Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dinh dưỡng cho trẻ: Thiếu - thừa đều lo

Thứ tư, 10:23 06/03/2013 | Gia đình

GiadinhNet - Cứ 3 - 4 trẻ thì có 1 trẻ có tình trạng dinh dưỡng không hợp lý hoặc thiếu dưỡng chất hoặc thừa dinh dưỡng.

Dinh dưỡng cho trẻ: Thiếu - thừa đều lo  1
Dinh dưỡng hợp lý từ nhỏ sẽ cải thiện tốt vóc dáng trẻ sau này.
Ảnh minh họa.
Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất cần thiết đang là hai vấn đề lớn đối với trẻ em Việt Nam. Hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hằng ngày. Cứ 3 - 4 trẻ thì có 1 trẻ có tình trạng dinh dưỡng không hợp lý hoặc thiếu dưỡng chất hoặc thừa dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ béo phì và dư cân cũng đang gia tăng, đặc biệt là ở đô thị…

Gánh nặng kép: Thừa và thiếu

Những con số đáng giật mình trên được đưa ra trong kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á vừa được công bố ngày 2/3 do Viện FrieslandCampina thực hiện đồng thời tại 4 nước Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan với trên 16.744 trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Riêng khảo sát tại Việt Nam được các chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành ở 2.880 trẻ tiến hành từ năm 2010 – 2012.

Thạc sĩ Lê Nguyễn Bảo Khanh, Viện Dinh dưỡng quốc gia, người điều phối dự án cho biết: Tỷ lệ thiếu cân, gầy còm và và béo phì ở trẻ em nước ta là cao nhất, sau đó là Indonesia, Thái Lan, Malaysia. Cứ 3 - 4 trẻ nước ta thì có 1 trẻ trong tình trạng dinh dưỡng không hợp lý hoặc thiếu dưỡng chất hoặc thừa dinh dưỡng. “Có thể nói gánh nặng kép của ta là nghiêm trọng nhất trong 4 nước” - bà Khanh nói.

Theo bà Lotta Sylwander - Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: Thấp còi là hậu quả không thể thay đổi được do tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng thường xuyên trong suốt 2 năm đầu đời của trẻ. Hậu quả mà nó tác động lên sự phát triển của trẻ là vĩnh viễn. Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiều cao đứa trẻ khi trưởng thành thấp, tăng trưởng kém; gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh; giảm khả năng học tập, năng suất lao động của trẻ, gia tăng các bệnh mãn tính khi trưởng thành.

Theo khảo sát trên của Viện Dinh dưỡng, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ SDD và béo phì giữa trẻ thành thị và nông thôn. Trong khi tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân vùng nông thôn (20,8%) cao hơn thành thị (10,8%) thì ngược lại, có đến 29% trẻ thành thị thừa cân, con số này ở nông thôn chỉ là 5,5%.

Sự gia tăng nhanh thừa cân béo phì ở vùng thành thị là vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách cần được can thiệp sớm. GS.TS Lê Thị Hợp - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, những rối loạn về dinh dưỡng và sức khỏe của lứa tuổi học đường Việt Nam được xác định gồm suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì... Những rối loạn này góp phần không nhỏ gây suy giảm khả năng nhận thức, năng lực và thành tích học tập của trẻ do dinh dưỡng có vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất, sức khỏe và khả năng học tập của trẻ.

Thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày

Số liệu các cuộc điều tra về dinh dưỡng của Bộ Y tế trong một thập kỷ qua cho thấy, tỷ lệ trẻ em SDD ở nước ta đã giảm rõ rệt, tuy nhiên SDD thấp còi vẫn còn ở mức cao, khoảng 27,5% trên cả nước.

Các nghiên cứu về tăng trưởng chiều cao của trẻ từ 3 tuổi đến lúc trưởng thành cho thấy: Tăng trưởng trung bình của con người từ lúc 3 – 18 tuổi là 77cm. Do đó, nếu trẻ thấp còi lúc 3 tuổi sẽ thấp còi lúc trưởng thành.

Các chuyên gia y tế nhận định, tỷ lệ trẻ SDD còn cao là do chế độ dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là trong 1.000 ngày đầu đời (9 tháng trong bụng mẹ và 24 tháng tiếp theo) chưa được quan tâm đúng mức.

Thạc sĩ Bảo Khanh cho biết, xét về thực trạng thiếu vi chất trong khẩu phần ăn thì Việt Nam có tỷ lệ cao nhất trong 4 nước. Trong khi đó, 3 nước còn lại là Malaysia, Indonesia và Thái Lan sự thiếu hụt vi chất trong các khẩu phần ăn không cao như ở Việt Nam. “Như vậy chứng tỏ, bữa ăn truyền thống của ta trên thực tế chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn trẻ đang phát triển rất nhanh”.

Đáng chú ý trẻ ở khu vực thành thị có tỷ lệ thiếu vitamin D cao hơn trẻ nông thôn. Nhóm trẻ gái ở thành thị có tỷ lệ thiếu vitamin D cao nhất (58,36,%), tiếp đến là nhóm trẻ trai thành thị (49,69%). Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 6 tuổi là 23% trong đó, ở nông thôn là 25% và thành thị là 20%. Độ tuổi nhỏ nhất (6 -24 tháng) có nguy cơ thiếu máu cao nhất so với các nhóm khác, trong đó ở thành thị là gần 30% và nông thôn là 54%.

Bà Khanh cho hay, nhiều cha mẹ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của vitamin D với sức khỏe, cũng như sự tăng trưởng của trẻ, mà hậu quả lớn nhất của việc thiếu vi chất này là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương và hạn chế về chiều cao. "Theo nghiên cứu của chúng tôi từ trước đến nay thì khẩu phần ăn thiếu vitamin D rất cao. Tuy nhiên, thực tế nguồn vitamin này đến từ khẩu phần ăn chỉ chiếm khoảng 20% trong cơ thể, 80% còn lại lấy từ ánh nắng mặt trời”, bà Khanh phân tích. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà mẹ không có thói quen tắm nắng cho trẻ, nhất là giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi và quan trọng nhất là trong 3 tháng đầu.

Vitamin D có trong khẩu phần ăn từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật, trong đó có trứng, thịt, sữa. Theo GS Lê Thị Hợp trứng và sữa là sản phẩm rất cân đối và tốt cho hấp thu vitamin D của trẻ. Riêng đối với trứng, các bà mẹ có thể cho con ăn một quả một ngày là vừa đủ.

Như vậy, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em là những vấn đề có ý  nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các mức độ khác nhau. Việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và thiếu máu cần được đẩy mạnh bằng các can thiệp phù hợp nhằm hạ thấp tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em tại cộng đồng trong thời gian tới. GS Lê Thị Hợp cho rằng, cần tăng cường truyền thông giáo dục cho các bà mẹ chăm sóc trẻ về dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà cũng nhấn mạnh, bú mẹ là một trong những giải pháp hợp lý để phòng thừa cân sau này.
 
Hà Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giúp con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ để có tương lai tươi sáng bằng 8 cách đơn giản

Giúp con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ để có tương lai tươi sáng bằng 8 cách đơn giản

Nuôi dạy con - 24 phút trước

GĐXH - Nghiên cứu cho thấy những người có tinh thần dẻo dai, bền bỉ thể hiện một loạt đặc điểm và phẩm chất như tự tin, kiên trì, để giúp họ trở thành người hạnh phúc, thành công hơn.

Người giàu dạy con gây tranh cãi: Không cần xin phép, hãy tiêu tiền

Người giàu dạy con gây tranh cãi: Không cần xin phép, hãy tiêu tiền

Nuôi dạy con - 54 phút trước

Người giàu dạy con hiểu về bản chất con người ngay từ khi còn nhỏ, không nhất thiết phải xin phép ai để làm việc gì và quy định đặt ra có thể bị phá vỡ...

5 chòm sao nổi tiếng hiền lành nhất hệ hoàng đạo

5 chòm sao nổi tiếng hiền lành nhất hệ hoàng đạo

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Đối với những chòm sao không thích tranh đấu này, họ mong muốn sống một cuộc sống đầy bình yên và tận hưởng những điều thú vị.

Giăng bẫy dụ chồng ngoại tình không thành công nhưng vợ vẫn quyết ly dị

Giăng bẫy dụ chồng ngoại tình không thành công nhưng vợ vẫn quyết ly dị

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

GĐXH - Hầu hết các bà vợ sẽ hạnh phúc khi chồng mình chẳng đoái hoài đến gái trẻ, nhưng chị lại bực bội vì chồng không rơi vào bẫy.

Kiếm tiền ít hơn vợ, chồng quyết định ở nhà làm nội trợ, một tay chăm con cái

Kiếm tiền ít hơn vợ, chồng quyết định ở nhà làm nội trợ, một tay chăm con cái

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Quyết định nghỉ làm, người đàn ông ở nhà chăm lo con cái và giải quyết việc nhà, để vợ đi kiếm tiền.

Họp lớp ai cũng háo hức nhưng có 3 kiểu người thường không tham gia

Họp lớp ai cũng háo hức nhưng có 3 kiểu người thường không tham gia

Gia đình - 19 giờ trước

Nhiều người háo hức được gặp các bạn cũ trong buổi họp lớp, nhưng cũng có những người không muốn xuất hiện vì những lý do khác nhau.

5 định luật cha mẹ áp dụng từ sớm sẽ giúp con mạnh mẽ và thành công ở tương lai

5 định luật cha mẹ áp dụng từ sớm sẽ giúp con mạnh mẽ và thành công ở tương lai

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Những định luật này chứa đựng các kinh nghiệm dạy con cái rất đáng để cha mẹ học hỏi.

Người ta dễ ngoại tình vào mùa nào nhất?

Người ta dễ ngoại tình vào mùa nào nhất?

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

GĐXH - Tỷ lệ lừa dối nửa kia tăng vọt khi chúng ta bước vào mùa này. Đây theo nghiên cứu của một trang web hẹn hò ngoài hôn nhân.

Đại học Harvard: Một kiểu sống của cha mẹ cứ nghĩ là không sao nhưng khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Đại học Harvard: Một kiểu sống của cha mẹ cứ nghĩ là không sao nhưng khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Các bậc cha mẹ không biết rằng, môi trường sống của trẻ từ nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành sau này.

Cô gái dành 18 tháng đi du lịch để 'chữa lành' nhưng vẫn không hạnh phúc

Cô gái dành 18 tháng đi du lịch để 'chữa lành' nhưng vẫn không hạnh phúc

Gia đình - 1 ngày trước

MỸ - Cô gái đã từ bỏ công việc áp lực, đi du lịch khắp thế giới để chữa lành. Sau chuyến đi kéo dài 18 tháng và rất nhiều trải nghiệm, cô vẫn cảm thấy không hạnh phúc và quyết tâm phải thay đổi.

Top