Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đến nơi công cộng trẻ dễ bị lạc, phụ huynh cần trang bị ngay cho bé những kỹ năng này để bảo vệ bản thân

Thứ năm, 19:11 28/09/2023 | Xã hội

GĐXH – Trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết khi bị lạc ở những nơi công cộng, đông người là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm.

12 điều rất nhỏ nhưng phụ huynh cần nắm được để đưa trẻ đi chơi công viên an toàn12 điều rất nhỏ nhưng phụ huynh cần nắm được để đưa trẻ đi chơi công viên an toàn

GĐXH – Phụ huynh cần lưu ý những gì khi đưa trẻ đi chơi công viên để tránh những rủi ro không đáng có? Bài viết này sẽ trang bị cho mọi người những kỹ năng cần thiết để chuyến vui chơi của con được an toàn nhất.

Trẻ bị lạc ở những nơi vui chơi công cộng không còn là điều hiếm gặp, nhất là tại các trung tâm thương mại, siêu thị, sân bay, nhà ga,… Để tránh những trường hợp xấu xảy ra, phụ huynh nên trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình và có cách xử lý nhanh nhất. Vậy, những kỹ năng đó là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây

1. Dạy bé bình tĩnh, đứng yên tại chỗ để quan sát và tuyệt đối không đi theo người lạ  

Khi trẻ bị lạc cha mẹ thì các con chắc chắn sẽ rất hoang mang, lo sợ. Cha mẹ hãy hướng dẫn con biết cách bình tĩnh, không được khóc vì khóc sẽ gây chú ý với những kẻ xấu, dặn con nên đứng yên một chỗ để quan sát và tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng tuyệt đối không đi theo người lạ.

Đến nơi công cộng trẻ dễ bị lạc, phụ huynh cần trang bị ngay cho bé những kỹ năng này để bảo vệ bản thân - Ảnh 2.

Nên trang bị cho trẻ những kỹ năng khi đưa bé đi chơi ở những nơi công cộng.

2. Dạy con biết từ chối nhận đồ ăn, đồ chơi, quà của người lạ

Cha mẹ nên tập cho trẻ biết cách nói "không" với người lạ. Dặn con đặc biệt cẩn trọng với những người lạ cứ dụ cho bé ăn quà, cho quà, dụ bé đi theo hay nhờ bé giúp làm một việc gì đó (bởi người lớn đàng hoàng thường sẽ chỉ nhờ một người lớn khác giúp mình). Cha mẹ hãy dặn con biết giữ khoảng cách với những người lạ đó. 

Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên nếu bị người lạ lôi kéo, dắt đi. Dạy cho trẻ cách đối phó trường hợp đó là hét lên "cứu với", "cháu không biết cô/chú này là ai". Bố mẹ cần tập cho trẻ cách la hét và kháng cự mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người xung quanh nếu thấy gần đó có người, những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp. Bé hãy chạy thật nhanh đến chỗ có nhiều người lớn gần đó.

3. Dạy con cách tìm kiếm người giúp đỡ

Nguyên tắc "không nói chuyện với người lạ" nếu không được chỉ dẫn đúng cách có thể đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ, nó có thể làm cho con bạn ngần ngại, không dám nhờ giúp đỡ trong khi bản thân bé không tự xoay sở được. Đã có trường hợp người ta phải mất 4 ngày đêm mới tìm thấy một đứa bé chỉ vì bé đã cố gắng trốn tránh đội tìm kiếm.

Vì vậy, bạn hãy cho con biết cách phân biệt: Con nên tìm đến ai để nhờ giúp đỡ và nên nói như thế nào? Hãy dặn con tìm đến những người có mặc đồng phục, đeo bảng tên (bạn nên chỉ cho bé thấy để dễ nhớ) đó là những người làm việc tại công viên hay cửa hàng… Bé cũng có thể tìm các chú công an, bảo vệ của trung tâm hay các bố mẹ đi cùng con nhỏ để nhờ giúp.

Về phía bố mẹ, bạn cũng cần nhanh chóng đi nhờ giúp đỡ khi không tìm thấy con. Nếu nghi ngờ con mình đã bị ai đó bắt đi, hãy nhờ sự giúp đỡ của cơ quan công an ngay lập tức.

Đến nơi công cộng trẻ dễ bị lạc, phụ huynh cần trang bị ngay cho bé những kỹ năng này để bảo vệ bản thân - Ảnh 3.

Dạy con những kỹ năng khi đi lạc, luôn bình tĩnh và ghi nhớ những thông tin của bản thân và bố mẹ.

4. Dạy con những thông tin quan trọng

Dạy con tên của mình ngay từ khi bập bẹ biết nói và cả họ tên của bố mẹ. Nhiều đứa trẻ chỉ biết gọi "mẹ" hoặc "bố", điều đó sẽ gây bất lợi trong tình huống đi lạc. Nếu trẻ biết tên của bố mẹ, thì có thể gọi to tên hoặc báo với nhân viên bảo vệ tên bố mẹ mình thì sẽ dễ dàng hơn. 

Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn con ghi nhớ số điện thoại của mình, nhớ địa chỉ nhà và thường xuyên nhắc lại hàng ngày để kiểm tra để phòng khi trẻ bị lạc...

Tuy nhiên khi hoảng sợ bé vẫn có thể quên những thông tin này, vì vậy:

- Với trẻ dưới 6 tuổi, cách tốt nhất là hãy luôn để con đem theo bên mình một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của bạn và của một người thân khác có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Nhắc con nhớ rằng tờ giấy này bé phải cất kỹ và chỉ đưa cho người có trách nhiệm, có thể giúp bé.

- Nếu con bạn đã lớn một chút, hãy định ra một nơi dễ nhận biết để tập trung lại trong trường hợp bị lạc nhau. Địa điểm này nên dễ tìm, dễ đến (có thể ở quầy hướng dẫn, quầy thu ngân siêu thị…). Và không phải là thừa đâu nếu mỗi khi đến nơi công cộng, bạn đều nhắc lại điểm hẹn với con nếu bị lạc. Nếu con bạn còn nhỏ, hãy dặn bé đứng yên tại chỗ và chờ. Cho con biết rằng bạn sẽ đi tìm nếu bé bị lạc, nên bé cần đứng nguyên tại chỗ để bạn có thể tìm thấy thay vì cố gắng đi tìm bạn.

Về phần bạn, hãy đặt mức chuông điện thoại cao một chút để bạn có thể nghe thấy cuộc gọi đến trong đám đông.

5. Trang bị công cụ hỗ trợ cho con

Với trẻ dưới 6 tuổi, một mẹo nhỏ cũng khá hữu ích khi cho con đi chơi ở chốn đông người là hãy đưa cho trẻ chiếc còi đồ chơi và dặn chúng thổi mỗi khi bị lạc bố mẹ, bởi vì bạn có thể nghe âm thanh của chiếc còi từ khá xa đó.

Nếu con bạn đã lớn một chút, bạn nên trang bị cho bé một một thiết bị liên lạc như đồng hồ thông minh trẻ em hoặc điện thoại di động để bé có thể gọi điện thoại, nhắn tin hoặc sử dụng nút liên lạc khẩn cấp SOS để kết nối với bạn hay người thân trong gia đình.

Nút liên lạc khẩn cấp SOS trên đồng hồ thông minh trẻ em là một trong những tính năng đặc biệt quan trọng giúp ích cho trẻ khi chúng bị hoảng loạn đấy bạn ạ, bạn nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng nút SOS này mỗi khi gặp nguy hiểm nhé.

Ngoài ra, các loại đồng hồ thông minh trẻ em còn có chức năng định vị, cũng có thể giúp bạn được khá nhiều trong việc khoanh vùng vị trí của con khi trẻ bị lạc.

Đến nơi công cộng trẻ dễ bị lạc, phụ huynh cần trang bị ngay cho bé những kỹ năng này để bảo vệ bản thân - Ảnh 4.

Phụ huynh nên bình tĩnh để xử lý tình huống khi con bị lạc.

Trong lúc con bị lạc, phụ huynh không nên phát hoảng và dạy bé cũng làm như vậy. Giữ bình tĩnh là điều quan trọng nhất. Phát hoảng lên sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định không tốt và có thể làm cho tình huống trở nên xấu hơn đi.

Càng sớm càng tốt, tìm đến những người có trách nhiệm như quản lý quầy hàng hay bảo vệ và bình tĩnh cung cấp cho họ những thông tin mô tả, tên, tuổi, nơi cuối cùng bạn thấy bé… Luôn giữ trong ví ảnh gần nhất của con để việc tìm kiếm dễ dàng hơn. 

Lưu ý: Mặc dù bạn rất hoảng sợ, thậm chí hết cả hồn vía khi con đi lạc nhưng sau đó đừng mắng mỏ, trách móc con... mà hãy củng cố tâm lý cho con vì bé cũng vừa trải qua những nỗi sợ hãi, sang chấn nhỏ. Hãy dịu dàng vỗ về con, cho con hiểu được việc đi lạc nguy hiểm thế nào và dặn con thật chú ý trong những lần sau.

7. Dạy trẻ cách sử dụng các phương tiện công cộng

Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên, khi có thời gian rảnh, bố mẹ nên đi cùng trẻ đến nhiều nơi và hướng dẫn trẻ cách sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, taxi, xe ôm… Trong trường hợp đi lạc và ghi nhớ địa chỉ nhà thì trẻ có thể tìm cách về nhà với các phương tiện công cộng và những người lớn đáng tin cậy xung quanh. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ không mang theo tiền theo bố mẹ cũng phải hướng dẫn cho trẻ cách nói rõ vấn đề của bản thân cho tài xế xe bus, tài xế xe ôm và nhờ họ chở trẻ về nhà sau đó người thân sẽ trả tiền.

8. Nói chuyện với con về tình huống đi lạc

Bố mẹ cũng nên nói chuyện về vấn đề này để giúp bé ghi nhớ, hỏi bé các tình huống khác nhau như: "Con sẽ làm gì nếu không nhìn thấy bố mẹ?" hoặc "Con sẽ làm gì nếu người lạ đến nói với con nên đi theo họ để tìm bố mẹ?". Khi trả lời được những câu hỏi này, dần dần con sẽ ghi nhớ và làm theo nếu chẳng may tình huống đi lạc xảy ra.

Khi đi cùng trẻ tới những nơi công cộng hay đông người, ba mẹ hãy cố gắng giữ trẻ ở trong tầm quan sát của mình. Khi phụ huynh phát hiện trẻ bị lạc, đầu tiên nên tìm đến những nơi có phát loa để thông báo nhờ phối hợp hỗ trợ tìm kiếm. Bạn phải liên lạc càng nhanh càng tốt với người có trách nhiệm ở khu công cộng đó.

Ba mẹ cần bình tĩnh tránh hoảng loạn khiến tâm trí phân tâm, không đưa ra được nhanh quyết định sáng suốt. Sau khi tìm được trẻ, mau chóng lấy lại thăng bằng cho trẻ bởi ít nhiều trẻ cũng sang chấn tâm lý như stress, khủng hoảng, ám ảnh. Tuyệt đối không trách móc hay mắng nhiếc trẻ vì trẻ bị lạc không phải là tội lỗi.

Top 14 điểm vui Tết Trung thu lý tưởng nhất cho trẻ tại Hà NộiTop 14 điểm vui Tết Trung thu lý tưởng nhất cho trẻ tại Hà Nội

GĐXH - Tết Trung thu 2023 đang đến thật gần. Đây không chỉ là ngày lễ lớn dành cho trẻ em mà còn là thời điểm để mọi người trong gia đình, bạn bè cùng nhau đến các địa điểm vui chơi mừng ngày Tết.

Diễm Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 10 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai một số quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ không có điện để dùng.

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm cố gắng, cuộc sống của Đồng Văn Hùng và gia đình đã thay đổi hoàn toàn.

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Theo phương án đề xuất đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, tỉnh Sơn La dự kiến sẽ bố trí 2.248 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn, mỗi Tổ sẽ có 3 thành viên.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 18/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Pháp luật - 14 giờ trước

Hiện lực lượng công an đang phối hợp để xác minh danh tính và tiến hành xử lý theo quy định về vụ việc nhóm học viên tập yoga giữa đường.

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Pháp luật - 15 giờ trước

Riêng 5 tháng đầu năm 2024, TP Hồ Chí Minh xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện với 46 nạn nhân. Trong đó có đến 40 vụ liên quan đến xâm hại tình dục.

Top