Hà Nội
23°C / 22-25°C

Detox - thanh lọc cơ thể sai cách nguy hại cho não, đường ruột

Chủ nhật, 08:00 09/04/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chưa bao giờ các phương pháp giải độc, thanh lọc cơ thể (detox) lại được các chị em chia sẻ, áp dụng rầm rộ như hiện nay. Những thực phẩm quen thuộc như chanh, ớt, mía, café, dầu olive, thậm chí nước dừa… bỗng chốc trở thành “cứu cánh” cho chị em chinh phục detox.

Sử dụng một số loại nước ép trái với khoảng 100 ml/ngày là cách thanh lọc cơ thể an toàn. Ảnh: TL
Sử dụng một số loại nước ép trái với khoảng 100 ml/ngày là cách thanh lọc cơ thể an toàn. Ảnh: TL

Uống nước dừa thải độc rồi vào viện

Sau nhiều ngày nghỉ phép ăn uống thả phanh, cảm giác người nặng nề, phì nhiêu lên trông thấy, chị Linh Hương (ở Hoàng Mai, Hà Nội) quyết tâm phải nhịn ăn thanh lọc để “tự cân bằng cơ thể”. Nói là làm, sáng nào chị cũng pha hai quả chanh để “ruột bớt dầu mỡ”. Còn buổi chiều tối, chị lại pha ớt tươi vào nước, sau đó lao vào tập các bài vận động mạnh, vì theo chị, nó sẽ nóng người, đốt cháy năng lượng. Nhưng “cháy” đâu không thấy, được vài ngày, chị Hương đã thấy bủn rủn chân tay, ruột gan cồn cào, suýt ngất xỉu.

Chị Hương không phải là trường hợp duy nhất thấy người “lắm mỡ” nên tự nghĩ cách thanh lọc. Tuần qua, Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng hôn mê, tăng đường huyết, tăng thẩm thấu máu… chỉ vì detox. Thấy mọi người chia sẻ trên mạng xã hội về phương pháp giảm cân, loại bỏ được độc tố ra khỏi cơ thể bằng công thức “detox nước dừa”, bệnh nhân này nhanh chóng áp dụng. Sau nhiều bữa ăn với năng lượng chính là nước dừa, chị bị tiêu chảy, nhiễm ceton máu - một biến chứng cấp tính nguy hiểm thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Trước đó, Bệnh viện cũng cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị sỏi gan, thải độc, tẩy sỏi gan bằng phương pháp nhịn ăn, uống nước. Chỉ đến ngày thứ hai, bệnh nhân bị tiêu chảy không dứt, mất nước, rối loạn điện giải, huyết áp tụt, chân tay run không đứng vững… nên vào viện cấp cứu.

Tại các bệnh viện lớn vẫn thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị suy kiệt, hạ huyết áp, đường huyết, tiêu chảy, loét dạ dày… thậm chí phải đánh đổi cả tính mạng do việc thanh lọc cơ thể gây ra. Cách đây không lâu, một thiếu nữ 18 tuổi (80kg) ở Hà Nội đã bất tỉnh, chết não sau đó tử vong sau 10 ngày áp dụng lộ trình detox học trên mạng bằng cách chỉ uống nước cầm hơi để thanh lọc cơ thể, giảm béo.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng từng tiếp nhận không ít nạn nhân của những bài thuốc thải độc, trị bệnh xơ gan được “truyền miệng”. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện này cho biết, bản chất detox là chế độ nhịn ăn và chỉ dùng một số loại nước hoa quả. Áp dụng nhiều nhất là chế độ nhịn ăn và uống nước pha muối (hoặc đường) với 8-12 quả chanh mỗi ngày.

Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, tại Mỹ đã thống kê được hơn 60 trường hợp tử vong khi thực hiện giảm cân bằng chế độ thanh lọc cơ thể. Nhiều nước khác cũng đã ghi nhận những ca tử vong khi dùng biện pháp này. Tuy gây chết người nhưng đa số những trường hợp này tự mình thực hiện giảm cân nên hầu hết pháp luật không xử lý được. Chỉ có duy nhất năm 2008 ở Anh, tòa án đã buộc một “chuyên gia dinh dưỡng” đền 800.000 bảng Anh vì đã chỉ định chế độ Detox gây tổn thương não vĩnh viễn cho bà Dawn Page, 52 tuổi.

Chia sẻ vô tội vạ trong khi có thể gây tử vong

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp chia sẻ, hiện nay, nhiều công ty cho ra mắt các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ việc thải độc. Giá mỗi bộ kít hỗ trợ thải độc từ 10-15 USD và được bán rất chạy trên thị trường. Do đây là ngành nghề kinh doanh béo bở, mang lại lợi nhuận lớn nên nhiều doanh nghiệp có sự “cổ suý” mạnh mẽ cho phương pháp thải độc detox. Trên thực tế, theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, không có một nghiên cứu nào cho thấy, nhóm thực hiện thải độc sống khỏe hơn hay sống thọ hơn nhóm không thực hiện thải độc. Thế nhưng, ở Việt Nam, những công thức detox được chia sẻ một cách... vô tội vạ. Thậm chí, nhiều người không biết rằng, việc chia sẻ đó gây hậu quả nguy hại như thế nào.

Dù gọi là chế độ thanh lọc cơ thể, thải độc nhưng cho đến nay, các nhà khoa học không tìm thấy chất độc cụ thể nào được thanh lọc mà lại thấy nhiều chất chuyển hóa độc được sản sinh trong chế độ ăn kiêng. Do nhịn ăn hoàn toàn, cơ thể bị thiếu năng lượng nên giảm chuyển hóa, vì thế từ ngày thứ 3 trở đi người ăn kiêng sẽ không còn thấy đói. Tuy vậy, cơ thể vẫn phải tiêu hủy các mô dự trữ như mô mỡ, mô cơ và phải sử dụng các sản phẩm chuyển hóa độc hơn để sinh năng lượng. Não thiếu năng lượng, giảm chuyển hóa nên người ta thấy suy nghĩ chậm lại, người ăn kiêng tự cảm thấy thanh thản. Thiếu năng lượng nạp vào, theo phản ứng bản năng sinh tồn, cơ thể sẽ phải tìm kiếm nguồn thức ăn. Một số giác quan bị huy động tối đa: Mắt tinh hơn, tai thính hơn... Vì thế nhiều ngư ời lầm tưởng cơ thể được thanh lọc khỏe khoắn hơn.

“Thông thường dự trữ năng lượng ở gan được hơn 1 ngày, dự trữ ở cơ và tổ chức mỡ được 1 tuần. Quá trình nhịn ăn nếu kéo dài, cơ thể khi hết nguồn dự trữ sẽ phải tiêu hủy các mô quan trọng (như: Mô cơ, mô mỡ…) để sinh năng lượng, thậm chí sẽ lan đến cả cơ tim và não dẫn tới tử vong”, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp nói.

Ngoài ra, chế độ này có thể gây thiếu hụt vitamin, rối loạn nước điện giải trầm trọng hoặc gây suy giảm chức năng nhiều cơ quan. "Nói một cách khác, detox sai cách không khác gì tự "vặt" hay ăn thịt chính bản thân mình”, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp phân tích thêm.

TS Cao Thị Thu Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Bệnh không lây nhiễm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích thêm, não là cơ quan vô cùng quan trọng. Khi giảm đột ngột khẩu phần ăn, chỉ dùng các loại thức uống như nước chanh, nước đường, mật ong… tuy có chất đường nhưng không thể cung cấp đủ chất cho cơ thể. Não thiếu năng lượng, cơ thể thiếu hụt vitamin, gây suy giảm chức năng nhiều cơ quan. Lấy ví dụ, TS Cao Thị Thu Hương phân tích: Detox bằng nước chanh vào buổi sáng rất hại cho đường ruột. Hay ớt pha vào nước hy vọng đốt cháy năng lượng nhưng lúc đói, nó kích thích niêm mạc dạ dày và kích thích nhu động đường tiêu hóa. Do đó, trước khi tiến hành thanh lọc cơ thể, ngoài tư vấn của bác sĩ, mỗi người hãy lắng nghe cơ thể mình, không làm theo "bài" người khác. Không áp dụng chế độ detox khi sức khỏe và tinh thần chưa ổn định.

TS Cao Thị Thu Hương chia sẻ, bạn có thể lựa chọn những cách thanh lọc cơ thể an toàn, dễ thực hiện như: Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước; Không nên ăn no vào bữa tối; Trong 1 tuần có thể thay thế 1 bữa ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm như thông thường bằng 1 khẩu phần chỉ sử dụng rau và 50% lượng chất bột đường so với thông thường; Ít nhất có 3 bữa trong tuần không ăn các loại đạm động vật (thịt và phủ tạng các lọai động vật, trứng) mà thay bằng đạm có nguồn gốc thực vật; Sử dụng một số loại nước ép trái cây như bưởi, chanh, cà rốt, dưa hấu, dưa gang, dâu tằm, việt quất… với khoảng 100 ml/ngày.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 28 phút trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 2 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 6 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top