Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đêm thuyết phục gia đình của vợ chồng bác sĩ cùng vào TP.HCM chống dịch

Thứ bảy, 10:46 21/08/2021 | Xã hội

Sau ca trực đêm, chị Nguyễn Thị Giang - bác sĩ khoa Lọc máu, Bệnh viện Kiến An, TP Hải Phòng nhận được tin đơn tình nguyện vào TP.HCM chống dịch của hai vợ chồng chị đều được chấp nhận.

Vợ chồng cùng đăng ký vào TP.HCM chống dịch

Sáng hôm đó, BS Giang báo tin cho bố mẹ chồng nhưng ông bà không đồng ý. “Bố mẹ lo chúng tôi vào vùng dịch nhiều nguy cơ lây nhiễm. Thêm vào đó, các con tôi còn bé (8 và 4 tuổi), bố mẹ chồng tuổi lại cao. Ông, bà bảo: “Sao không để chồng hoặc vợ vào mà cả hai lại đi cùng lúc?”, chị kể.

Buổi tối hôm đó, vợ chồng chị có cuộc nói chuyện với ông bà. Sau khi nghe con thuyết phục, bố mẹ chồng BS Giang mới dần đồng ý để các con lên đường.

“Bố chồng tôi 67 tuổi, từng là bác sĩ, mẹ chồng tôi trước cũng là một y tá. Ông bà từng có thời gian công tác bên Lào 7 năm, quen và yêu nhau tại đó. Cũng công tác trong ngành y nên dù lo lắng khi các con đi tình nguyện nhưng cuối cùng, ông bà đều ủng hộ và động viên chúng tôi”, chị nói.

Đêm thuyết phục gia đình của vợ chồng bác sĩ cùng vào TP.HCM chống dịch - Ảnh 1.

Các bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Hồi sức Covid-19, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 TP.HCM

Sau khi tìm được sự đồng thuận của bố mẹ chồng, chị Giang lại làm “công tác tư tưởng” với các con. Quen với việc bố mẹ thường xuyên bận rộn, trực đêm trong viện nên khi mẹ thủ thỉ sẽ đi công tác, các con chị đều không phản đối. Thậm chí, con trai lớn còn dặn dò em: “Mẹ đi công tác, em ở nhà phải nghe lời ông bà”, chị nhớ lại.

Có 1 tuần để chuẩn bị mọi thứ trước khi lên đường, chị Giang dành thời gian để bọc sách vở, chuẩn bị để con trai đón năm học mới.

Ngoài quần áo, hành lý của vợ chồng chị có thêm vitamin C, thuốc tiêu hóa, dạ dày vì biết sắp tới là những ngày căng thẳng và không thể ăn uống đúng giờ, điều độ.

Ngày 15/7, vợ chồng chị cùng đoàn 114 bác sĩ, điều dưỡng TP Hải Phòng vào chi viện cho TP.HCM chống dịch. May mắn, chị và chồng- điều dưỡng Đỗ Ngọc Anh, được xếp chung phòng.

“Nhờ vậy, hai vợ chồng còn có thể động viên nhau trong công tác dù thời gian cả hai được gặp nhau cũng không nhiều vì phải làm theo ca. Các đồng nghiệp còn trêu chuyến công tác như “tháng trăng mật” của vợ chồng tôi”, chị Giang cười.

Một tháng ở tâm dịch TP.HCM

Như chị dự đoán, công việc tại Trung tâm Hồi sức Covid-19, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 TP.HCM căng thẳng và áp lực.

“Chúng tôi nhận bệnh nhân được chuyển từ tầng dưới lên, cho F0 thở oxy bằng gọng kính, thở oxy qua mặt nạ (mask)... Nếu bệnh nhân nặng, chúng tôi chuyển đến khoa hồi sức để các bác sĩ đặt ống thở máy. Khoa tôi làm việc có khoảng 65-66 bệnh nhân. Một ca trực (12 tiếng) sẽ gồm 4 bác sĩ chia nhau, để bớt căng thẳng”. Công việc áp lực nhưng chị Giang nói nhờ đồng nghiệp hỗ trợ, chia sẻ nên dù nhiều bệnh nhân, nhiều F0 nặng chị vẫn bắt nhịp được với guồng quay ở đây.

Đêm thuyết phục gia đình của vợ chồng bác sĩ cùng vào TP.HCM chống dịch - Ảnh 2.

BS Giang mặc đồ bảo hộ chuẩn bị vào ca trực


“Tôi vẫn chịu được nhưng nhiều đồng nghiệp không may mắn như vậy”. Theo chị Giang, từng có bác sĩ ngất xỉu ngay trong buồng bệnh. Các bác sĩ khác phải mở khẩu trang để lấy khí thở cho đồng nghiệp. Dù môi trường buồng bệnh nhiều virus, nguy cơ lây nhiễm cao nhưng họ bắt buộc phải làm như vậy”.

Bình thường, sau khi ra khỏi buồng bệnh, các bác sĩ mới tháo bỏ khẩu trang, đồ bảo hộ, khử khuẩn và 5-7 ngày/lần, họ sẽ được xét nghiệm. Nhưng bác sĩ này, sau đó, phải 2 ngày/lần xét nghiệm để theo dõi nguy cơ lây nhiễm.

Theo chị Giang, công việc của các điều dưỡng cũng vất vả không kém. Ngoài công việc chuyên môn, họ còn phải hỗ trợ sinh hoạt cho bệnh nhân.

“Nhiều F0 phải thở oxy, không thể rời giường vì đi ra ngoài có thể thiếu oxy dẫn đến suy hô hấp, tử vong. Vì vậy, các sinh hoạt đều diễn ra tại giường. Với người bệnh bình thường vào viện sẽ có người nhà hỗ trợ nhưng ở đây tất cả đều do các điều dưỡng lo liệu”.

Nếu bệnh nhân không ăn được, điều dưỡng phải đút từng thìa. Các điều dưỡng cũng phải đóng bỉm, thay bỉm cho bệnh nhân hoặc hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh tại chỗ. Công việc của họ còn là vận chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi kia, rất vất vả.

Trước khi vào ca, họ đều hạn chế uống nước để giảm nhu cầu đi vệ sinh, tránh nguy cơ lây nhiễm. Làm việc theo ca nên giờ sinh hoạt của các bác sĩ, điều dưỡng rất thất thường. Khi vào ca sáng, chị Giang tranh thủ ăn từ 6-6h30 và lên xe lúc 6h45.

2h chiều kết thúc ca, chị thay quần áo, khử khuẩn và lên xe về đến khách sạn lưu trú. 4h chiều, họ mới ăn bữa trưa. Ca chiều kết thúc vào 9h30 tối nhưng họ về khách sạn lưu trú vào lúc 11h đêm. Lúc này, các bác sĩ mới tắm rửa, ăn bữa tối.

Dù lịch sinh hoạt thất thường nhưng họ đều cố gắng ăn và giữ sức khỏe vì theo chị Giang “cuộc chiến còn dài, điều quan trọng nhất là mình phải giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mình có như vậy cũng tạo động lực cho đồng nghiệp”.

Đêm thuyết phục gia đình của vợ chồng bác sĩ cùng vào TP.HCM chống dịch - Ảnh 3.

BS Giang và chồng là anh Ngọc Anh, đều công tác tại khoa Lọc máu, Bệnh viện Kiến An, TP.Hải Phòng


Làm việc ở tuyến cuối, chị Giang từng chứng kiến nhiều trường hợp để lại tiếc nuối. Đó là hai vợ chồng cao tuổi, có bệnh nền phải vào điều trị. Người chồng chuyển nặng và ra đi trước sự chứng kiến của người vợ. Nhưng chị cũng hạnh phúc khi chia sẻ về nhiều bệnh nhân nặng chuyển nhẹ, nhiều cơ hội xuất viện.

“Chúng tôi từng đón một F0 sinh năm 2012. Em vào đây một mình vì ba mẹ cũng là F0 đang điều trị ở bệnh viện khác”, chị kể. Theo chị Giang, F0 9 tuổi này rất vui vẻ, dễ thương. Em thường trò chuyện với các y bác sĩ. May mắn, mới đây em đã khỏi bệnh và về nhà.

Sau các ca trực, về đến phòng, nữ bác sĩ này lại tranh thủ gọi điện về nhà để bớt nỗi nhớ con. “Đây là lần đầu hai vợ chồng xa con lâu đến thế. Tôi chỉ mong TP.HCM hết dịch, để về và thực hiện lời hứa là đưa các con đi chơi”, chị nói.

Theo Ngọc Trang

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kẻ cướp xe ô tô ở Thanh Trì: Nảy sinh ý định từ đầu

Kẻ cướp xe ô tô ở Thanh Trì: Nảy sinh ý định từ đầu

Pháp luật - 24 phút trước

GĐXH - Vì không có tiềm chi tiêu, khi đọc được thông tin bán xe của chị T, hắn đã nảy sinh ý định cướp tài sản.

Sau khi thi công cao tốc Bắc Nam, nhiều tuyến đường mượn vẫn chưa được hoàn trả

Sau khi thi công cao tốc Bắc Nam, nhiều tuyến đường mượn vẫn chưa được hoàn trả

Xã hội - 41 phút trước

GĐXH - Ba dự án thành phần đường bộ cao tốc, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường mượn để thi công cao tốc vẫn chưa được sửa chữa, hoàn trả như cam kết.

Một người tử vong sau khi vật nghi đầu đạn phát nổ

Một người tử vong sau khi vật nghi đầu đạn phát nổ

Đời sống - 45 phút trước

GĐXH - Trong lúc đi bắt cá ở bờ mương, anh H. nhặt được một vật nghi đầu đạn. Khi di chuyển trên đường, vật này phát nổ khiến anh H. bị thương nặng rồi tử vong.

12 người chia nhau hơn 430 tỷ Vietlott trong một tháng: Ngưỡng mộ sự thông minh và tính toán để mang may mắn về tay

12 người chia nhau hơn 430 tỷ Vietlott trong một tháng: Ngưỡng mộ sự thông minh và tính toán để mang may mắn về tay

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Cùng xem những người chơi trúng tiền tỷ Vietlott đã tính toán như thế nào để mang may mắn đổi đời về tay.

Dự báo tử vi tuần mới 13/5 - 19/5/2024 chi tiết của các con giáp tuổi Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi

Dự báo tử vi tuần mới 13/5 - 19/5/2024 chi tiết của các con giáp tuổi Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tuần mới 13/5 - 19/5/2024 chi tiết của các con giáp tuổi Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi dưới đây, bạn có thể tham khảo.

Bị lừa 43 triệu, nhờ người lấy lại thì bị lừa tiếp 113 triệu

Bị lừa 43 triệu, nhờ người lấy lại thì bị lừa tiếp 113 triệu

Pháp luật - 1 giờ trước

Bị lừa đảo qua mạng hết 43 triệu đồng, người đàn ông ở tỉnh Quảng Nam nhờ lấy lại thì tiếp tục bị lừa thêm 113 triệu.

Đường dành cho xe đạp ở Hà Nội 'ảm đạm', bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải

Đường dành cho xe đạp ở Hà Nội 'ảm đạm', bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 2 tháng được cải tạo, đưa vào sử dụng, đến nay, tuyến đường dành riêng cho xe đạp tại Hà Nội dọc theo sông Tô Lịch lâm cảnh "ảm đạm", nhiều đoạn đường ngập rác thải, một số nút ra, vào bị lấn chiếm thành nơi kinh doanh, điểm đỗ ô tô...

Tại một địa phương, cán bộ an ninh trật tự cơ sở tử vong khi làm nhiệm vụ thì thân nhân có thể được hưởng trợ cấp gần 83 triệu đồng

Tại một địa phương, cán bộ an ninh trật tự cơ sở tử vong khi làm nhiệm vụ thì thân nhân có thể được hưởng trợ cấp gần 83 triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Hậu Giang đề xuất, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội, chẳng may bị tử vong khi thực hiện nhiệm vụ thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 64.800.000 đồng và được hưởng trợ cấp mai táng phí, tiền tuất là 18.000.000 đồng.

Tháng 4 cả nước xảy ra 372 vụ cháy

Tháng 4 cả nước xảy ra 372 vụ cháy

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an, trong tháng 4/2024, toàn quốc xảy ra 372 vụ cháy, làm chết 03 người, 02 người bị thương, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 18,69 tỷ đồng và 43,94 ha rừng. Xảy ra 04 vụ nổ, làm chết 01 người, làm bị thương 06 người.

Sử dụng kích điện đánh bắt thủy sản, chủ tàu cá nhận kết đắng

Sử dụng kích điện đánh bắt thủy sản, chủ tàu cá nhận kết đắng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đã bị cơ quan chức năng TP. Hạ Long xử phạt về khai thác thủy sản tại khu vực cấm khai thác, nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn thực hiện hành vi vi phạm của mình. Mới đây, đối tượng này đã bị tòa án tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Top