Hà Nội
23°C / 22-25°C

Độc đáo ý tưởng dạy hát xẩm online

Thứ ba, 15:00 01/05/2018 | Giải trí

GiadinhNet - Phục hồi nghệ thuật hát xẩm từng là ước nguyện của “báu vật sống” - nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu trước khi bà qua đời. Năm 2008, lần đầu tiên Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đã “đánh thức” tín ngưỡng này qua việc tổ chức trang trọng lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm, đồng thời giữ lửa bằng nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng. Mới đây, một nhóm nghệ sĩ hát xẩm đã đưa ra ý tưởng dạy hát xẩm online.


Nhóm xẩm Hà Thành cùng các nghệ sĩ khách mời biểu diễn. Ảnh: Quang Long

Nhóm xẩm Hà Thành cùng các nghệ sĩ khách mời biểu diễn. Ảnh: Quang Long

Phương thức truyền nghề mới

Nghề hát xẩm hiện hữu từ những năm 50-60 của thế kỷ 20, sau đó mai một và thất truyền. Ngày 7-4 vừa qua nhóm xẩm Hà Thành đã tổ chức đêm nghệ thuật đặc biệt tại sân khấu âm nhạc truyền thống dân tộc khu di tích lịch sử Tượng đài vua Lê và đình Nam Hương, thuộc khu phố đi bộ Hồ Gươm đúng dịp giỗ Tổ nghề với sự tham gia của các nghệ sĩ: Nguyễn Quang Long, Mai Tuyết Hoa, Phạm Đình Dũng, Trần Hậu, Xuân Hải, Phạm Trang, Thúy Nga... Các nghệ sĩ khách mời là nhạc sĩ Giáng Son, nghệ sĩ Hạnh Nguyên, nghệ sĩ saxophone Phan Anh Dũng cũng góp mặt. Sau đêm biểu diễn này, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa - người được coi là truyền nhân của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu đã chia sẻ cùng chúng tôi về ý tưởng dạy hát xẩm online như cách người ta vẫn dạy ngoại ngữ. Chị cho biết, bản thân đang phải thu thập rất nhiều dữ liệu để xây dựng một giáo trình. Vì nghệ nhân, tư liệu về xẩm không còn nhiều nên việc truyền dạy bằng phương thức mới này cần được nghiên cứu hết sức tỉ mỉ, cẩn trọng.

Hiện tại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đang phối hợp với Trường Đại học Temple (Mỹ) thu thập dữ liệu để số hóa một số bản ký âm về xẩm. Cũng trong thời gian này, chị vẫn đều đặn tiếp nhận nhiều học trò đến từ khắp mọi miền như: Ninh Bình, Hải Phòng. Thái Bình… Đó cũng là những địa phương phong trào bảo tồn, phát huy nghệ thuật xẩm đang hình thành nhưng chưa có người thực sự vững chuyên môn để định hướng. Một học trò đặc biệt của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa sinh năm 1978, mang quốc tịch Pháp, là giảng viên tại Trung tâm văn hóa Pháp. “Lạ thế, xẩm quyến rũ cả người nước ngoài”, nữ nghệ sĩ nói. Chị tâm sự, nhiều năm qua, có không ít người trẻ tuổi ở các địa phương mong muốn có được những lớp đào tạo một cách bài bản hoặc học từ xa mà chưa được đáp ứng.

Đánh giá về ý tưởng đặc biệt trên, nghệ sĩ - nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long nhận định: “Đây là ý tưởng khá độc đáo và chỉ có ở thời đại của công nghệ. Nếu phát huy tốt thì đó chính là một phương thức truyền nghề mới góp phần lan toả những giá trị truyền thống vào đời sống đương đại. Dẫu vậy, đây không phải ý tưởng mới. Trước đó, đã có nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân thế giới áp dụng cách dạy này. Ngày nay chỉ cần qua các công cụ tìm kiếm thì sẽ dễ dàng có được các link dạy học âm nhạc qua mạng. Ngay âm nhạc cổ truyền, một số các nghệ sĩ sáo, nghệ sĩ hát đã triển khai được một bộ phận hưởng ứng. Thí dụ, nghệ sĩ Hữu Duy dạy hát quan họ trên trang Facebook cá nhân”. Nghệ sĩ Quang Long nhấn mạnh thêm, muốn phương thức này hiệu quả, phải có lượng người học ổn định cả số lượng lẫn số buổi bởi học hành là một quá trình. Hơn nữa, xẩm không đơn thuần như một bài dân ca mang dáng dấp của quan họ hay làn điệu các vùng miền.

Nhiều người coi xẩm như phương tiện

Về cơ bản, mặc dù đã có những sự phát triển vượt bậc sau một thời gian các nghệ sĩ nhà nghiên cứu ở Hà Nội nỗ lực hồi sinh bộ môn nghệ thuật này, song hát xẩm nhìn chung vẫn có rất ít người tham gia. Ngay chính bản thân một số người trẻ tham gia hát xẩm vẫn chưa thực sự hiểu bản chất của một nghệ nhân là gì. Chẳng hạn, họ tôn thờ một thần tượng, bắt chước lối hát, coi đó mới là xẩm. Tất nhiên, đây cũng là điều tốt, nhưng nếu chỉ vậy, sẽ nảy sinh một hệ quả là những phiên bản từ nguyên mẫu. Và như thế chưa đủ để gọi là nghệ thuật. Ngược lại, ở nhóm nghệ sĩ cũng chưa có nhiều người thực sự quan tâm coi những điệu cổ bài cổ là máu thịt của mình.

Thời gian gần đây, ở những chương trình biểu diễn, thi tài năng... nhiều thí sinh thuộc lứa tuổi thiếu niên nhi đồng đã chọn hát xẩm. Lý giải nguyên nhân này, các nghệ sĩ và giới nghiên cứu đã phân chia họ làm hai đối tượng khác nhau. Một là những người trẻ yêu hát xẩm thực sự và hai là những người coi xẩm làm một trong những thử thách thể hiện nhằm mục đích chinh phục các cuộc thi. Đôi khi, cả hai đều tích hợp trong một đối tượng. Đối với nhóm đối tượng thứ nhất, thường là những người thiên hướng đam mê âm nhạc cổ truyền dân tộc, chủ yếu ở khu vực phía Bắc, nơi nghệ thuật này từng được sinh ra và tồn tại. Nhóm đối tượng ấy dễ thuỷ chung với xẩm. Có thể trong hành trang suốt cuộc đời của họ luôn có những câu xẩm. Nhóm thứ hai chọn xẩm vì giá trị nghệ thuật bộ môn này chứa đựng đủ để họ có thể coi là một thử thách trong những thử thách bản thân cần vượt qua ở một cuộc thi nào đó. Cả hai cách này đều góp phần tích cực trong bảo tồn, lan toả giá trị của hát xẩm.

Ở khía cạnh khác, sự xuất hiện của xẩm trên các phương tiện truyền thông, sự ủng hộ của các nghệ sĩ nổi tiếng cho nghệ thuật này đã tạo hiệu ứng nhất định, thu hút người trẻ đến với xẩm ngày một nhiều. Gần đây, một số nghệ sĩ còn đưa việc khai thác đưa các yếu tố âm nhạc khác như: Jazz, hip-hop... vào xẩm, Dẫu thế, đây mới chỉ được xem như những thể nghiệm, tạo một màu sắc gây thêm chú ý của công chúng vào nghệ thuật này mà thôi.

Nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, xẩm thường là các nhóm hát đi khắp chốn cùng quê, nhóm nào hầu như cũng có “trùm” xẩm là người khiếm thị. Nhiều người đánh đồng hát xẩm với ăn xin nhưng trên thực tế, xưa nay, người hát xẩm không xin ăn mà sống bằng những tiền thưởng từ công chúng. Trước khi được thưởng, người hát phải chinh phục bằng tiếng đàn và lời ca như câu hát nổi tiếng: “Ai ơi thương kẻ dở dang/ Miệng ca tay gẩy khúc đàn tương tư”. Sự tinh tế, chuyên nghiệp của nghề thể hiện ở chỗ, gánh hát xẩm mang tính tổ chức, kết nối, kỷ luật cao. Thường các “trùm” xẩm chia địa bàn để hoạt động. Ngay chuyện nghệ nhân chủ động hát những giai điệu buồn vui tùy bối cảnh tạo sự hứng thú cho người nghe cũng thể hiện sự chuyên nghiệp.

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 43 phút trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 3 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 7 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Ninh Dương Lan Ngọc mới đây đã thông báo tạm hoãn hoạt động showbiz để dành thời gian đi học bên Úc. Sau 14 năm nổi danh với vai Nương của "Cánh đồng bất tận", nữ diễn viên tuổi Ngọ chưa có nhiều đột phá trong nghề.

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

Giải trí - 9 giờ trước

NSND Minh Châu vừa giành giải Diễn viên xuất sắc trong phim "Cu li không bao giờ khóc" tại Liên hoan phim Las Palmas (Tây Ban Nha). Nữ nghệ sĩ cũng vừa lên chức bà ngoại với nhiều cảm xúc.

Thái Hoà hiếm hoi nói về bà xã kém 11 tuổi: 'Vợ thấu hiểu và lo cho tôi mọi thứ'

Thái Hoà hiếm hoi nói về bà xã kém 11 tuổi: 'Vợ thấu hiểu và lo cho tôi mọi thứ'

Giải trí - 11 giờ trước

"Cô ấy lo liệu hết mọi thứ trong nhà và thấu hiểu tôi, thậm chí cả lúc tôi sai, vợ vẫn tìm cách cảm thông, bảo vệ tôi, tôi chỉ cần vậy thôi" - Thái Hoà nói.

TikToker 3,8 triệu lượt theo dõi đóng vai xấu nhất phim "Lật mặt 7" là ai?

TikToker 3,8 triệu lượt theo dõi đóng vai xấu nhất phim "Lật mặt 7" là ai?

Thế giới showbiz - 21 giờ trước

Dù mới chạm ngõ điện ảnh, nhưng Tín Nguyễn đã nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả. Có người còn nhận xét, màn thể hiện của cô trong "Lật mặt 7" đã khiến họ rơi không ít nước mắt.

Top