Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đào tạo "Cô đỡ thôn bản" ở Hà Giang: Mô hình cần được nhân rộng

Chủ nhật, 03:06 07/06/2009 | Nghiên cứu - Trao đổi

Giadinh.net - Lớp đào tạo “Cô đỡ thôn bản” do Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tài trợ trong khuôn khổ Dự án VNM7PG0001 và Sở Y tế Hà Giang là đơn vị tổ chức thực hiện đã tiếp nhận 14 học viên được tuyển chọn từ một số thôn bản ở 2 huyện Đồng Văn và Xín Mần tham gia.

 
Sau một thời gian, không chỉ các nhà quản lý mà cả những học viên cũng ghi nhận tính hiệu quả của lớp học này.

Khi cô đỡ được học hành bài bản

Tiêu chí của học viên là phụ nữ trẻ, người dân tộc thiểu số, gắn bó với thôn, bản, biết chữ và tiếng phổ thông. Lớp học được tổ chức trong 18 tháng do các giảng viên nòng cốt gồm 12 người là bác sĩ chuyên môn và các nữ hộ sinh của ngành y tế Hà Giang giảng dạy, hướng dẫn thực hành theo giáo trình đào tạo cơ bản của Bộ Y tế.

Đây là lớp đào tạo cô đỡ đầu tiên trên cả nước về mô hình đào tạo, lấy chính người địa phương, đào tạo tại địa phương và trở về cơ sở phục vụ nhân dân nơi họ từng sinh ra, lớn lên và gắn bó. Vì vậy, yếu tố “địa phương” luôn được coi trọng trong quá trình giảng dạy, không tách rời trong học lý thuyết cũng như thực hành, làm thế nào để luôn đảm bảo tiêu chí “thôn, bản”, gần gũi với cơ sở.
 

Đây là lớp đào tạo cô đỡ đầu tiên trên cả nước về mô hình: Lấy chính người địa phương, đào tạo tại địa phương và trở về cơ sở phục vụ nhân dân (Ảnh: Việt Tiến).

Lớp học là mô hình thử nghiệm ban đầu nên ban quản lý lớp cũng phải đối diện với những khó khăn, nhất là trong việc tổ chức chỗ ăn ở, xây dựng và duy trì nề nếp sinh hoạt, học tập đối với các học viên lần đầu tiên sống ở thị xã và tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới lạ. Không có gì hiệu quả hơn là bằng sự quan tâm chu đáo, gần gũi thân thiện trong cuộc sống và sự tận tình, nghiêm túc trong công việc giảng dạy. Những người được giao quản lý lớp đã tạo cho các em nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt đi vào nề nếp.

Niềm vui của các học viên

Đến với lớp học này, các học viên phải xa nhà, đi lại khó khăn, nhiều người phải vượt qua những hoàn cảnh, nỗi niềm riêng tư, nhưng qua một chặng đường, sỹ số của lớp vẫn đảm bảo và ngày càng gắn bó, tích cực học tập.Đây  chính là yếu tố thành công trong việc quản lý, tổ chức lớp.

Bằng phương thức “cầm tay chỉ việc”, các giảng viên là những bác sĩ đã được tập huấn nghiệp vụ và tham khảo kinh nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (thành phố Hồ Chí Minh) đã truyền đạt kiến thức cho học viên. Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực phụ sản từ thành phố Hồ Chí Minh lên Hà Giang trực tiếp giảng dạy. Điều đó như một nguồn động viên, khích lệ tinh thần, giúp những người quản lý và giảng dạy của lớp càng cố gắng, tự tin hơn trong việc thực hiện mục tiêu, đó là đào tạo được những cô đỡ ở thôn bản năng động, có kiến thức và hiểu biết về sản khoa, về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khác với những bà “mụ vườn” tại thôn bản. 14 cô gái trẻ từ các thôn, bản về tham dự lớp học, phần lớn đã có chồng, có những trải nghiệm về chuyện sinh đẻ và hiểu rõ phong tục, thói quen sinh đẻ ở địa phương, mong muốn được góp phần cải thiện tình trạng đẻ tại nhà. Nhận thức được mục tiêu, ý nghĩa của khóa học đối với cả cộng đồng và bản thân, họ đã cố gắng làm quen với nếp sống mới, tập trung học tập và có những tiến bộ mà chính họ là người biết rõ nhất.

Bác sĩ Lương Thị Thu, Phó trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là một trong những giảng viên quản lý và trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các học viên của lớp học đã khẳng định: “Các em đã rất tự tin trong quá trình thực hành tại bệnh viện. Với sự nhiệt tình của các giảng viên và sự cố gắng của các em, chắc chắn về cơ sở các em sẽ làm tốt việc tuyên truyền, vận động, tư vấn, chăm sóc thai nghén và đỡ đẻ tại cộng đồng”...

Tiếp cận lớp học này, không chỉ các nhà quản lý, chuyên môn mà các học viên cũng nhận thấy hiệu quả do lớp học mang lại. Vì vậy, không ít người mong rằng mô hình sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.           

Box: Đến khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, nếu không nhìn thẻ đeo trên cổ, khó có thể nhận ra được các cô đỡ đang thực tập. Họ cùng tham gia khám, hỗ trợ và tư vấn cho sản phụ như một nữ hộ sinh. Sự thành thục và tự tin của họ cho thấy kết quả thành công bước đầu của quá trình học tập, cố gắng của mỗi học viên cũng như sự nhiệt tình, chu đáo và tâm huyết của các bác sĩ, các nữ hộ sinh hướng dẫn...

             Toàn Khánh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Kết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.

Cho tương lai phát triển bền vững

Cho tương lai phát triển bền vững

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

GiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Phụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Chất lượng cuộc sống - 10 năm trước

Màng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.

Top