăng huyết áp, phụ nữ có thai, người béo phì, đái tháo đường, bệnh lupus, chứng đau nửa đầu, uống thuốc ngừa thai hay điều trị hormone thay thế... đều có thể tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Những người làm công việc tỉ mỉ, tính toán, dễ xúc cảm, luôn phải đối phó với các tác nhân tâm lý (căng thẳng, hồi hộp, lo âu, bi quan, chán nản)… khiến tăng axit uric trong máu (tăng axit uric trong máu lên đến 7mg%) dễ gặp nguy cơ tai biến xơ vữa động mạch tăng gấp đôi.

Đưa đến viện càng sớm càng tốt

PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM và đồng nghiệp đã có công trình nghiên cứu cho thấy, hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mắc mới, trong đó gần 11.000 người chết và nhiều người bị dị tật do không được sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời. Đặc biệt 40% thân nhân bệnh nhân không hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu cảnh báo.

Người bị đột quỵ có thể ngã đột ngột bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang làm việc, sinh hoạt bình thường. Nhưng khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu, choáng váng, ngã quỵ, méo miệng… người thân dễ bị nhầm là trúng gió, đau tim mà cứ tốn thời gian cạo gió, xoa dầu, vắt chanh... sẽ khiến bệnh nhân dễ bị di chứng nặng nề, thậm chí tử vong vì lỡ mất khoảng “thời gian vàng” 3 giờ đầu tiên sau khi bệnh khởi phát.

Theo BS Nguyễn Trung Anh, 3 giờ đầu là “thời gian vàng” để cấp cứu đột quỵ, tránh di chứng và tử vong. Người dân không nên sơ cứu gì ở nhà, hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở bệnh viện càng sớm càng tốt, bởi mỗi phút không được điều trị đặc hiệu thì khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Tới bệnh viện càng chậm, các tế bào thần kinh vùng não bị tai biến và cận kề càng hư hại, tàn phế khó phục hồi…

PGS.TS BSCK2 Nguyễn Văn Liệu, Phó Chủ nhiệm khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo: Khi người nhà bị đột quỵ, tuyệt đối không sợ, không cấp cứu bằng cách cạo gió, xức dầu; chích máu đầu ngón chân, tay… hoặc di chuyển bệnh nhân quá mạnh. Hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa nơi thoáng mát và nhanh chóng gọi cấp cứu, để không lỡ mất “thời gian vàng”. Cố gắng giữ thông thoáng để bệnh nhân thở và đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tới viện, các bác sĩ có thể dùng thuốc giúp làm tan những cục máu đông, nhưng thuốc này chỉ phát huy hiệu quả tốt trong 3 giờ đầu sau khởi phát đột quỵ. Hoặc dùng phương pháp tiêu sợi huyết qua đường động mạch trong khoảng 3 giờ vàng đã cứu được nhiều bệnh nhân, không để lại di chứng. Phương pháp chọc hút cục máu đông cũng chỉ có tác dụng trong khoảng 6 - 8 giờ kể từ lúc đột quỵ khởi phát.

Đột quỵ ngoài di chứng, rất dễ bị tái phát. Do đó cần chăm sóc bệnh nhân chu đáo, động viên bệnh nhân ăn uống, luyện tập, ổn định tinh thần, tâm lý để bệnh nhân không bị trầm cảm, cô đơn, buồn bực vì rất dễ tái phát bệnh.

Cần đưa người thân đến bệnh viện sớm khi có các dấu hiệu:

- Mặt phía dưới đôi khi bị tê, cứng 1/2 hoặc 1/4, hoặc đột ngột bị mất cân xứng, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi, má bên yếu rũ xuống… Bệnh nhân cười sẽ méo rõ hơn.

- Tay bị tê mỏi, dần thao tác vụng về cả khi gắp món ăn, viết…

- Chân đi dễ vấp ngã, bước khó và nặng hơn bình thường, nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép...

- Nói đớ, khó nói hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê. Hãy nói vài câu đơn giản, nếu thấy bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn, phải gắng sức khi nói… là dấu hiệu cảnh báo.

- Nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ, chậm hiểu bất thường… Phụ nữ bị nấc cụt, kèm đau ngực bất thường - là dấu hiệu cảnh báo sớm.

Các dấu hiệu cảnh báo có thể kéo dài hoặc thoáng qua, hoặc xuất hiện cùng lúc, hoặc chỉ vài dấu hiệu, hãy sớm gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế.

Nhà có người cao tuổi, có người bị bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường... cần học các dấu hiệu đột quỵ để phản ứng nhanh với tai biến.

(Trích Phổ cập dấu hiệu đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai)

Uyển Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 5 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 6 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 8 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 10 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 14 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 15 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top