Hà Nội
23°C / 22-25°C

Về Bến Tre "săn hoa" dân số

Thứ ba, 08:06 26/06/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Có một điều lạ ở ngành dân số Bến Tre- đó là không biết nhờ bí quyết gì lại “chiêu mộ” được một nhà báo kỳ cựu 28 năm nghề bỏ ghế Trưởng phòng phóng viên báo Đồng Khởi về làm Bản tin dân số...

Trong dịp công tác đến Bến Tre cùng vào tháng 4/2012, tôi tìm người ở Phòng truyền thông- Chi cục DS-KHHGĐ Bến Tre hỏi thăm tư liệu, hình ảnh về những hoạt động thời gian qua để thực hiện tin, bài. Lãnh đạo Chi cục vỗ vai tôi thân mật: “Tìm nhà báo Công Tạo nghen, ảnh nắm hết đó, muốn gì cũng có”. Tôi cười cứ ngỡ chuyện anh em đùa nhau cho vui; Nhưng hóa ra Công Tạo là nhà báo thật, lại là bậc tiền bối của tôi về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề.
 
Miệt mài với tin, bài DS-KHHGĐ (trái). Nhà báo dân số “khoe” ấn phẩm Bản tin, tâm huyết của anh và 60 ngòi bút không chuyên.
 
“Duyên tiền định”
 
“Chẳng phải có mình chú lấy làm lạ đâu, hồi anh bộc lộ ý định này, mấy anh em đồng nghiệp bật ngửa hỏi: Ông có khùng không?” - nhà báo Trần Công Tạo mở đầu câu chuyện về “bước ngoặt sự nghiệp” bằng tràng cười thoải mái với tôi. Hóa ra ông cựu Trưởng phòng phóng viên báo Đồng Khởi bị cuốn hút bởi… dân số.
 
Năm 1976, từ trường sư phạm của tỉnh Bến Tre, chàng thanh niên Trần Công Tạo nhận được quyết định điều động công tác tại Ty Giáo dục (nay là Sở Giáo dục- Đào tạo) tỉnh. Sau 3 năm nỗ lực công tác, chàng trai đất Mỏ Cày-Bến Tre được cơ quan cử đi học lớp đại học chuyên ngành Sử (Trường ĐHSP TP HCM).

Sau khi tốt nghiệp, tháng 7/1983, chàng thanh niên 26 tuổi Trần Công Tạo nhận nhiệm vụ tại Báo Đồng Khởi-cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre. “Bước vào nghề viết báo khi tuổi đời còn khá trẻ, vừa học vừa làm, máu nghề nghiệp thấm dần vào tim. Những năm ấy, đất nước nói chung, Bến Tre nói riêng còn muôn vàn khó khăn. Thời gian trôi qua, tuổi nghề lớn dần, mỗi ngày mình lại có thêm nhiều tác phẩm, nhất là những bài chống tiêu cực tạo dấu ấn với độc giả”- Nhà báo nay tóc đã hoa râm nhớ lại “thời oanh liệt” trên mặt trận báo chí.

Đến năm 1991, Trần Công Tạo được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng. Hai năm sau, để trau dồi thêm nghiệp vụ, được sự đồng ý của cơ quan, anh lại trở thành sinh viên “già” của khoa Báo chí Trường Đại học KH-XHNV TP HCM. Với kinh nghiệm “trận mạc” và nghiệp vụ báo chí bài bản, năm 2000 Báo Đồng Khởi đề bạt nhà báo Trần Công Tạo đảm nhiệm vai trò thành viên Ban biên tập, sau đó  bố trí anh trở thành cán bộ quản lý của nhiều phòng và ngồi ghế Trưởng phòng Phóng viên trong 4 năm, cho đến khi bất ngờ anh chuyển sang dân số.
 
“Thế duyên cớ gì anh lại bị dân số cuốn vậy?”- nhà báo Trần Công Tạo cười hiền trả lời tôi mà như nói với chính mình: “Báo Đồng Khởi mỗi tuần có một chuyên trang DS-KHHGĐ. Năm 2009-2010, anh tham gia thực hiện chuyên trang này. Lấn qua sân này mới hiểu và thấy nhiều điều hay, lạ. Sự kiên trì và cố gắng của đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở mà anh có cơ hội tiếp cận đã thôi thúc anh phải làm gần gũi để động viên họ. Với phụ cấp 88.000đồng/tháng, thấp như thế nhưng họ vẫn hết mình với công việc được giao. Càng đi sâu vào hoạt động dân số, càng thấy còn nhiều vấn đề chưa được báo chí khai thác hết, mà theo anh nghĩ, nó rất thiết thực vì gắn liền với cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà”.

Cái sự “càng đi sâu càng thấy nhiều việc cần lên tiếng” khiến “máu nghề” nhà báo Trần Công Tạo nổi dậy. Cuối năm 2010, anh bàn với “bà xã” Trần Thị Ánh Nguyệt suy nghĩ về tham gia thực hiện nội dung Bản tin Dân số của Chi cục DS-KHHGĐ Bến Tre và được vợ ủng hộ nhiệt tình. Được “nội tướng” khích lệ, nhà báo Công Tạo khăn gói “chuyển hộ khẩu” về Chi cục Dân số Bến Tre trong sự bất ngờ và nuối tiếc của nhiều anh em đồng nghiệp và lãnh đạo báo Đồng Khởi.
 
Sinh nhật lần thứ 55 của nhà báo Công Tạo ấm cúng không khí gia đình.
 
“Kẻ săn hoa”
 
Hơn một năm qua, anh chị em cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số tỉnh Bến Tre đã “nhẵn mặt” nhà báo Trần Công Tạo. Môi trường mới đã tiếp thêm sinh lực cho chàng phóng viên Công Tạo năm nào, dù nay đã bước qua tuổi 55, phải đeo mục kỉnh!

Anh “lùng sục” khắp 982 ấp- khu phố của 164 xã- phường-thị trấn trên toàn dải đất, cù lao ở Bến Tre để thiết lập hệ thống cộng tác viên tin, bài cho Bản tin Dân số mỗi tháng 1 kỳ và website Dân số Bến Tre (www.dansobentre.org.vn). Càng đi, càng thấm thía nghị lực và lòng nhiệt thành của anh chị em cán bộ chuyên trách-cộng tác viên dân số, nhà báo Trần Công Tạo tự biến mình thành “kẻ săn hoa” như cách chia sẻ dí dỏm của anh: “Hơn một năm qua, mình đã dành nhiều thời gian để “săn lùng” những bông hoa đẹp trong vườn hoa dân số, vừa muốn ghi nhận những đóng góp của họ, đồng thời học ở họ tấm lòng vì Đảng, vì dân. Mình cố gắng phát hiện những mô hình hay ở các địa phương để chia sẻ cho các nơi khác cùng học tập…”.

Bản tin Dân số Bến Tre từ số đầu tiên (tháng 10/2001) phát hành 3.500 bản/kỳ, nay đã lên gấp đôi 7.000 bản/kỳ, góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền DS-KHHGĐ của ngành Dân số Bến Tre. Tháng 3/2010 website Dân số Bến Tre ra đời giúp thông tin DS-KHHGĐ xuất hiện “đậm đặc”, cập nhật hơn. Cả hai phương tiện thông tin của ngành dân số Bến Tre quy tụ khoảng 60 cây bút không chuyên và sự lăn xả hết mình của nhà báo kỳ cựu Trần Công Tạo khiến những ấn bản Dân số xứ dừa thêm phần đặc sắc, thu hút độc giả…
 
“Làm dâu” ngành dân số

> Nhà báo dân số cười: “Lãnh đạo Chi cục có niềm tin lớn ở Bản tin, website trên lĩnh vực truyền thông và hy vọng nó sẽ là cẩm nang tốt cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở. Niềm tin đó cũng cũng là động lực để tôi dốc hết tâm huyết khi nhận nhiệm vụ”.
 
> Ở Bến Tre, thi thoảng đồng nghiệp và bạn bè có ý kiến và khuyên Trần Công Tạo về lại báo Đồng Khởi cho đúng người, đúng nghề, anh chỉ cười hiền rồi lựa lời cảm ơn:  “Mong các anh thông cảm, ở đây tôi cũng làm báo, được sống chết với nghề mà!”.
Nhà báo Trần Công Tạo đã “lên chức” ông ngoại. Hai con gái và hai chàng rể của anh đều sống và làm việc tại TP HCM. Vợ chồng anh phân công nhau: Bà ngoại thì sống tại TP HCM chăm hai cháu và làm “trung tâm đoàn kết” các con. Ông ngoại thì “cắm chốt” lại Bến Tre “chiến đấu” cùng ngành dân số. Sự thu xếp đầy lòng tin tưởng ấy giúp nhà báo Trần Công Tạo toàn tâm toàn ý cho “sự nghiệp” báo chí dân số. Ngoài thời gian “săn hoa” dân số, anh dốc sức nghiên cứu, viết bài để bản tin ngày càng sinh động, phong phú hơn.

Sau những chầu cà phê khi rảnh rỗi tâm sự chuyện đời, chuyện nghề, ngày cuối của chuyến công tác, kẻ “hậu bối” là tôi được cùng “tiền bối” Trần Công Tạo nhâm nhi ly rượu Phú Lễ nổi tiếng xứ dừa.

“Đại ca, bỏ ghế Trưởng phòng báo Đồng Khởi về “làm dâu” Bản tin Dân số, làm một thời gian rồi có thấy… hối hận không?’-Tôi dùng “ngôn ngữ kiếm hiệp” mà hỏi thẳng nhà báo Công Tạo - “Đó là quyết định sáng suốt, tuy rằng có nhiều thiệt thòi”- nhà báo Trần Công Tạo trả lời chắc nịch. “ Đã là nhà báo thì nơi nào, ở đâu cũng có thể cho ra tác phẩm hay được nếu chịu khó đầu tư. Tuy là một bản tin nhưng với số lượng phát hành hơn 7.000 bản/kỳ thì buộc người phụ trách phải đem hết tâm huyết ra thực hiện để không phụ công độc giả” - anh giải thích thêm.

“Thế còn thiệt thòi” -tôi gặng hỏi. Anh cười hiền chuyển sang “ngôn ngữ triết gia”: “Ở đời được cái này sẽ mất cái kia. Quan trọng là mình có chấp nhận và chịu đi tới cùng với nó không. Tôi nghĩ mình đã sáng suốt trong quyết định và sẽ làm hết sức vì lựa chọn đó”.
Đỗ Bá
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top