Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19

GiadinhNet - Viêm cơ tim cấp hầu hết xảy ra ở người trẻ, chủ yếu gặp sau tiêm mũi 2 vaccine COVID-19, thường xuất hiện từ 2-4 ngày sau tiêm.

Dấu hiệu viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

Viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vaccine là biến chứng hiếm gặp

Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 của Bộ Y tế vừa được ban hành, viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vaccine COVID-19 mới được ghi nhận gần đây trong báo cáo của các Cơ quan Phòng chống bệnh tật, cơ quan Quản lý Dược và Tổ chức giám sát an toàn vaccine tại Châu Âu, Mỹ và một số nước khác.

Viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vaccine là biến chứng hiếm gặp, được ghi nhận sau khi tiêm hầu hết các loại vaccine COVID-19 (Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca hay Janssen). Hiện chưa rõ cơ chế bệnh sinh, mặc dù phản ứng quá mẫn muộn được cho là cơ chế quan trọng.

Hầu hết, biến chứng này gặp ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ, phần lớn gặp sau mũi tiêm lần hai (hoặc sau mũi tiêm lần đầu ở người có tiền sử mắc COVID-19) và đa phần được phát hiện và điều trị khỏi trung bình sau 2-4 ngày.

Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển bất thường thành các dạng nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế khẳng định tiêm vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp căn bản để giải quyết bệnh, với lợi ích tổng thể cho cá nhân và xã hội vượt xa các biến cố có thể xảy đến.

Đến tháng 6, số liệu từ Ủy ban Y tế Châu Âu (EMA) ghi nhận tỷ lệ viêm cơ tim cấp và viêm màng ngoài tim cấp lần lượt là 0,76 và 0,79 phần triệu với vaccine của Pfizer/BioNTech; 0,84 và 0,95 phần triệu với vaccine của Moderna; 0,95 và 1,2 phần triệu với vaccine của Astra Zeneca; 0,0 và 0,5 với vaccine của Johnson & Johnson.

Số liệu của Bộ Y tế Israel ghi nhận tỷ lệ viêm cơ tim khoảng 5 phần triệu (27 ca/5,4 triệu liều) sau khi tiêm mũi đầu và 24,2 phần triệu sau khi tiêm mũi thứ hai (121 ca/5 triệu liều) trong vòng 30 ngày sau tiêm vaccine loại mRNA.

Số liệu từ CDC Mỹ ghi nhận tỷ lệ viêm cơ tim khoảng 5,7 phần triệu (khoảng 1000 ca/177 triệu liều vaccine mRNA củaPfizer/BioNTech hoặc Moderna).

Triệu chứng lâm sàng viêm cơ tim cấp xuất hiện thường 2-4 ngày sau tiêm vaccine, dù có thể gặp sớm (12h sau tiêm) hơn hoặc muộn hơn.

Các triệu chứng gồm:

- Đau ngực: kiểu đau thắt chẹn vùng sau xương ức, ngực trái hoặc phải, hoặc kiểu đau rát bỏng thay đổi theo nhịp hô hấp hoặc tư thế.

- Khó thở: ở các mức độ khác nhau, từ khó thở nhẹ khi gắng sức đến khó thở thường xuyên hoặc khó thở dữ dội, tương ứng với mức độ nặng của suy tim.

- Rối loạn nhịp tim: cảm giác tim đập nhanh/chậm bất thường, hoặc hồi hộp trống ngực do các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau.

Khám lâm sàng có thể không thấy dấu hiệu gì đặc biệt hoặc chỉ có tiếng cọ màng ngoài tim. Có thể có sốt hoặc không.

Viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp thường đáp ứng tốt với điều trị và thoái triển sau 3-5 ngày, song cũng có thể trở nặng thậm chí nguy kịch bất thường.

Dấu hiệu nặng/nguy kịch bao gồm những biểu hiện của các tình trạng như phù phổi cấp, suy tim cấp, tràn dịch màng tim gây ép tim, sốc tim, các rối loạn nhịp nhanh/chậm phức tạp, ngất/thỉu thậm chí đột tử.

Khi đó sẽ có các biểu hiện tương ứng với suy tim hoặc rối loạn nhịp tim ở các mức độ vừa-nặng như mạch nhanh, không đều hoặc rất chậm, nghe tim có tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, ran ẩm ở phổi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt/kẹt, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím (khi có sốc tim...).

Dấu hiệu viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 2.

Về điều trị, Bộ Y tế khuyến cáo người dân sau tiêm vaccine COVID-19 và có một trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp) cần thông báo qua đường dây nóng hoặc đến bệnh viện gần nhất thăm khám để loại trừ viêm cơ tim/viêm màng tim cấp.

Nếu chẩn đoán viêm cơ tim cấp, cần phải theo dõi sát tại các cơ sở có thể hồi sức cấp cứu tim mạch. Trường hợp chuyển nặng, phải chuyển đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch.

Hiện nay, chưa có điều trị đặc hiệu cho viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim cấp sau tiêm vaccine. Các biện pháp chủ yếu là giảm đau chống viêm, sẵn sàng điều trị hỗ trợ hô hấp-tuần hoàn khi có các diễn biến nặng hoặc nguy kịch như phù phổi cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp tim phức tạp, sốc tim hay tràn dịch màng tim ép tim...

Dấu hiệu viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 3.

Các điều trị bổ sung khác tùy theo bệnh cảnh lâm sàng như cân bằng dịch, điện giải, dinh dưỡng, thuốc chống đông, thuốc ức chế bơm proton, kháng sinh...

Người bệnh khi xuất viện, cần được theo dõi định kỳ bởi các bác sỹ chuyên khoa tim mạch 3-6 tháng/lần để đánh giá tiến triển của chức năng tim và tình trạng suy tim nếu có.

Đặc biệt, với người đã viêm cơ tim/màng ngoài tim sau tiêm vaccine, nếu cần tiêm vaccine thì nên chọn loại khác cơ chế tác dụng.

Thu Nguyên


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 7 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 13 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 15 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top