Hà Nội
23°C / 22-25°C

Danh sách chất gây ung thư được WHO công nhận, có thực phẩm không ít người thường ăn

Thứ tư, 08:30 25/03/2020 | Sống khỏe

Tháng 8/2019, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê danh sách những chất gây ung thư trong đó bao gồm cả những thứ mà không ít người thường dùng.

Ung thư có lẽ là căn bệnh đáng sợ nhất trong xã hội hiện đại. Bởi vậy những thông tin về ung thư, chất gây ung thư hay ăn gì để ngừa ung thư đều được nhiều người quan tâm.

Tháng 8/2019, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - cơ quan liên chính phủ, là một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê những chất gây ung thư để giúp mọi người hiểu rõ những chất hay thực phẩm nào gây ung thư hoặc có thể gây ung thư. Vậy chất gây ung thư là gì và làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống?

Danh sách chất gây ung thư được WHO công nhận, có thực phẩm không ít người thường ăn - Ảnh 1.

Chất gây ung thư không chỉ là thực phẩm, các yếu tố khác bao gồm yếu tố môi trường, yếu tố thuốc,... cũng có thể gây ung thư. Và phòng chống ung thư không chỉ là phòng ngừa ở thực phẩm. Cần ngăn ngừa ung thư ở nhiều khía cạnh như thói quen sinh hoạt để có thể phòng vệ hiệu quả trước loại bệnh cực kỳ có hại này.

Chất gây ung thư là yếu tố có thể khiến tế bào của con người trở thành tế bào ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư ở người là do các chất gây ung thư bên ngoài gây ra. Các yếu tố có thể gây ung thư, dù là vật lý hay hóa học, đều có thể được gọi là chất gây ung thư. Chất gây ung thư thường được phân loại thành chất gây ung thư vật lý, chất gây ung thư hóa học và chất gây ung thư sinh học.

1. Chất gây ung thư vật lý

Bức xạ ion hóa: bao gồm tia X, tia Y, hạt tích điện tốc độ cao,... Những tia vật lý này có thể gây tổn thương nhiễm sắc thể, do đó gây ung thư tế bào. Các bệnh ung thư do bức xạ ion hóa gây ra là: ung thư máu, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư da, ung thư hạch,...

Tia không ion hóa: Bao gồm bức xạ ánh sáng và điện từ, chẳng hạn như tia cực tím, hồng ngoại,... Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng tiếp xúc lâu dài với bức xạ điện từ có thể gây ung thư da và khối u ác tính. Nguyên tắc là DNA tế bào hấp thụ photon và tạo ra chất gây ung thư ảnh hưởng đến sự sao chép DNA. Nó thường gây ra các triệu chứng ung thư như thay đổi sắc tố và teo da và nó có tác dụng di truyền.

2. Chất gây ung thư hóa học

Có gần 10.000 chất gây ung thư hóa học được biết đến, chẳng hạn như amiăng, benzidine, nitrosamine, Aspergillus flavus,... Trong số đó, chất gây ung thư trong thuốc lá là cách phổ biến nhất khiến mọi người nhiễm chất gây ung thư trong cuộc sống. Hơn 20 chất gây ung thư có thể được phát hiện trong thuốc lá. Hơn nữa, hút thuốc có thể làm quá tải các cơ quan khác và gây ra ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang,... Điều quan trọng là không chỉ người hút thuốc bị ảnh hưởng mà ngay cả người hít phải khói thuốc cũng có thể nhận hậu quả.

Danh sách chất gây ung thư được WHO công nhận, có thực phẩm không ít người thường ăn - Ảnh 2.

3. Chất gây ung thư sinh học

Các yếu tố gây ung thư sinh học bao gồm virus, nấm mốc,... Virus xâm nhập vào các tế bào bình thường thông qua vật liệu di truyền khiến các tế bào trở thành ung thư. Các tổn thương thường gặp là ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư tử cung, ung thư máu,... Tính gây ung thư của những chất này thường phải trải qua thời gian dài và khó phát hiện.

Trong danh sách các chất gây ung thư do IARC công bố cũng có hai loại thực phẩm được không ít người dùng đã được xác nhận là chất gây ung thư đó là cá muối kiểu Trung Quốc và thịt chế biến.

Cá muối kiểu Trung Quốc thường được ướp muối mặn và ướp trong quá trình lâu dài. Muối trong cá muối trải qua những thay đổi hóa học với các chất khác nhau trong không khí trong quá trình sấy khô nên ẩn chứa một số chất gây ung thư. Vì vậy chúng cũng được phân loại là chất gây ung thư hạng nhất.

Thịt chế biến: Thịt chế biến là thịt đã được xử lý để bảo quản lâu, bằng cách ướp muối, hun khói, lên men hoặc bất kỳ cách bảo quản như thịt xông khói, salami (một loại xúc xích dạng khối được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô), xúc xích,... Những loại thịt này đều làm tăng khả năng ung thư ruột kết dưa trên hơn 800 nghiên cứu.

Để an toàn, bạn nên hạn chế ăn thịt chế biến nhiều nhất có thể.

Danh sách chất gây ung thư được WHO công nhận, có thực phẩm không ít người thường ăn - Ảnh 3.

Phòng ngừa ung thư như thế nào?

Đầu tiên là môi trường: Không tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm chẳng hạn như vật liệu trang trí có tác dụng phóng xạ, thuốc trừ sâu,... và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian quá dài.

Thứ hai về chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm không đảm bảo chất lượng và mất cân bằng chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tránh thực phẩm giàu chất béo, ít chất xơ, không bị mốc, hun khói, ngâm, chiên, nướng,...

Cuối cùng về thói quen sống: Những thói quen lối sống không lành mạnh cần phải bỏ, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục không an toàn,...

Mặc dù khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, và có nhiều hy vọng cho con người chữa khỏi bệnh ung thư trong tương lai, nhưng tác hại của ung thư vẫn còn rất lớn. Điều quan trọng là phải duy trì lối sống lành mạnh, không tiếp xúc với các mặt hàng có khả năng gây ung thư và thay đổi thói quen có khả năng gây ung thư.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 53 phút trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 2 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 6 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 7 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Top