Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng

Thứ bảy, 07:20 29/07/2023 | Đời sống

Canh thủy triều xuống, nhiều người dân ra khu vực vịnh Đà Nẵng ngâm mình dưới bùn đào bắt con phi, kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.

Đầu giờ chiều một ngày cuối tháng 7, thời tiết nắng gắt, tranh thủ lúc thủy triều xuống thấp, bà Nguyễn Thị Hương (50 tuổi, ngụ quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) mang theo rổ và một cái cuốc sắt ra khu vực bãi cát ở vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà) bắt con phi.

Mặc bộ áo quần dài, đeo tất tay và tất chân, bà Hương cúi khom người đào con phi ẩn mình dưới lớp bùn cát sâu hơn 30cm.

Theo bà Hương, con phi là đặc sản giải nhiệt trong những ngày hè khi có thể chế biến các món hấp, xào, nấu cháo, nấu canh với hương thơm và vị ngọt. Chúng sống ở vùng nước lợ và mặn, thân giống con trai biển.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 1.

Người dân Đà Nẵng ra khu vực vịnh Mân Quang bắt con phi.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 2.

Phi sống ở vùng nước lợ và mặn, thân giống con trai biển, để bắt được người dân dùng vật nhọn đào sâu dưới lớp bùn cát.

Khoảng tháng 3 đến tháng 7 âm lịch là mùa có nhiều phi nhất. Bắt phi phải dựa vào con nước, nước ròng kiệt (nước cạn). Đặc biệt, vào những ngày cuối tháng âm lịch, thủy triều rút sớm, để lộ ra bãi cát trải dài, sẽ nhiều phi và dễ bắt hơn.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 3.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 4.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 5.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 6.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 7.

Người dân đào bùn hoặc dùng vợt cào để bắt phi, công việc này tiềm ẩn nguy hiểm khi dễ bị vật sắc nhọn làm bị thương.

“Khi thấy khu vực ụ cát nổi lên bằng nắm tay, có những lỗ nhỏ bằng đầu cây đũa, con phi ẩn mình dưới đó. Ở Đà Nẵng, phi có nhiều dưới chân cầu Thuận Phước và khu vực vịnh Mân Quang. Dưới chân cầu Thuận Phước, mọi người dùng sào tre để cào xuống đáy sông vớt lên, còn ở vịnh Mân Quang mọi người dùng các vật dụng như dao, cuốc, vá sắt để đào khi chúng ẩn mình trong lớp cát”, bà Hương chia sẻ.

Hai tay nhăn nheo do ngâm mình trong nước thời gian dài để cào phi, ông Lê Mười (ngụ quận Sơn Trà) cho biết, những người theo nghề này thường đi tất chân để tránh bị mảnh sành, vỏ hàu và các đồ phế thải bị vứt xuống làm bị thương.

Đội nắng, ngâm mình trong bùn đào đặc sản giải nhiệt ở Đà Nẵng - Ảnh 8.

Ông Mười ngâm mình dưới nước nhiều giờ để bắt phi.

Theo ông Mười, con phi sau khi bắt phải đem ngâm một ngày đêm để nhả hết cát. Tùy từng thời điểm 1kg phi chưa tách vỏ sẽ bán với giá từ 20.000 đến 30.000 đồng, còn khi lọc lấy ruột sẽ bán với giá 120.000 - 150.000 đồng/kg. Tầm 4kg vỏ thì được 1kg ruột. Người bắt nhiều mỗi ngày được hơn 10kg phi chưa qua tách ruột.

"Làm công việc này bị các vật sắc nhọn cắt vào da là điều dễ gặp. Ngâm mình dưới nước, phía trên nắng nóng tôi hay bị nhức đầu vào ban đêm. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên phải cố gắng…", ông Mười bộc bạch.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27, lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo Dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà của Bộ Xây dựng yêu cầu nhiều trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà. Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ tháng 8/2024.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Đời sống - 1 ngày trước

Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.

Top