Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu ung thư da nhiều người dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua

Thứ năm, 08:50 12/07/2018 | Y tế

GiadinhNet - Mùa hè, ánh nắng mặt trời gay gắt và chỉ số tia cực tím cao khiến cơ thể có nguy cơ mắc phải ung thư da nếu không có cách phòng ngừa thích hợp.

Hiện nay, tại Việt Nam theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thì con số người mắc bệnh ung thư da đang tăng lên mức báo động. Các chuyên gia cho rằng bệnh ung thư da sẽ còn tiếp tục tăng trong 15 năm tới. Tin tốt là nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn ở 90% số trường hợp.

Bệnh ung thư da được chia thành ba loại cơ bản: ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), u hắc tố ác tính và ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC):

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Ung thư biểu mô tế bào đáy là dạng ung thư da phổ biến nhất và thường nằm ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (cổ, mặt, tay, cánh tay).

- U hắc tố ác tính chủ yếu đề cập đến nốt ruồi và là loại ung thư da chết người nhất.

- Ung thư biểu mô tế bào vảy cũng tương tự như ung thư biểu mô tế bào trừ việc nó bao gồm cả ung thư trong miệng, trên môi, và xung quanh bộ phận sinh dục; bệnh cũng thường bắt nguồn từ những tình trạng có từ trước (như bệnh hoặc di truyền).

Dưới đây là những dấu hiệu "nhỏ" có thể có khả năng gây ra rắc rối lớn nếu không được phát hiện kịp thời:

- Các nốt ruồi kích thước không cân đối: Hãy hình dung bạn chia nốt ruồi làm đôi và xem hai nửa có khớp với nhau không. Những nốt ruồi không cân đối không phải là điều tốt.

- Nốt ruồi có bờ nham nhở hoặc không đều: Những nốt ruồi bình thường thường nhẵn nhụi. Nếu nốt ruồi có dấu hiệu như trên thì bạn nên đi khám.

- Nốt ruồi trở nên sẫm màu hơn hoặc thay đổi màu sắc, nốt ruồi to lên: Bất cứ nốt nào lớn hơn cục tẩy ở đầu bút chì đều cần phải kiểm tra.

- Nốt ruồi bị chảy máu hoặc đau, nốt mụn không hết ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng: Những nốt mụn có thể xuất hiện và biến mất vào lúc này hay lúc khác, nhưng nếu có một vết sưng giống như mụn không hết sau một tháng hoặc hơn, thì rất có thể đó không phải là một nốt mụn bình thường.

- Bầm tím ở bàn chân không khỏi

- Phơi nhiễm với HPV: Bộ phận sinh dục bị nhiễm vi-rút cũng có thể phát triển các tế bào vảy và dẫn đến ung thư da.

- Một vết loét ở vết thương không liền: Tình trạng này thường dùng để chỉ những vấn đề trong miệng (do hút thuốc lá). Ung thư miệng thuộc loại SCC, vì vậy hãy bỏ thuốc lá.

- Các vệt màu nâu hoặc đen dưới móng tay hoặc móng chân

- Da đóng vảy, bong tróc: có một sự khác biệt lớn giữa ung thư da và các bệnh không liên quan như khô da, bệnh vẩy nến, hoặc bệnh chàm mặc dù chúng có biểu hiện giống nhau. Vùng bị ung thư da thường sưng nề và không đáp ứng với các loại kem bôi tại chỗ mà hầu hết các bệnh khác có đáp ứng.

Mặc dù các triệu chứng này không phải lúc nào cũng 100% là ung thư da, tuy nhiên bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để chắc chắn.

Cách ngừa ung thư da hiệu quả

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để phòng ngừa ung thư da, cách tốt nhất là tự bảo vệ làn da trước tia UV. Theo đó các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ra ngoài nắng trong giờ cao điểm 10h-16h vì đây là thời điểm tia cực tím mạnh nhất.

Khi ra ngoài trời nắng, bạn cần sử dụng mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo chống nắng, sử dụng khẩu trang vải sáng màu, bôi kem chống nắng hàng ngày, đặc biệt kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên, cần thoa kem cả những vùng ít tiếp xúc với nắng như tai, cổ.

Những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất hoặc thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, quần áo, găng tay, khẩu trang… phù hợp. Ngoài ra, bạn cần tạo nên các thói quen tốt nhằm tăng cường sự đàn hồi và khỏe mạnh cho da như: làm sạch da hàng ngày, tăng cường tập thể dục thể thao, uống nhiều nước; tránh ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Khi da xuất hiện bất cứ vấn đề gì như vết loét, viêm, nốt ruồi hay có dấu hiệu bất thường, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 6 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top