Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thalasemia ở một miền quê miền núi

GiadinhNet - Từ trước đến nay, Lục Ngạn là một địa danh rất quen thuộc đối với tôi, vì cứ mỗi mùa hè là từng gánh từng xe vải đỏ au từ đây được đưa xuống Hà Nội.

Và trong trí tưởng tượng của tôi, Lục Ngạn thật là nên thơ với những đồi vải bất tận, những cây vải trĩu quả, tán lá xanh…

Nhưng chuyến công tác vừa qua của tôi ở Bắc Giang đã làm tôi có thêm ấn tượng khác về Lục Ngạn. Chúng tôi có dịp về làm công tác phát triển mạng lưới chăm sóc máu không đông tại 4 xã thuộc Lục Nam và Lục Ngạn, nhưng ở xã nào cũng gặp những trẻ bị bệnh Thalassemia thể nặng.

Đó là những đứa trẻ thiếu máu xanh xao, chậm lớn. Hàng tháng những bệnh nhi này phải đến truyền máu tại Bệnh viện Nhi tỉnh Bắc Giang. Sinh hoạt của những đứa trẻ này bình thường trở lại sau một thời gian ngắn và rồi lại thiếu máu trở lại.

Ở xã Thanh Hải và Kiên Lao, mọi người đứng chờ đoàn công tác y tế đến tận sân xã. Chúng tôi nhận ra ngay cậu bé N.V.H với “bộ mặt thalassemia” điển hình. Cậu đã 8 tuổi. Với những gia đình có con bị bệnh ở đây thì khái niệm thalassemia vẫn còn rất xa lạ dù họ ngày ngày cận kề với nó..

Khi vào phòng khách của trạm xá, chúng tôi gặp một gia đình khác cùng cảnh ngộ. Anh chị đã có một con bị thalasemia, đã tử vong hơn một năm trước, nay chị đã mang thai gần 5 tháng. Chúng tôi nói về khả năng phòng bệnh bằng chẩn đoán trước sinh. Mắt chị sáng hẳn lên nhưng rồi lại vụt tắt khi được nghe nói đến một số tiền phải chi trả lên đến 8-9 triệu đồng. Chúng tôi đành phải động viên gia đình chị ấy cứ đến để làm chẩn đoán trước sinh, còn kinh phí sẽ tìm cách giúp đỡ gia đình sau.

Chúng tôi làm thế bởi nghĩ rằng nếu chẳng may gia đình ấy lại sinh một con nữa bị bệnh thì anh chị ấy sẽ khủng hoảng như thế nào? Với bố mẹ của cậu bé kia, họ cứ băn khoăn mãi: Bao giờ mình kiếm đủ tiền để có thể chẩn đoán trước sinh cho lần có thai tới…

Trên đường về Hà Nội, lòng tôi trĩu nặng về hình ảnh của những em bé bị thalassemia ở đây, về hoàn cảnh của những đứa trẻ ở vùng quê ấy…

Như có sự tình cờ nào đó, hôm sau đến bệnh viện, tôi chẩn đoán cho một bệnh nhi lách to đến kiểm tra cắt lách. Xem bệnh án, tôi phát hiện ra cậu bé này cũng đến từ Lục Ngạn, Bắc Giang. Ngày hôm sau, lại một cậu bé nữa – H.V.N đến từ Lục Ngạn, Bắc Giang. Cậu bé sinh năm 2005 mà nhỏ như đứa trẻ gần 3 tuổi, da sạm, bụng to và lách to ngang rốn.

Nói chuyện với cha mẹ cậu bé, tôi nhận thấy hoàn cảnh của gia đình cậu thật đặc biệt. Cha cậu, 47 tuổi, dân tộc Tày, kết hôn với chị Nông Thị T. Họ mãi mới có bé N. Nhưng rồi vì không được truyền máu đủ nên lách cậu bé đã to quá rốn.

Còn mẹ cậu lại đang có thai ở tháng thứ 6. Tôi đã rất phân vân khi tư vấn cho chị về chẩn đoán trước sinh vì thai kỳ đã quá muộn, nếu chẳng may phát hiện bị bệnh thì việc đình chỉ thai nghén sẽ rất khó khăn, đến mức gần như không thể được. Gia đình họ lại nghèo, số tiền 8-9 triệu với họ là quá lớn… Thật là tiến thoái lưỡng nan. Tôi chỉ biết từng ngày cầu mong cho những đứa con trong bụng họ không bị bệnh vì nếu không, gia đình ấy thật khốn đốn.

TS. Dương Bá Trực
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 40 phút trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top