Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đắng lòng làm mẹ tuổi teen tại Nghệ An (2): Tìm giải pháp ”đặc trị”

GiadinhNet - Mấy năm gần đây, Nghệ An đã triển khai Dự án SKSS, trong đó tiểu phần chăm sóc SKSS cho VTN/TN được đặc biệt quan tâm.

 
Việc ra đời các CLB kỹ năng sống và SKSS đã góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe
cho giới trẻ. Ảnh: Hồ Hà
 
Mấy năm gần đây, Nghệ An đã triển khai Dự án SKSS, trong đó tiểu phần chăm sóc SKSS cho vị thành niên và thanh niên được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, phạm vi tác động của nó mới chỉ những hạt nhân tiêu biểu chứ chưa được nhân rộng, phổ biến ra toàn tỉnh.
 
Những kỷ niệm xót xa

Bác sĩ Hoàng Thị Thu kể: “Trong những lần đi tư vấn, nhiều khi tôi được chứng kiến những câu “cười ra nước mắt”. Nhiều em hỏi em bé được sinh ra từ đâu? Để đẻ được em bé thì mẹ phải đau đến mức như thế nào? Tại sao em uống thuốc tránh thai rất nhiều lần nhưng vẫn “dính”? Đáng lo hơn nữa, hiện tượng có thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi VTN/TN trong các trường học xuất hiện ngày càng nhiều hơn chứ chưa có xu hướng giảm...”.


Nhiều năm làm bác sĩ tại Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An, BSCK 1 Hoàng Thị Thu đã hàng trăm lần hỏi chuyện, tư vấn cho những bà mẹ mang thai dưới 20 tuổi.

Chị nhớ nhất là một bé gái mới 13 tuổi, ở huyện Yên Thành, đến Trung tâm xin được "giải quyết" khi thai đã 12 tuần. Người "bảo lãnh" cho em hôm đó là cô giáo chủ nhiệm. Chính cô giáo là người đã phát hiện ra "dấu hiệu khác thường" của học trò. Cô gặng hỏi thì được biết em đã quan hệ tình dục nhiều lần với một bạn trai cùng trường. Khi dắt nhau xuống Trung tâm, cô luôn miệng phải trấn an cô bé này và hứa không để bố mẹ em biết chuyện!

Một em gái khác, vốn là học sinh khá giỏi của Trường H.T.K (TP Vinh) được mẹ dẫn đến Trung tâm siêu âm khi thấy bụng ngày một to. Sau khi được biết con gái đang mang thai tới tuần thứ 25, các bác sĩ khuyên không thể phá bỏ mà nên để em sinh con, người mẹ bị sốc, ngất ngay tại phòng khám. Sau này, em gái phải xin tạm nghỉ học để... làm mẹ một thời gian.

Một học sinh vốn rất ngoan ngoãn, học khá ở Trường THPT Diễn Châu 2, đang ngồi học trong lớp thì bất ngờ kêu đau bụng và được mọi người đưa đến bệnh viện. Không lâu sau nữ sinh được sự giúp đỡ của các bác sĩ đã sinh hạ một bé gái trong sự bất ngờ của toàn thể bạn bè, thầy cô và gia đình…

“Tuổi mới lớn, thích tò mò, ưa khám phá những điều mới lạ. Và điều giới trẻ muốn khám phá nhất lại chính là bản thân mình, cơ thể mình. Trong khi đó, những hiểu biết, kiến thức về SKSS cũng như kỹ năng phòng tránh của họ lại quá non nớt, mơ hồ”, BS Thu nói.

Ở các nước phương Tây, với quan niệm thoáng về vấn đề tình dục nên việc gần gũi trước hôn nhân khá phổ biến. Nhiều người lý giải: Do ảnh hưởng nền văn hóa phương Tây nên thanh niên, giới trẻ bây giờ có lối sống thoáng hơn thế hệ trước (?!). Thế nhưng chúng ta cũng phải đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao với một lối sống thoáng như thế mà tỷ lệ nạo phá thai ở các nước phương Tây thấp hơn rất nhiều Việt Nam? Bởi vì họ ý thức được việc mình làm, họ có đầy đủ các hiểu biết về sức khỏe sinh sản, biết quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe của mình. Điều đó trái ngược với VTN/TN ở nước ta hiện nay “chưa học bắt chuột đã vội leo giàn”.
 
Nhiều dự án phát huy tốt

Mấy năm gần đây, Nghệ An đã triển khai Dự án SKSS, trong đó tiểu phần chăm sóc SKSS cho VTN/TN được đặc biệt quan tâm. Nghệ An cũng đã khẩn trương thực hiện Dự án đảm bảo hậu cần, dịch vụ KHHGĐ và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em. Các dự án đã đầu tư khá lớn cho công tác truyền thông nhằm giúp các em nhận biết, đề phòng các nguy hại và kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân liên quan đến SKSS. BS Lê Xuân Cương - Hội KHHGĐ tỉnh chia sẻ: “Tại Trung tâm, chúng tôi đã có thêm “Góc thân thiện - không ồn ào - bí mật” vừa đảm bảo an toàn, lại thân thiện, bí mật nên các em vào đây một lần thì lần sau cũng sẽ tự tin vào hơn”.

Ông Dương Xuân Hồng - Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Phú (TP Vinh) cũng cho biết: “Khi triển khai hoạt động CLB SKSS vị thành niên ở trường học, chúng tôi gặp không ít trở ngại. Đa số các em còn rụt rè, e ngại. Cùng với đó là áp lực học hành, rào cản từ phụ huynh thậm chí có cả giáo viên cho rằng như thế là “vẽ đường cho hươu chạy”. Nhưng với phương pháp tư vấn “mưa dầm thấm lâu”, giờ đây nhận thức của các em được nâng cao biểu hiện ngay trong cách ăn mặc, nói năng, ứng xử. Tôi cho rằng mô hình này cần được duy trì và nhân rộng hơn nữa”.

BS Lê Xuân Cương cho hay, công tác chăm sóc SKSS vị thành niên ở Nghệ An có hiệu quả tốt, tuy nhiên phạm vi tác động của nó mới chỉ những hạt nhân tiêu biểu chứ chưa được nhân rộng, phổ biến ra toàn tỉnh. Các Trung tâm chăm sóc SKSS chỉ mới phối hợp với chính quyền, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên vì những người này có cơ hội tiếp cận và tuyên truyền cho đối tượng VTN/TN, nhưng chủ yếu là qua tài liệu chứ chưa thâm nhập vào thực tế. Tư vấn tại Trung tâm cũng chủ yếu qua điện thoại. Hơn nữa  kinh phí để duy trì hoạt động cũng là cả vấn đề!
 
Hồ Hà
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top