Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dây rốn thắt nút và biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai lẫn chuyển dạ

Thứ sáu, 16:51 17/03/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Dây rốn thắt nút là một trong những trường hợp hiếm gặp khi mang thai và sinh nở nhưng lại là mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Trẻ chào đời cùng dây rốn thắt nút hiếm gặp

Thông tin từ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cho biết, bệnh viện vừa mổ đẻ cho sản phụ mang thai bị dây rốn thắt nút.

Theo đó, sáng 15/3/2023, Khoa Phụ sản bệnh viện đã tiếp nhận thai phụ V.T.T.T (32 tuổi, mang thai lần 2). Qua thăm khám, bác sĩ xác định thai nhi được 39 tuần 6 ngày, tim thai 160-170 lần/phút, không đều, cổ tử cung mở 2cm. Ngay lập tức, sản phụ đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức tim thai nhưng tim thai vẫn dao động, biểu đồ chuyển dạ tim thai có dấu hiệu suy thai cấp.

Qua hội chẩn liên khoa, các bác sĩ nghi em bé có khả năng bị suy, ngạt khi sinh, thậm chí có thể tử vong nên chuyển bệnh nhân mổ cấp cứu. Sau đó, cả ekip đã "đón" được một bé gái cân nặng 3700 gram, bé hồng hào.

Đặc biệt, trong quá trình phẫu thuật, ekip phẫu thuật đã phát hiện, thai nhi bị dây rốn thắt nút hiếm gặp. Hiện tình trạng mẹ và bé ổn định, bé bú mẹ tốt.

Cũng sinh con có dây rốn thắt nút hiếm gặp, chị N.T.B.N (33 tuổi, tại TP Thái Nguyên) chia sẻ, cách đây 1 tháng chị sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. Khi bác sĩ mổ lôi em bé ra khỏi bụng mẹ, cả êkíp mới phát hiện em bé bị dây rốn thắt nút.

Theo chia sẻ của chị N, trong quá trình mang thai chị đi siêu âm định kỳ hàng tháng nhưng không phát hiện ra thai nhi bị dây rốn thắt nút. Mang thai chị N cũng bị dư ối, bị dọa sinh non từ 28 tuần, có nguy cơ bị tiền sản giật.

Nhớ lại khoảng khắc con chào đời chị N thấy vô cùng may mắn, em bé sinh ra bình an và khỏe mạnh. "Tôi đi sinh sớm hơn dự kiến khoảng 20 ngày. Trước khi vào phòng mổ bác sĩ siêu âm cũng không phát hiện bé bị dây rốn thắt nút. Tôi cảm thấy rất may mắn con sinh ra khỏe mạnh. Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy run", chị N nói.

Dây rốn thắt nút: Sự hình thành và biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai lẫn chuyển dạ - Ảnh 1.

Hình ảnh em bé sinh ra bị dây rốn thắt nút hiếm gặp. Ảnh: NVCC

Dây rốn thắt nút là gì?

Theo BSCKII. Nguyễn Đức Hùng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam, dây rốn là cầu nối duy nhất giữa người mẹ và thai nhi, đóng vai trò vận chuyển oxy và mang dưỡng chất nuôi dưỡng bào thai khi thai còn nằm trong bụng mẹ. Khi dây rốn bị thắt nút, sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy. Thai nhi không được nhận đủ hoặc bị chặn dưỡng khí và chất dinh dưỡng sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ thắt lỏng hoặc chặt của dây rốn.

Dây rốn thắt nút là một trong những trường hợp hiếm gặp khi mang thai và sinh nở nhưng lại là mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Theo số liệu nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0.3 – 2.2% các ca sinh và nâng tỷ lệ tử vong thai nhi tăng cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường. Thông thường, các ca thắt nút dây rốn phải được cấp cứu ngay lập tức để ngăn chặn thai chết lưu trong tử cung.

Nguyên nhân hình thành thắt nút dây rốn

Theo bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thắt nút dây rốn là do trong quá trình thai nhi cử động, vô tình di chuyển qua các vòng cung của dây rốn tạo thành nút thắt.

Có một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như:

Dây rốn quá dài.

Thai phụ đa ối.

Kích thước thai nhi nhỏ.

Thai nhi là bé trai (hiếu động).

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.

Thai phụ mang song thai 1 túi ối.

Thai phụ có chọc dò ối thai kỳ.

Thai phụ từng sinh nhiều.

Thai phụ dùng các chất kích thích khi mang thai.

Rất khó xác định chính xác thời điểm tạo thành dây rốn thắt nút. Dây rốn thắt nút có thể tạo thành rất sớm từ 9 - 12 tuần tuổi thai. Bởi ở giai đoạn này thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thai nhi chiếm chỗ.

Dây rốn thắt nút: Sự hình thành và biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai lẫn chuyển dạ - Ảnh 2.

Rất khó xác định chính xác thời điểm tạo thành dây rốn thắt nút.

Dấu hiệu nhận biết thắt nút dây rốn

Thắt nút dây rốn thường không có biểu hiện gì, đa phần chỉ được phát hiện thông qua siêu âm thai định kỳ. Thai phụ có thể cảm nhận những thay đổi bất thường về cử động của thai nhi mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ.

Phụ nữ mang thai nên đến khám ngay để đánh giá sức khỏe thai nếu phát hiện các dấu hiệu dây rốn thắt nút như: Thai nhi cử động thai ít hoặc yếu, bụng trồi, không tròn. Tốt nhất, khi mang thai nên đi khám và siêu âm thai thường xuyên. Đồng thời phụ nữ mang thai cũng nên thường xuyên theo dõi tim thai để xác định nguy cơ với em bé có hay không.

Thắt nút dây rốn nguy hiểm như thế nào?

ThS.BS Ngô Thị Bình Lụa, (Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, dây rốn đóng vai trò như một cầu nối giữa bào thai và nhau thai, cho phép di chuyển các chất dinh dưỡng vào bào thai và cung cấp oxy cho thai.

Dây rốn bị thắt nút thường xảy ra hai trường hợp đó là thắt nút lỏng và thắt nút chặt. Mức độ nguy hiểm cũng dựa trên tình hình của nút thắt. Với trường hợp thắt nút lỏng lẻo ở dây rốn sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến bé.

Tuy nhiên, dây rốn bị thắt nút chặt dẫn tới hệ tuần hoàn của bé bị cản trở. Điều này làm cho bé không được cung cấp lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết dẫn đến thiếu máu não, bại não hoặc thai nhi tử vong ngay trong quá trình mang thai. Các biến chứng dây rốn thắt nút có thể xảy ra trước sinh và trong sinh, thường đòi hỏi phải được cấp cứu ngay lập tức.

Bên cạnh đó, trên thực tế khi ở trong bụng mẹ, thai nhi thường khá hiếu động, bé có thể dịch chuyển bằng cách xoay đầu, nghịch... làm cho dây rốn bị thắt nút chặt dần, tác động lớn đến quá trình trao đổi chất giữa hai mẹ con. Hiện tượng này còn ảnh hưởng khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, khi bé được đẩy ra ngoài, dây rốn cũng sẽ được kéo xuống, nút thắt chặt hơn dễ khiến em bé tử vong ngay khi chuyển dạ sinh thường nếu mẹ không kịp thời phát hiện dây rốn thắt nút từ ban đầu.

Nhưng cũng có không ít trường hợp tình trạng thắt nút ở dây rốn được phát hiện ngay sau khi bé chào đời một cách an toàn. Bởi vì dây rốn của bé dài, trong quá trình chuyển đầu của thai nhi xuống bên dưới không kéo quá căng dây rốn và nút thắt cũng không quá chặt.

Một số nghiên cứu trên y văn cho thấy dây rốn thắt nút liên quan đến bào thai nam, dây rốn dài, mang thai quá ngày, đái đường thai kỳ, cao huyết áp mạn, sinh đẻ nhiều lần, đa ối; liên quan đến tuổi mẹ, thiếu máu, đái đường và tiến sử sảy thai trước đó. Tuổi thai, trọng lượng thai, cách thức sinh không liên quan đến yếu tố nguy cơ của dây rốn thắt nút.

BS Bình Lụa cho biết thêm, ghi nhận nguy cơ tử vong ở nhóm có dây rốn thắt nút cao gấp 5 lần và biến chứng thai kỳ này không có dự báo trước. Dây rốn thắt nút giống như một "tai nạn bất ngờ" trong sản khoa, gây ra các biến cố như thai chết lưu, nhất là thai lưu 3 tháng cuối hoặc thời điểm chuyển dạ.

Nút thắt dây rốn không phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp, tỷ lệ trung bình khoảng 1/100 và đa số các trường hợp là được phát hiện tình cờ. Các nút thắt được hình thành trong quá trình thai nhi chuyển động, trượt qua một vòng dây.

Dây rốn thắt nút: Sự hình thành và biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai lẫn chuyển dạ - Ảnh 3.

Dây rốn nút thắt được hình thành trong quá trình thai nhi chuyển động, trượt qua một vòng dây.

Đối tượng nào mang thai có nguy cơ thai bị dây rốn thắt nút?

Cũng theo BS Bình Lụa, những đối tượng có nguy cơ cao như mang song thai (một nhau, một ối) thì vòng dây rốn hay bị xoắn do tác động vật lý trong lòng tử cung. Nguy cơ dây rốn bị xoắn hoặc dây rốn thắt nút ở các trường hợp song thai lên tới 90% nên từ tuần thai thứ 32-34, các bác sĩ đã phải mổ lấy thai sớm.

Tuy nhiên, những thai kỳ đơn thai bị thắt nút dây rốn là rất hiếm, đa số xảy ra ở những sản phụ có nước ối quá nhiều, đa ối, dây rốn dài hoặc thai nhi nhẹ cân.

Có thể phát hiện dây rốn thắt nút?

Nút thắt dây rốn hiện tại vẫn là một khó khăn cho chẩn đoán trước sinh. Khi thai nhi còn trong tử cung, không thể chẩn đoán được dây rốn có bị thắt nút hay không mà chỉ khi sản phụ có hiện tượng suy thai cấp, thậm chí mất tim thai đột. Thông thường, bác sĩ chỉ có thể khẳng định chắc chắn có dây rốn thắt nút sau khi sản phụ sinh em bé.

Biện pháp để phát hiện dây rốn thắt nút chủ yếu dựa vào siêu âm Doppler màu và siêu âm 4D, 5D nhưng độ nhạy không cao. Như nếu vị trí dây rốn nằm quá sát nhau thì hình ảnh siêu âm có thể không rõ, hoặc các thạch của dây rốn trong giai đoạn sớm bị bết vào nhau cũng có thể tạo ra hình ảnh giả. Chỉ khi nào siêu âm thấy có một dấu hiệu gọi là dấu thòng lọng điển hình, vòng nửa của dây rốn đan chéo nhau thì bác sĩ siêu âm mới có thể kết luận đây là một trường hợp dây rốn thắt nút. Tuy nhiên, có hiện tượng nút thắt giả cần tránh nhầm lẫn do phù nề mạch máu. Điều này không quá ảnh hưởng đến thai nhi và giai đoạn mẹ bầu chuyển dạ. 

Có phòng ngừa được thắt nút dây rốn không?

Đến nay chưa có phương pháp phòng ngừa dây rốn bị thắt nút nên cách tốt nhất để chăm sóc cho sức khỏe của hai mẹ con đó là thăm khám thai nhi định kỳ. Đồng thời thông qua những cảm nhận bất thường từ người mẹ để phòng những trường hợp biến chứng xảy ra.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Y tế - 1 giờ trước

Sau khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về Bệnh viện Nhi Trung ương, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong.

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu tìm kiếm một loại trái cây ngọt mà không làm tăng đường huyết sau ăn thì có thể cân nhắc đến kiwi.

6 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe cho độ tuổi 40

6 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe cho độ tuổi 40

Sống khỏe - 4 giờ trước

Những gì ăn vào cơ thể cũng ảnh hưởng đến xương khớp. Vì vậy để giữ cho xương chắc khỏe nên ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng trong chế độ ăn uống.

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống.

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 17 giờ trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Sự kết hợp độc đáo giữa bia và trứng gà không chỉ đơn thuần là thú vui nhậu nhẹt, sự kết hợp này còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt chú ý đến điều này để có làn da căng mịn, tránh dấu hiệu lão hóa.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Ăn bơ thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường (người đái tháo đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 1 ngày trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Top