Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồng bào Bru – Vân Kiều vùng biên đưa măng rừng thành sản phẩm OCOP, cho thu nhập bền vững

Thứ năm, 10:25 08/12/2022 | Xu hướng

GiadinhNet - Từ loại thức ăn hằng ngày, chính quyền đã hỗ trợ đồng bào Vân Kiều vùng biên thành lập hợp tác xã thu mua, chế biến măng rừng đạt chuẩn OCOP đưa về khắp miền xuôi.

Trong chuyến công tác ngược lên vùng biên giới của tỉnh Quảng Bình, Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống tới với xã Thượng Trạch, một xã vùng biên nằm phía tây của huyện Bố Trạch. Ông Đinh Cu, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch cho biết, xã hiện có 619 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu, cư dân chủ yếu là đồng bào Bru – Vân kiều.

Đồng bào Bru – Vân Kiều vùng biên đưa măng rừng thành sản phẩm OCOP, cho thu nhập bền vững - Ảnh 1.

Măng rừng là loại thức ăn thường ngày của đồng bào ở xã biên Thượng Trạch.

18 bản của xã Thượng Trạch nép mình dưới chân những dãy núi đá vôi, trong bạt ngàn cây rừng Trường Sơn. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp cùng sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân, kinh tế - xã hội tại Thượng Trạch đã từng bước phát triển, cuộc sống của bà con nơi đây có nhiều đổi thay.

Cuộc sống của đồng bào gần như gắn liền với núi rừng, mong muốn hỗ trợ đồng bào vừa gìn giữ những giá trị đời sống tốt đẹp và phát triển bền vững tài nguyên rừng, tạo ra các giá trị sản phẩm từ rừng tự nhiên là niềm trăn trở của chính quyền các cấp và các cá nhân, tổ chức.

Nhận thấy, từ xa xưa, người Bru – Vân Kiều luôn coi măng rừng là một món quà thiên nhiên ban tặng và là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Với kỳ vọng tạo sinh kế lâu dài, bền vững cho bà con dân tộc từ sản vật gần gũi, tháng 6/2021, chính quyền xã Thượng Trạch đã quyết định thành lập Hợp tác xã Cà Roòng. Hợp tác xã này được thành lập với mục đích chế biến măng, đầu tư máy móc sản xuất, sấy ép, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng bao bì, nhãn mác nhằm nâng cao giá thành măng rừng tự nhiên.

Đồng bào Bru – Vân Kiều vùng biên đưa măng rừng thành sản phẩm OCOP, cho thu nhập bền vững - Ảnh 2.

Từ việc thu hoạch để ăn và dự trữ, hiện nay dân bản đã có thu nhập từ việc bán măng cho hợp tác xã.

Các thành viên của hợp tác xã cùng với các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã Thượng Trạch được chia thành các nhóm: khai thác, sơ chế, đóng gói... để tạo ra sản phẩm. Trung bình, mỗi ngày, hợp tác xã thu mua từ 300 - 600kg măng của người dân trên địa bàn với giá 4.000 đồng/kg măng tươi và 400.000 đồng/kg măng khô, bước đầu đã tạo nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người dân.

"Trước đây, bà con hái măng rừng để ăn hàng ngày. Giờ có hợp tác xã, bà con chăm chỉ hái măng rừng để có măng ăn và bán đi được nhiều tiền hơn. Hợp tác xã Cà Roòng thu mua giúp bà con, đem về phơi sấy, tạo ra sản phẩm măng biên giới ngon và sạch về miền xuôi bán", ông Đinh Tiếng, trú tại bản A Ky, xã Thượng Trạch cho biết.

Theo Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch, từ cây măng mọc ở khắp núi rừng biên giới, đồng bào Bru - Vân Kiều ở xã Thượng Trạch đã tạo ra sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh với tên gọi măng khô Cà Roòng. Người dân địa phương cùng với hợp tác xã nỗ lực đưa sản phẩm đến một số siêu thị, cửa hàng giới thiệu nông sản sạch và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Đồng bào Bru – Vân Kiều vùng biên đưa măng rừng thành sản phẩm OCOP, cho thu nhập bền vững - Ảnh 3.

Hợp tác xã Cà Roòng thu mua măng giúp bà con, đem về phơi sấy, tạo ra sản phẩm măng biên giới ngon và sạch về miền xuôi bán.

Bà Y Buốt, trú bản Nịu, xã Thượng Trạch - thành viên của Hợp tác xã Cà Roòng cho biết, để phát triển sản phẩm măng rừng OCOP cũng không ít khó khăn. Bởi thu hoạch măng cần theo mùa và tình hình thời tiết.

"Bà con đi lấy số lượng măng cũng nhiều, có khi đi cả gia đình mỗi ngày được 2 đến 3 bao to, thu nhập từ 500.000 - 600.000 đồng. Từ khi có hợp tác xã, cách nghĩ về làm kinh tế của bà con cũng thay đổi nhiều rồi. Dân bản cũng trồng nhiều sắn, keo phát triển kinh tế nhưng việc lấy măng rừng cho thu nhập nhiều hơn cả", bà Y Buốt thông tin.

Ông Lê Công Toán, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch cho biết, thời gian tới, địa phương sẽ chú trọng tập huấn, đào tạo kiến thức chuyên sâu cho cán bộ quản lý, phụ trách chương trình, tập huấn hướng dẫn bà con sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Đồng bào Bru – Vân Kiều vùng biên đưa măng rừng thành sản phẩm OCOP, cho thu nhập bền vững - Ảnh 4.

Đồng bào Bru _ Vân Kiều ở xã Thượng Trạch đã tạo ra sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh với tên gọi măng khô Cà Roòng.

Theo ông Toán, huyện sẽ hỗ trợ các địa phương phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ thiết kế và in ấn bao bì, nhãn mác; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; chứng nhận chất lượng; đăng ký sở hữu trí tuệ và xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm.

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 1 ngày trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 2 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Xu hướng - 2 ngày trước

Dù có trọng lượng chỉ bằng một quả trứng gà lớn, nhưng đây lại được coi là loại socola đắt nhất trên thế giới.

Kiếm tiền tỷ từ ý tưởng đưa cả cánh rừng… vào chậu kính

Kiếm tiền tỷ từ ý tưởng đưa cả cánh rừng… vào chậu kính

Xu hướng - 4 ngày trước

Từ ý tưởng thu nhỏ không gian chơi cây cảnh, những cánh rừng nguyên sinh vào chậu thủy tinh (terrarium) mini, Lưu Viết Chung (SN 2000, chủ cơ sở Chung RainForest, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nghỉ lễ dài ngày, người Hà Nội đi du lịch Hà Giang, Tuyên Quang, chi phí chỉ hơn 1 triệu đồng/người

Nghỉ lễ dài ngày, người Hà Nội đi du lịch Hà Giang, Tuyên Quang, chi phí chỉ hơn 1 triệu đồng/người

Xu hướng - 4 ngày trước

GĐXH - Thay vì đến những điểm du lịch biển nổi tiếng trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân đã tìm đến những điểm du lịch vùng Tây Bắc để trải nghiệm với giá chỉ hơn 1 tiệu đồng/người.

Trong quý I/2024, thương mại điện tử tăng trưởng vượt xa kỳ vọng

Trong quý I/2024, thương mại điện tử tăng trưởng vượt xa kỳ vọng

Xu hướng - 4 ngày trước

GĐXH - Quý I/2024, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok đã đạt 71.200 tỉ đồng, tăng trưởng 78,69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người mua nhà đổi "khẩu vị" để hợp túi tiền

Người mua nhà đổi "khẩu vị" để hợp túi tiền

Xu hướng - 4 ngày trước

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, thị trường sẽ ghi nhận sự dịch chuyển của nguồn cầu tới những khu vực có giá hợp lý.

4 mẫu smartphone vừa ra mắt tại Việt Nam

4 mẫu smartphone vừa ra mắt tại Việt Nam

Xu hướng - 4 ngày trước

Các thiết bị thuộc phân khúc tầm trung, giá rẻ liên tục được giới thiệu tại thị trường Việt Nam, trong đó có Honor X8b, Oppo A60, Realme C65 và Xiaomi Redmi A3.

Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Xu hướng - 6 ngày trước

GĐXH - Trước kỳ nghỉ lễ, nhiều đường bay nội địa rơi trạng thái "cháy" vé và các hãng hàng không đều tăng cường ghế bay, chuyến bay nhưng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo, lượng hành khách qua cảng dịp nghỉ lễ này thấp.

Chơi gì ở Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới với tài chính 2 triệu đồng?

Chơi gì ở Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới với tài chính 2 triệu đồng?

Xu hướng - 1 tuần trước

GĐXH - Ngân sách vừa phải, nhưng vẫn có thể có những trải nghiệm khác biệt vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới với một số gợi ý sau đây.

Top