Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ dưới 6 tháng tuổi đã nên tập“xi” tè?

Thứ hai, 13:18 18/05/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tập vệ sinh cho con yêu là thói quen của hầu hết các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về thời điểm “xi” cho trẻ và việc tập “xi”này có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thận, bàng quang, cơ hậu môn hay khung xương của trẻ hay không?

 

Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo: Việc tập “xi” ban đầu cho trẻ sẽ rất khó, đòi hỏi người lớn phải kiên trì.  	ảnh minh họa
Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo: Việc tập “xi” ban đầu cho trẻ sẽ rất khó, đòi hỏi người lớn phải kiên trì. ảnh minh họa

 

“Cuộc chiến” tập “xi” hay dùng bỉm?

Bé Bon con chị Quỳnh Anh (25 tuổi, ở phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội), tháng 6 này bé tròn 6 tháng tuổi, nặng 8kg. Sinh con đầu lòng nên chị Quỳnh Anh “mạnh tay” chi rất nhiều cho khoản quần áo, tã bỉm… “Mỗi ngày cu cậu tè tới 20 lần, thay quần liên tục, có người còn trêu cháu tè “lụt nhà”. Ngày nắng còn đỡ, phải những ngày mưa ẩm, tôi cứ phải “nạp” thêm quần vì không “quay vòng” kịp. Bà nội rất ít khi cho cháu dùng bỉm vì sợ bé bị hỏng “hàng”, chân vòng kiềng, hăm tã. Với cả đóng bỉm nhiều bé sẽ không có phản xạ vệ sinh, sau này khó kiểm soát được lại tè dầm, ị đùn”, chị Quỳnh Anh than thở.

Ngay từ 4 tháng tuổi, khi bé chỉ mới tập lẫy, chị Quỳnh Anh đã tập “xi” tè bằng cách cho cu cậu dựa vào người mẹ, hai chân dạng rộng, có khi cho con nằm, mẹ dùng chai nhựa để “xi” rồi “hứng”. Ngặt nỗi có khi mẹ “xi” tè mỏi miệng mà bé không “nhúc nhích” dù đã có dấu hiệu, nhưng cứ đặt xuống giường, bé lại “phun phì phì”. Quần ướt, nệm ướt, căn phòng luôn có mùi khai khai của trẻ. “Bà nội Bon nhất quyết bắt tôi “xi” tè cho cháu, nhưng tôi đọc được trên mạng nói không nên “dạng chân” trẻ ra mà “xi” như thế, sẽ ảnh hưởng đến khung xương, cột sống của bé vì con chưa biết ngồi, đã thế lại còn ảnh hưởng bàng quang, “nó” không điều tiết được vì đã căng hết mức đâu mà xả. Sắp tới tôi đi làm trở lại, con ăn dặm, thay đổi nếp sinh hoạt. Tôi đang sốt ruột không biết nên tiếp tục tập “xi” cho con, hay “chiến đấu” cho cu cậu dùng bỉm để con “thả” thoải mái, phát triển bình thường đây!”, chị Quỳnh Anh lo lắng.

Cùng chung ý tưởng chiến đấu “bỉm – xi” với chị Quỳnh Anh là chị Hoài Thương (ở Cầu Giấy, Hà Nội). Không giấu sự lo lắng, chị nói: “Không biết dưới 6 tháng trẻ đã có ý thức về phản xạ khi nghe khẩu lệnh “bô, xi” của người lớn hay chưa? Bé nhà mình là con gái, cứ “dạng chân” cháu ra để “xi” là mình đã thấy không văn minh rồi. Bé trai còn có “dấu hiệu” để “đón ý” chứ bé gái thì chịu! Với lại, tập “xi” như thế, có sợ con bị ảnh hưởng không nếu con mót tè mà vẫn chưa được mẹ “xi” hoặc ngược lại? Không tập xi, cho con đóng bỉm hoặc “đi” tự do thì sợ sau này con không “vào khuôn khổ” vì cứ quen tự do. Tập “xi” thì nhiều vấn đề quá!”.

Tạo thói quen phản xạ có điều kiện

Thực tế, không ít phụ huynh cho rằng, không nên “xi” vệ sinh cho bé sớm. Trên các diễn đàn thu hút nhiều “bà mẹ bỉm sữa” như webtretho, lamchame…. nhiều thành viên đã đưa ra các lý do như bàng quang của trẻ vẫn tiếp tục lớn lên, hoàn chỉnh, sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Khi người lớn can thiệp vào quá trình này bằng cách tập “xi” hoặc cho trẻ ngồi bô sớm là đã phá vỡ quy trình đó. Ngoài ra, khi bàng quang trẻ chưa tích đầy, chưa có áp lực mạnh, cha mẹ lại thường xuyên “xi” có thể dẫn tới những sự cố khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, một lý do khác cũng được đưa ra, củng cố cho quan điểm không nên “xi” vệ sinh sớm là con còn quá bé, xương còn yếu, nếu cho con ngồi bô hoặc bế bé ở tư thế “dạng chân” cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương. Tốt nhất là cha mẹ nên để trẻ đi vệ sinh tự do cho đến khi bé sẵn sàng.

Không đồng tình với những quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng: Việc “xi” tè cho trẻ là để tạo thói quen phản xạ có điều kiện đi tiểu theo những thời điểm tốt, không làm ảnh hưởng đến thận, bàng quang hay khung xương như một số người quan niệm.

Theo các chuyên gia nhi khoa, với trẻ quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, nếu “xi” tè cũng không tạo được thói quen. Để tập được phản xạ có điều kiện trên thì trẻ phải trên 1 tuổi. Trẻ sơ sinh có thể tiểu tiện cả ngày lẫn đêm là do bàng quang rất nhỏ khiến bé tiểu tiện một cách không kiểm soát, não bé chưa phát triển đầy đủ và sự phản xạ kém dù chỉ tích một lượng nhỏ nước tiểu. Khi bé lớn dần (1-2 tuổi), hệ thần kinh phát triển, não bắt đầu hiểu được tín hiệu nhu cầu cần tiểu tiện. Bé có thể trữ nhiều nước tiểu hơn do khả năng lưu trữ của bàng quang tăng lên. Bàng quang có thể gửi tín hiệu đã “đầy” đến não, não sẽ dẫn truyền tín hiệu “đã đến lúc tiểu tiện” và ngược lại.

BS Nguyễn Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, quan trọng là người lớn phải nắm bắt được “lịch sinh học” của con mình để “xi”. Thường thì người lớn phải đợi sau khi cho trẻ bú, uống nước hoặc sữa một khoảng thời gian nhất định để bé có đủ nước tiểu trong bàng quang. Với trẻ từ 1-2 tuổi, từ sáng đến tối đi tiểu 4-5 lần, ban đêm đi thêm 1-2 lần. Như vậy, cứ 3-5 tiếng, tùy theo lượng nước đưa vào cơ thể của trẻ mà phụ huynh “xi” tè 1 lần là tốt nhất. Và thời gian này, cha mẹ có thể “cai” tã ngủ buổi trưa cho con là phù hợp nhất.

 

Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, việc tập“xi”ban đầu cho trẻ sẽ rất khó, đòi hỏi người lớn phải kiên trì!

Có khi bé “trót” tè mà chưa kịp “xi”, người lớn vẫn phải nói “xi” cho đến lúc bé “giải quyết” xong. Việc này sẽ giúp bé có phản xạ nghe tín hiệu sau này. Dần dần, người lớn sẽ ước lượng được thời gian hợp lý để “xi” cho trẻ để đến khi nghe khẩu lệnh, trẻ sẽ quen để tè. Ngoài ra, khi cho bé ngồi bô, cha mẹ cũng nên luyện tập cho bé một cách nhẹ nhàng chứ không gay gắt, căng thẳng. Cha mẹ có thể rủ rỉ chuyện trò và cho bé cầm đồ chơi để bé không cảm thấy khó chịu khi ngồi bô. Việc bạn tập cho bé đi vệ sinh sớm không có nghĩa là bé có thể ngưng tã sớm hơn.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top