Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đội ngũ cộng tác viên dân số bị cắt giảm ảnh hưởng đến việc thực hiện Đề án 818 ở địa phương

Thứ ba, 11:00 14/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Hiện nay, tại nhiều địa phương, đội ngũ cộng tác viên dân số bị cắt giảm, không ổn định, thường xuyên thay đổi trong khi thù lao thấp và chậm cấp phát. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý và nhiệt huyết trong quá trình công tác, từ đó, làm giảm hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án trong đó có Đề án 818 ở địa phương.

Năm 2015, Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 – 2020" (Đề án 818) được phê duyệt triển khai với mục tiêu từng bước nâng cao nhận thức của người dân về xã hội hóa các phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng phương tiện tránh thai; cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS chất lượng cho người dân đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương trình DS-KHHGÐ.

Thời gian qua, Đề án đã được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước, đem lại kết quả bước đầu đáng ghi nhận, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời giúp thay đổi cách nghĩ của người dân trong việc chủ động sử dụng phương tiện tránh thai, hàng hoá chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng.

Đội ngũ cộng tác viên dân số bị cắt giảm ảnh hưởng đến việc thực hiện Đề án 818 ở địa phương - Ảnh 1.

Đội ngũ cộng tác viên dân số bị cắt giảm gây khó khăn trong việc thực hiện công tác dân số ở địa phương. Ảnh N.Mai

Tuy nhiên, theo nhận định của Ban Quản lý Đề án 818 (Tổng cục DS-KHHGĐ), hiện nay, tại nhiều địa phương, việc triển khai Đề án vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Theo đó, một số cấp ủy, chính quyền đôi khi còn chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của địa phương, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tế, dân số.

Bên cạnh đó, một bộ phận người dân vẫn có thói quen được bao cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ từ rất nhiều năm qua, khi không còn được cấp phát mà phải tự bỏ tiền mua thì chưa dễ dàng thay đổi và chấp nhận ngay.

Ngoài các khó khăn trên, một trong những khó khăn lớn và hiện hữu nhất đối với công tác dân số nói chung cũng như công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ hiện nay là sự thay đổi về tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động và hiệu quả của Đề án.

Chẳng hạn, theo báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn, trong những năm qua, hệ thống mạng lưới dân số có sự biến đổi mạnh trên cơ sở thực hiện việc sáp nhập Trung tâm Dân số - KHHGĐ vào Trung tâm Y tế huyện và sáp nhập các xã. Điều này dẫn đến sự thay đổi cán bộ làm chuyên trách dân số tuyến huyện kéo theo việc đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tuyến huyện bị hạn chế.

Cùng với đó, cộng tác viên dân số thôn bản kiêm nhiệm nhiều việc và một số cộng tác viên dân số giảm sự nhiệt tình trong công tác, ở một số cụm dân cư ở khối phố không bố trí được cộng tác viên dân số. Những cán bộ làm công tác dân số hầu hết là cán bộ mới, chưa được đào tạo nghiệp vụ dân số nên thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong việc triển khai nhiệm vụ.

Mặt khác, theo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn, hiện thù lao chi trả cho đội ngũ cộng tác viên dân số bị cắt giảm mạnh, thậm chí không còn sau Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số và Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 31/3/2020 của HĐND tỉnh Lạng Sơn nên ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, tình cảm, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác dân số ở cơ sở.

Đây cũng là thực trạng khó khăn chung của rất nhiều địa phương trên cả nước khi thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn, trong đó có việc thực hiện Đề án 818. Theo lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa, trong quá trình triển khai Đề án 818 cũng như các chương trình, hoạt động khác của ngành Dân số, vai trò của cộng tác viên dân số ở các địa phương rất quan trọng. Họ là những người sinh sống tại địa bàn, am hiểu nếp sinh hoạt, tâm tư tình cảm của người dân nên việc vận động người dân thực hiện, tiếp cận đề án có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ cộng tác viên dân số bị cắt giảm nhiều, không ổn định, thường xuyên thay đổi trong khi thù lao thấp và chậm cấp phát. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý và nhiệt huyết trong quá trình công tác, từ đó, làm giảm hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án ở địa phương.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top