Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau dạ dày khi mang thai, nguyên nhân và cách xử trí

Thứ bảy, 14:59 12/02/2022 | Dân số và phát triển

Đau dạ dày khi mang thai cũng là điều phổ biến trong thai kỳ. Bệnh thường không có gì đáng lo ngại, nhưng đôi khi là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng.

Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai không đáng lo nếu cơn đau nhẹ và biến mất khi thai phụ thay đổi tư thế, nghỉ ngơi, vận động. Nhưng nếu thai phụ bị đau dạ dày kéo dài nên đi khám để tìm rõ nguyên nhân bệnh.

1. Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai

1. 1 Nguyên nhân đau dạ dày không nghiêm trọng

Đau dây chằng: Thai phụ có thể cảm thấy điều này trong tam cá nguyệt thứ hai khi dây chằng chạy từ tử cung đến háng của bạn bị kéo căng. Đây có thể là một cơn đau nhói khi thai phụ thay đổi tư thế hoặc có thể là một cơn đau âm ỉ, đau nhức.

Chuột rút: Có thể cảm thấy chuột rút do tử cung mở rộng. Những biểu hiện này thường không nghiêm trọng và giảm dần sau vài phút nghỉ ngơi.

Ốm nghén: Thai phụ thường bị ốm nghén vào ba tháng đầu thai kỳ với triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều gây tác động đến hoạt động tiêu hóa, khiến cho dạ dày bị kích thích co bóp quá mức nên tăng tiết dịch vị và đau.

Thay đổi nội tiết tố: Do mang thai nên hormone progesterone ở người phụ nữ có chiều hướng tăng đột ngột. Loại hormone này có vai trò nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung và hạn chế nguy cơ sảy thai nhưng việc tăng lên bất thường lại dễ làm cho nhu động ruột giảm, tăng áp lực ổ bụng và kích thích dạ dày. Hệ quả từ đó là dạ dày có xu hướng bài tiết dịch vị nhiều hơn, co bóp quá mức và đau.

Đầy hơi, chướng bụng hoặc táo bón: Thường gặp trong thai kỳ, những triệu chứng này thường gặp do lượng hormone progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai, làm chậm quá trình tiêu hóa.

1.2. Nguyên nhân có thể gây ra đau dạ dày nghiêm trọng

Một số tình trạng có thể gây đau dạ dày cần được kiểm tra khẩn cấp.

Ảnh hưởng của đau dạ dày khi mang thai - Ảnh 2.

Mang thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân gây ra đau dạ dày nghiêm trọng.

Mang thai ngoài tử cung: Đây là khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, ví dụ như trong ống dẫn trứng. Thai không thể sống sót và cần được loại bỏ bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 4 đến 12 tuần của thai kỳ và có thể bao gồm: đau bụng và chảy máu, đau ở đầu vai khó chịu khi tiểu.

Sảy thai: Những cơn đau quặn và ra máu trước 24 tuần của thai kỳ đôi khi có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc dọa sảy thai (khi bạn ra máu nhưng thai kỳ vẫn tiếp tục bình thường).

Chuyển dạ sớm: Nếu mang thai dưới 37 tuần và thường xuyên bị chuột rút hoặc thắt chặt vùng bụng,có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm và cần được vào bệnh viện để theo dõi. Tiền sản giật là một tình trạng bao gồm huyết áp cao và protein trong nước tiểu, cũng có thể gây ra đau bụng trên.

Tiền sản giật: Đau ngay dưới xương sườn thường gặp ở giai đoạn sau của thai kỳ do thai nhi đang lớn và tử cung đẩy lên dưới xương sườn. Nhưng nếu cơn đau này dữ dội hoặc dai dẳng, đặc biệt là ở bên phải, nó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (huyết áp cao trong thai kỳ) ảnh hưởng đến một số phụ nữ mang thai. Nó thường bắt đầu sau 20 tuần hoặc ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra. Các triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm nhức đầu dữ dội, có vấn đề về thị lực, bàn chân, bàn tay và mặt sưng tấy...

Nhau bong non: Trong một số trường hợp, đau khi mang thai có thể là dấu hiệu của nhau bong non và các biến chứng đe dọa tính mạng khác của cả mẹ và bé, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.  Trong bong nhau thai, nhau thai tách khỏi tử cung sau tuần thứ 20 của thai kỳ và bạn có thể cần theo dõi chặt chẽ hoặc đẻ sớm em bé. Thai phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng tiểu thường gặp trong thai kỳ, có thể gây đau bụng, không phải lúc nào cũng gây đau khi đi tiểu và có thể dễ dàng điều trị.

Ngộ độc thực phẩm: Phụ nữ mang thai dễ bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác ở đường tiêu hóa. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi ngay cả khi không đặc biệt nguy hiểm đối với những người không mang thai, vì vậy tốt nhất là nên đi kiểm tra nếu bị ngộ độc thực phẩm.

2. Thai phụ cần làm gì khi bị đau dạ dày?

Ảnh hưởng của đau dạ dày khi mang thai - Ảnh 4.

Rau xanh và nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ tốt cho tiêu hóa của thai phụ đau dạ dày.

Khi thấy đau dạ dày với các dấu hiệu đau nhiều, liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, thai phụ cần đi khám để được điều trị. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ ăn uống: Thai phụ sẽ được chia ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể thay 6 bữa ăn nhỏ cho 3 bữa chính, không ăn quá no, không để bụng quá đói hay ăn quá nhanh. Nhai từ từ giúp tăng bài tiết của nước bọt và ngăn chặn việc axit dạ dày tiết ra. Chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm như súp, cháo, sữa. Ăn các loại rau củ quả hấp và luộc mềm hay chín kỹ.

Tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn như thực phẩm giàu chất béo, nước ép trái cây họ cam quýt, caffeine, bạc hà,... Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, nghi ngờ ôi thiu và uống rượu, bia…

Tăng cường nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và thư giãn sẽ hạn chế được tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Cần sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, làm dạ dày hoạt động quá nhiều và gia tăng áp lực cho dạ dày.

Sau khi ăn, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn, hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày.

Không nên thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau, khi ngủ nên nằm kê cao đầu, tránh cúi thấp hoặc gập người.

Thai phụ nên đi bộ, tập yoga, thiền, bơi lội… giúp cơ thể khỏe khoắn và vui vẻ.

Bác sĩ Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

Top