Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trung Quốc chịu hậu quả nặng nề của mất cân bằng giới tính khi sinh

GiadinhNet - Do truyền thống trọng nam khinh nữ và nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con, đất nước đông dân nhất thế giới đã chứng kiến sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

Trong suy nghĩ của người dân Trung Quốc, cả đời chỉ có cơ hội sinh con một lần, nên họ đều muốn có con trai.

Từ năm 1990 đến năm 2012, ở Trung Quốc có 21 triệu ca phá thai vì giới tính thai nhi là nữ. Tình trạng này dẫn đến 34 triệu người - tương đương với dân số Malaysia có nguy cơ mất vợ. Chính sách một con, có hiệu lực từ năm 1979 đến năm 2015, đã buộc hàng triệu cặp vợ chồng phải đi đến quyết định đứa con duy nhất của họ nên là con trai.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện cứ 106,2 đàn ông Trung Quốc thì mới có 100 phụ nữ. Tình trạng này dẫn đến việc đàn ông nước này ngày càng khó tìm vợ. Hiện nay, trong hơn 1,3 tỉ người Trung Quốc có gần 200 triệu người độc thân. Dự báo đến năm 2030, khoảng 1/4 số đàn ông Trung Quốc ở độ tuổi 30 sẽ không thể kết hôn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự mất cân bằng giới tính với tình trạng tội phạm tại Trung Quốc. Tình trạng dư thừa đàn ông sẽ khiến nam giới không thể kết hôn, gia tăng tội phạm tình dục, bắt cóc phụ nữ và buôn người. Nhưng những hệ lụy từ mất cân bằng giới tính không chỉ gây ra các vấn đề xã hội mà cả kinh tế.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo chuyên gia phát triển dân số Trung Quốc, quan niệm trọng nam khinh nữ và sự phát triển của công nghệ xét nghiệm giới tính thai nhi đã khiến giới tính nam ở đất nước này ngày càng nhiều.

Mất cân bằng giới tính góp phần khiến cho tỉ lệ tội phạm ở Trung Quốc tăng chóng mặt, trong đó các tội phạm về tình dục và phụ nữ tăng đáng kể như bắt cóc cô dâu, buôn bán phụ nữ, hãm hiếp, mại dâm...

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn là nước có tỉ lệ phụ nữ tự sát cao nhất thế giới. Theo báo cáo của Quốc vụ viện Mỹ, mỗi ngày ở Trung Quốc có khoảng 590 phụ nữ tự sát.

Trung Quốc xem xét bỏ giới hạn sinh con vào năm 2019

Theo các nguồn tin của Bloomberg, Trung Quốc đang cân nhắc chấm dứt chính sách giới hạn số con mà mỗi gia đình có thể sinh.

Đây sẽ là một động thái lịch sử nhằm chấm dứt một chính sách đã kéo dài hàng thập kỷ và được xem là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng dân số lão hóa và thiếu lao động ở Trung Quốc.

Một trong các nguồn tin cho biết một nghiên cứu ban đầu, được gửi đến Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 4/2018, chỉ ra rằng bỏ hạn chế sinh đẻ đem lại những lợi ích “có hạn”.

Giới lãnh đạo muốn giảm tốc độ già hóa dân số cũng như những lời chỉ trích về nhân quyền từ quốc tế. Quyết định cuối cùng có thể được đưa ra vào quý 4 năm 2018, hoặc trong năm 2019, theo các nguồn tin.

Hạn chế sinh đẻ được cho là giúp Trung Quốc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỉ, nhưng chính sách này cũng đem lại không ít hệ lụy, như tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, thiếu lao động, mất cân bằng giới tính.

Dân số già hóa đem lại nhiều tác động xấu cho nỗ lực phát triển kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình, đẩy lương hưu và chi phí cho chăm sóc y tế gia tăng, đồng thời khiến các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc chuyển sang các quốc gia khác có nguồn lao động dồi dào hơn. Bắc Kinh ước tính đến năm 2030, khoảng ¼ dân số nước này sẽ là những người từ 60 tuổi trở lên.

Nhiều bậc cha mẹ trẻ tuổi nước này lo ngại không có đủ chi phí nuôi dạy con nếu sinh thêm, bởi xã hội Trung Quốc đã quen với việc dồn nguồn lực gia đình vào một đứa con duy nhất.

Từ năm 1979-2014, Trung Quốc chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh 1 con. Từ năm 2015, Chính phủ nước này chuyển sang chính sách 2 con như một động thái nới dần kiểm soát sinh đẻ.

Tuy vậy, tỷ lệ sinh vẫn không có sự gia tăng đáng kể. Thậm chí, trong năm ngoái, số trẻ em được sinh ra ở Trung Quốc giảm 3,5% so với năm 2016, còn 17,2 triệu trẻ - theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Cú giảm này gần như xóa mất thành quả tăng tỷ lệ sinh sau khi chính sách 2 con được triển khai.

Theo giới chuyên gia, tỷ lệ sinh thấp và số trẻ em được sinh ra thấp trong 2 năm qua là một thông điệp rõ ràng cho thấy giới trẻ Trung Quốc không sẵn sàng sinh thêm con. Nhiều bậc cha mẹ trẻ tuổi ở nước này lo ngại không có đủ chi phí nuôi dạy con nếu sinh thêm, bởi xã hội Trung Quốc đã quen với việc dồn nguồn lực gia đình vào một đứa con duy nhất.

Hồi tháng 3, Trung Quốc đã loại bỏ cụm từ "kế hoạch hóa gia đình" khỏi tên của Ủy ban Sức khỏe Quốc gia - một cơ quan mới được thành lập bằng cách hợp nhất môt số cơ quan cũ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1981 Trung Quốc không có cơ quan nào mang cụm từ này trong tên gọi. Trong những tháng gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không còn dùng cụm từ "kế hoạch hóa gia đình" trong các báo cáo chính sách chủ chốt.

M.A (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top