Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vi chất dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai

Thứ bảy, 09:00 13/01/2018 | Dân số và phát triển

Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi.


Ảnh minh họa. Nguồn: ihph.org.vn

Ảnh minh họa. Nguồn: ihph.org.vn

Thực phẩm ttong các bữa ăn hằng ngày không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng. Tuy nhu cầu của cơ thể đối với mỗi loại vi chất dinh dưỡng là khác nhau, chỉ cần một lượng nhỏ mỗi ngày nhưng lại vô cùng quan trọng, nếu thiếu hụt các loại vi chất này trong thời gian mang thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến mẹ và thai nhi. Do đó, ngoài các thực phẩm chính là đạm, tinh bột, chất béo và rau, thai phụ cần bổ sung nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh.

- Acid folic là một vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai, có vai trò rất quan trọng trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi Trong khi mang thai, nhu cầu về acid folic tăng lên rõ rệt, nếu thiếu chất này trong thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn mới thụ thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và phát triển của thai nhi với các biểu hiện: cân nặng sơ sinh thấp, dị tật ống thần kinh, ống thần kinh đóng không kín hoàn toàn dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy, thai chết lưu...

Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: gan động vật, cà chua, các loại rau lá màu xanh thẫm: rau muống, mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh... Hàm lượng vi chất này trong cơ thể còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thu của cơ thể mỗi người nên nếu chỉ ăn uống vẫn chưa thể đảm bảo cung cấp đủ lượng cho cơ thể. Do đó, bổ sung acid folic bằng đường uống là rất cần thiết. Acid folic phải được bổ sung trước khi mang thai ít nhất một tháng.

- Sắt: Ở phụ nữ, nhu cầu sắt tăng lên từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh do bị mất máu hành kinh hàng tháng. Với phụ nữ có thai, nhu cầu sắt tăng cao hơn nhiều vì phải cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có tác dụng tham gia tạo huyết cầu tố (hemoglobin), tham gia tạo yếu tố miễn dịch, hô hấp tế bào và hỗ trợ khả năng nhận thức của con người. Thông thường, lượng sắt cần cho cơ thể thai phụ khoảng 30-60mg một ngày, gấp đôi lượng sắt lúc bình thường. Thiếu sắt gây thiếu máu làm chậm phát triển bào thai, mẹ bị thiếu máu dễ bị sinh non hay trẻ sinh ra bị thiếu cân, tăng tỷ lệ tử vong của mẹ và con. Những phụ nữ mang thai bị thiếu máu có nguy cơ nhiễm trùng phụ sản.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiểu sắt (thịt bò, thịt lợn, huyết lợn, gà, vịt, cá thu, cá ngừ, trái khô, đậu, trứng, rau xanh...), các bà mẹ khi mang thai cần bổ sung 600 miligam sắt nguyên tổ hằng ngày để đảm bảo lượng sắt cần thiết.

Lưu ý, khi uống viên sắt cần tránh uống các loại trà đặc hay cà phê ngay sau bữa ăn vì sẽ làm giảm sự hấp thu sắt trong thực phẩm. Cần chú ý bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu sắt.

- Canxi: có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành răng và xương thai nhi. Nếu cung cấp canxi trong thai kỳ không đầy đủ, thai nhi dễ bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đối với mẹ sẽ dẫn đến các triệu chứng như chuột rút, đau mỏi cơ, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh. Canxi có thể được bổ sung bằng thực phẩm và dưới dạng thuốc. Các loại thức ăn nhiều canxi như: tôm, cua, cá, rau cần, súp lơ xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa. Chỉ bổ sung thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh dùng thừa canxi, vì thừa canxi cũng gây những rắc rối cho cơ thể.

- Iốt: rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Không được cung cấp đủ lốt trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm phát triển trí tuệ ở trẻ, tăng nguy cơ tai biến sản khoa. Đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy tuyến giáp bẩm sinh. Do đó, nên sử dụng muối iốt trong nấu ăn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ vi chất này khi mang thai.

- Kẽm: rất cần thiết trong việc tạo các enzym để chuyển hóa glucid, lipid, pro- tein, acid nudeic. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới hóc môn tăng trưởng, gây chuyển dạ kéo dài hoặc chảy máu lúc sinh. Thiếu kẽm cũng có thể gây sẩy thai tự nhiên do bong rau non, dị dạng bẩm sinh và suy dinh dưỡng bào thai, thai vô sọ, nứt đốt sống.

Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top