Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề nghị thay tên gọi Đại học bằng thuật ngữ Viện đại học

Thứ ba, 08:34 05/12/2017 | Xã hội

Đó là góp ý của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam về sửa đổi và bổ sung một số điều của các luật về giáo dục đại học mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến nhằm tránh hiểu một cách hiểu khác lạ như trong Luật Giáo dục Đại học hiện hành.

Nghị quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị 8 BCHTW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ban hành đã gần 4 năm nhưng nhiều nội dung của nghị quyết vẫn chưa đi được vào cuộc sống do vướng với khá nhiều các qui định đã không còn phù hợp ở các luật về giáo dục.

Trong đó có Luật Giáo dục và Luật GDĐH. Do vậy để tháo gỡ những vướng mắc đang gặp khi triển khai Nghị quyết 29 Quốc hội đương nhiên cần sớm bổ sung, sửa chữa các luật này.


Hiệp hội: Trong cách gọi tên cơ sở giáo dục đại học Ban soạn thảo Luật Giáo dục Đại học có sự nhầm lẫn giữa cấu trúc và đẳng cấp của trường với tên gọi được Nhà nước đặt cho.

Hiệp hội: "Trong cách gọi tên cơ sở giáo dục đại học Ban soạn thảo Luật Giáo dục Đại học có sự nhầm lẫn giữa cấu trúc và đẳng cấp của trường với tên gọi được Nhà nước đặt cho".

Phải triệt tiêu được tệ nạn “xin – cho”

Theo Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam, Dự án Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sắp tới tối thiểu phải đạt được các yêu cầu quan trọng sau:

Một là, phải định hướng cho sự hình thành một hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) phân tầng, thống nhất, đa dạng, rõ ràng và hiệu quả, hiện đại, mang tính đại chúng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm hội nhập quốc tế. Trong các luật về giáo dục và trong các văn bản hiện hành, hệ thống này còn mờ về triết lý, manh mún, thiếu gắn kết, chắp vá về cơ cấu, hạn chế về năng lực hội nhập và kém hiệu quả.

Hai là, phải khẳng định và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy quyền tự chủ thực sự và hợp lý (trên tất cả các phương diện) và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH.

Ba là, phải khẳng định được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học, thể hiện quan điểm xã hội hóa toàn diện về giáo dục.

Bốn là, phải triệt tiêu mọi hậu họa của tệ nạn “xin – cho” đang phổ biến hiện nay trong cơ chế quản lý GDĐH.

Đáng tiếc là cả 4 yêu cầu đó đều không được thể hiện hoặc nếu có thể hiện thì vẫn rất mờ nhạt ở Luật GDĐH hiện hành.

Hiệp hội cho rằng chỉ khi Luật Giáo dục Đại học đáp ứng được cả 4 yêu cầu trên thì giáo dục đại học Việt Nam mới hy vọng trong tương lai gần đạt được các tiêu chí cần có của một nền giáo dục đại học tiên tiến là: công bằng, chất lượng, hiệu quả, nhất quán và quốc tế hóa.

Cần khẳng định Giáo dục đại học VN đi theo hướng đại chúng

Góp ý một số điều trong dự thảo Luật giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung, về Triết lý giáo dục đại học. Hiệp hội cho rằng, cần thể hiện những quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước về GDĐH để thống nhất định hướng cho phát triển GDĐH Việt Nam, khắc phục dư luận cho rằng GDĐH Việt Nam chưa có triết lý. Cần khẳng định GDĐH Việt Nam đi theo hướng đại chúng. Không nên né tránh điều này trong Luật Giáo dục Đại học.

Về các trình độ, theo Hiệp hội nên có cao đẳng, cử nhân, chuyên gia (như kỹ sư, bác sỹ, luật sư,...), thạc sỹ và tiến sĩ. Không nên dùng chung một thuật ngữ đại học cho cả 2 trình độ cử nhân và chuyên gia (xem Luật Giáo dục Đại học LB Nga). Có thể có thêm các trình độ phụ sau trình độ chuyên gia cho những ngành đặc thù (như Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2 ở ngành y,...).

Quan niệm sai khái niệm trường đại học đa lĩnh vực

Hiệp hội cho rằng, trong cách gọi tên cơ sở giáo dục đại học Ban soạn thảo Luật Giáo dục Đại học có sự nhầm lẫn giữa cấu trúc và đẳng cấp của trường với tên gọi được Nhà nước đặt cho.

Theo thông lệ chung, đại học (university) chỉ những cơ sở GDĐH đa lĩnh vực nên sẽ không có chuyện chỉ sử dụng tên gọi “đại học” cho các trường đại học quốc gia hoặc vùng. Cũng không thể nhầm lẫn gọi đại học là trường hai cấp, bởi gọi như vậy sẽ biến đại học thành một liên hiệp các trường đại học chuyên ngành.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay: chữ “college” chỉ có nghĩa là một trường đại học khi nó đứng độc lập, còn khi nằm trong một “university” thì ý nghĩa đó không hề có. Do vậy, không thể vì quan niệm sai khái niệm trường đại học đa lĩnh vực (university) mà đưa ra một cách hiểu khác lạ như trong Luật Giáo dục Đại học hiện hành.

Để tránh hiểu lầm Hiệp hội đề nghị thay tên gọi Đại học bằng thuật ngữ Viện đại học.

Theo thông lệ quốc tế hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau: theo cơ cấu tổ chức (viện đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng), theo sứ mệnh (viện đại học quốc gia, viện đại học vùng, trường đại học ngành, trường đại học địa phương, trường cao đẳng ngành, trường cao đẳng địa phương, trường đại học tư thục,...), theo đẳng cấp (trường đại học nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng), theo phương thức tuyển sinh (trường đại học truyền thống, trường đại học mở), theo loại hình sở hữu (công lập, tư thục, tư thục hoạt động KVLN, dân lập).

Trong Luật Giáo dục Đại học cần có định nghĩa rõ cho từng loại trường như ở các nước để tránh gọi tên tùy tiện đồng thời xác định rõ sứ mệnh của chúng.

Nhầm lẫn giữa phân tầng đại học và xếp hạng đại học

Hiệp hội cho rằng, dường như Ban soạn thảo có sự nhầm lẫn giữa khái niệm phân tầng giáo dục đại học với khái niệm xếp hạng chất lượng.

Một nền GDĐH phân tầng hoàn toàn không hề chấp nhận những cơ sở GDĐH chất lượng thấp. Phân tầng ở đây chỉ có nghĩa là thừa nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các cơ sở GDĐH.

Ở Khoản 5 của Điều 9 có nói đến Nhà nước (Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) là người công nhận xếp hạng cơ sở GDĐH, nhưng không chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm xếp hạng. Nếu vẫn lại là Bộ Giáo dục và Đào tạo thì rõ ràng khó có sự khách quan và cuối cùng lại quay trở về với cơ chế xin - cho.

Theo Hiệp hội, việc tách ra Điều 8 và Điều 29 cho riêng loại trường Đại học Quốc gia là không hợp lý.

Thuật ngữ “đại học” (hay viện đại học) thường để chỉ những cơ sở giáo dục đại học đa lĩnh vực, có đào tạo ở các trình độ sau đại học, được tổ chức theo cơ chế 3 cấp quản lý hành chính.

Vậy đâu phải chỉ có đại học quốc gia và đại học vùng mới được mang tên “đại học”. Còn phụ từ “quốc gia” là để chỉ sứ mệnh của những cơ sở GDĐH đào tạo nhân lực đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở tầm quốc gia.

Do đó, nhiều trường đại học, học viện vẫn được quyền gắn phụ từ đó vào tên của mình (thí dụ: Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà nội, Học viện Chính trị Quốc gia,...).

Điều 8 gán cho các đại học quốc gia vai trò, địa vị pháp lý và đẳng cấp cao nhất là duy ý chí. Trên thế giới Nhà nước chỉ trao sứ mệnh cho các trường đại học còn đẳng cấp của trường phải được cộng đồng đại học thừa nhận trên cơ sở những gì mà trường đại học đó thể hiện.

Khái niệm Hội đồng trường không chính xác trong dự thảo Luật

Hiệp hội cho rằng, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính Phủ đã chỉ rõ việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH phải gắn liền với sự hình thành hội đồng trường và xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản. Tuy nhiên việc không nhắc đến xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản ở Luật GDĐH sẽ làm cho Hội đồng trường cho dù có cũng không thể phát huy được vai trò của mình và điều đó tất nhiên kéo theo việc không thể trao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở GDĐH.

Trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH phải được triển khai đồng bộ với việc gia tăng trách nhiệm giải trình của các cơ sở đó (thuật ngữ “tự chịu trách nhiệm” viết trong Luật Giáo dục không chính xác, thậm chí còn làm nhiều người hiểu sai.

Theo Hiệp hội, nhiều năm nay rất nhiều học giả và nhà quản lý đã đề nghị thay thuật ngữ này bằng thuật ngữ “trách nhiệm giải trình”).

Trong vấn đề này, cần viết rõ hơn về trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH: các trường phải công khai, minh bạch mọi hoạt động, phải chịu sự giám sát của Nhà nước và cộng đồng xã hội thông qua hội đồng trường và các tổ chức kiểm định, kiểm toán.

Tuy khái niệm Hội đồng trường đã được đưa vào Luật tại các Điều 16,17 và 18 nhưng quan niệm về nó lại rất không chính xác: không chỉ rõ thành phần của Hội đồng trường chủ yếu là các thành viên trong trường (đại diện cho quyền làm chủ của tập thể nhà trường) hay các thành viên ngoài trường (đại diện cho quyền làm chủ của cộng đồng xã hội);

Hội đồng quản trị của các trường tư có thành phần chủ yếu là các cổ đông (đại diện cho quyền lợi của các nhà đầu tư) hay có thành phần rộng rãi hơn nhiều để đại diện cho cả xã hội; hiệu trưởng có được đồng thời là chủ tịch hội đồng trường hay không,...

Tất cả những điều đó có ảnh hưởng lớn đến vai trò của Hội đồng trường với tư cách là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường.

Trong điều 32 của Luật giáo dục ĐH sửa đổi, thoạt đầu đọc điều này có cảm nghĩ dường như các cơ sở GDĐH sẽ được quyền tự chủ rất lớn. Tuy nhiên khi đọc những minh chứng cụ thể ở hàng loạt điều có thể nhận thấy rất rõ sự ràng buộc với các quy định cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cho các cơ sở GDĐH hầu như mất hết tự chủ.

Ở tất cả các điều đó đều thường xuyên sử dụng các thuật ngữ “xin phép” và “cho phép” trong khi với cơ chế tự chủ thật sự các cơ sở GDĐH chỉ phải “đăng ký” còn các cơ quan quản lý nhà nước chỉ ra các quyết định “công nhận”.

Cơ chế trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học không rõ. Trao quyền tự chủ phải dựa trên kết quả giám sát, kiểm định của cộng đồng xã hội, không thể chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của những người quản lý.

"Lẽ ra trong Dự thảo Luật phải quy định quyền tự chủ cụ thể cho từng loại trường cũng như các chế tài cần thiết tương ứng thì lại quy về trách nhiệm phán quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cơ sở GDĐH cụ thể. Điều đó rất dễ lại rơi vào cạm bẫy “xin-cho” đang phổ biến hiện nay trong quản lý GDĐH" - Hiệp hội nhấn mạnh.

Nhận xét về kết cấu và nội dung Luật Giáo dục Đại học hiện hành, theo Hiệp hội vẫn nghiêng theo hướng của một luật về các cơ sở giáo dục đại học - một văn bản thường chỉ được trình bày dưới dạng “dưới luật”, tức Điều lệ trường đại học. Điều này có thể thấy rõ ngay tại các Điều 1 và 2 của Luật quy định về phạm vi điều chỉnh và về đối tượng áp dụng.

Trong Luật, những nội dung rất quan trọng của một Luật Giáo dục Đại học hiện đại như Hệ thống giáo dục đại học, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học hầu như không được thể hiện rõ. Mặt khác nhiều nội dung đưa vào lại quá chi li, không xứng tầm của một luật về Giáo dục đại học.

Chính vì vậy, Hiệp hội đề nghị Luật Giáo dục Đại học sửa đổi tới phải đưa thêm vào hai chương mới: một chương về Hệ thống giáo dục đại học và một chương về Quan hệ Xã hội.

Chương đầu cần chứa đựng các nội dung như: cơ cấu hệ thống GDĐH, các chuẩn mực GDĐH quốc gia, các trình độ đào tạo, hệ thống văn bằng, các cơ sở GDĐH, mạng lưới các hội và hiệp hội về GDĐH... (tương tự như Luật Giáo dục Đại học của Liên Bang Nga).

Chương sau cần đưa vào các nội dung về nguyên tắc bình đẳng trong cơ hội và điều kiện tiếp cận với GDĐH của mọi công dân có nguyện vọng và nhu cầu được học đại học, về trách nhiệm và quyền lợi của công dân, trong đó có giới tuyển dụng đối với GDĐH, về vai trò của các hội và hiệp hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học... Đây là hai chương rất cơ bản không thể thiếu vắng trong mọi Luật Giáo dục Đại học.

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Giáo dục - 2 giờ trước

Nam sinh trường THPT Chu Văn An Nguyễn Tuấn Minh thi đấu xuất sắc tạo mốc điểm khởi động kỷ lục mới và giành vòng nguyệt quế trận tuần với tổng điểm cao 315 điểm.

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Xã hội - 2 giờ trước

Nhiều nạn nhân tin tưởng và đưa tiền cho Nguyễn Thị Lài ở Quảng Bình bằng hình thức vay mượn cá nhân với số tiền hàng chục tỉ đồng. Nhưng thôn nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương, không có dấu vết.

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Xã hội - 2 giờ trước

Bầu Đức đã dự đám cưới của hậu vệ Hồng Duy tại Gia Lai.

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Xã hội - 3 giờ trước

Trong lúc tắm hồ ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 1 em bị trượt chân đuối nước, 3 em còn lại tìm cách cứu và cũng không may tử vong.

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Xã hội - 3 giờ trước

Những ngày qua, cư dân mạng liên tục có những chia sẻ về hình ảnh gia đình khỉ bạc nhưng lại sinh ra một chú khỉ con có bộ lông màu vàng tại Thảo Cầm Viên (TPHCM).

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Xã hội - 3 giờ trước

Một chiếc máy bay nhỏ đã rơi ở thành phố Tanggerang giáp thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 19/5, khiến toàn bộ những người có mặt trên máy bay thiệt mạng.

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Một cụ ông 70 tuổi ở Hà Tĩnh bị kẻ lừa đảo gọi điện, yêu cầu nộp đủ 6 tỷ đồng để không bị xử lý vụ việc liên quan đến ma túy.

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xã hội - 3 giờ trước

Chính quyền địa phương quyết định xử phạt nhóm phụ nữ "tập yoga" giữa đường gây bức xúc.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội để xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Top