Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm

Thứ sáu, 08:58 08/12/2023 | Dân số và phát triển

Mãn kinh là một điều bình thường đối với hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học và tinh thần, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mãn kinh dễ bị trầm cảm

Mãn kinh là một giai đoạn bình thường và đối với hầu hết phụ nữ, đó là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, ở một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học với các triệu chứng sinh lý và tâm lý đôi khi rất nghiêm trọng.

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh có liên quan đến khả năng dễ bị trầm cảm cao hơn, với nguy cơ tăng từ giai đoạn tiền mãn kinh và giảm dần trong thời kỳ hậu mãn kinh. Đối với phụ nữ có tiền sử trầm cảm có khả năng được chẩn đoán rối loạn trầm cảm cao hơn trong khoảng thời gian này.

Nguyên nhân do mãn kinh là một giai đoạn khó khăn về thể chất và tinh thần đối với một số phụ nữ. Nó làm đảo lộn cuộc sống đi kèm với một loạt các triệu chứng gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố như: bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, tâm trạng thất thường và thậm chí trầm cảm.

'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm- Ảnh 1.

Phụ nữ dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh.

Theo Tiến sĩ Nazanin E. Silver, chuyên Sản phụ khoa và tâm thần về sức khỏe hành vi của phụ nữ, Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), trong thời kỳ tiền mãn kinh, ngoài các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, nhiều người cũng gặp phải vấn đề tâm trạng.

Những nguyên nhân khiến thời kỳ tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần là do những thay đổi về hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Ngoài ra, các triệu chứng mãn kinh về thể chất cũng có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi.

Đặc biệt, độ tuổi 40 -50 là thời điểm mà áp lực cuộc sống có thể lớn nhất. Nhiều người trong độ tuổi này phải đảm đương những công việc đòi hỏi khắt khe, nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ già yếu. Tất cả những căng thẳng này có thể làm tăng thêm những thách thức về sức khỏe tâm thần.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, nguy cơ trầm cảm tăng lên trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh. Các triệu chứng trầm cảm bao gồm: khóc nhiều, cảm thấy tuyệt vọng hoặc vô giá trị, cảm thấy tê liệt và mất hứng thú với các hoạt động bình thường…

Cách đối phó với trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh

Theo BSCKI. Hoàng Hường, chuyên gia Sản phụ khoa, sự rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác, trong đó có những thay đổi về tâm trạng.

Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn… Sự căng thẳng tâm lý, chán nản có thể dẫn đến mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời dễ rơi vào trầm cảm khó kiểm soát.

Một số phụ nữ nhạy cảm với sự thay đổi hormone hơn những người khác, nhất là những người đã từng bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, có những thay đổi về cảm xúc khi mang thai, bị trầm cảm sau sinh .

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu, mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ. Vì vậy, để đối phó tích cực với những thay đổi này, chị em nên chủ động chuẩn bị tâm lý đón nhận để vượt qua một cách nhẹ nhàng.

Cách đơn giản nhất là nên có sự chuẩn bị về tâm lý, có chế độ tập luyện và dinh dưỡng tốt trước giai đoạn này, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc. Nếu có các triệu chứng tiền mãn kinh khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp như: dùng thuốc, bổ sung nội tiết tố…

'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm- Ảnh 3.

Các bài tập thiền, yoga có thể giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả giúp chị em phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ, có vóc dáng gọn gàng, tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Đối với phụ nữ có nguy cơ trầm cảm, hãy tìm cách cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách tập các bài tập yoga , thiền hoặc thở nhịp nhàng. Luôn giữ kết nối với gia đình; giao lưu với bạn bè hoặc tham gia học một môn nghệ thuật sáng tạo. Lưu ý không lạm dụng thuốc an thần, rượu và các chất kích thích để giữ trạng thái tinh thần luôn khỏe mạnh.
Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top