Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tất cả vì sự phồn vinh của đất nước

Thứ hai, 08:00 26/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày Truyền thống của ngành DS-KHHGĐ là dịp để mỗi chúng ta ôn lại lịch sử với những năm tháng đầy cam go, thử thách; Tự hào về những thành tích đã đạt được, nhận rõ những cơ hội và thách thức trong thời gian tới, khẳng định ý chí quyết tâm vươn lên, cùng nhau đoàn kết, hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao.

Thành công của sự nghiệp DS - KHHGĐ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua là nhờ có những định hướng đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo ngành, của đội ngũ hàng ngàn, hàng vạn các cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở trên cả nước. Tất cả đoàn kết thành một khối thống nhất, vượt qua mọi thử thách, gian nan để ngành Dân số đạt được những thành tựu đáng tự hào.


Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân. Ảnh: P.V

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân. Ảnh: P.V

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch: Vì lợi ích lâu dài của bản thân và xã hội

“Công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình là bạn đồng hành của một loạt công tác có liên quan đến những vấn đề trọng đại bậc nhất của dân tộc ta, đất nước ta. Những người có trách nhiệm phải thấy đây là một công đôi việc, khớp nhau hài hòa và bổ sung cho nhau thuận lợi, bởi đây là vấn đề văn hóa, vấn đề dân trí, vấn đề hạnh phúc gia đình và phồn vinh đất nước, vấn đề sức khỏe và trí tuệ của dân tộc ngày mai và mai sau...

Những đôi lứa sắp cưới, hoặc các cặp vợ chồng đang trong thời gian sinh nở, phải giải thích cho họ hiểu, phải chỉ cho họ cách làm và cung cấp cho họ những phương tiện kế hoạch hóa mà họ thấy thích hợp. Phải cố gắng bền bỉ và khôn khéo làm cho người vợ cũng như người chồng thực sự đồng tâm ý hợp cùng nhau thực hiện mục tiêu nói trên với tất cả những lợi ích trước mắt và lâu dài của bản thân và xã hội...”.

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Kinh tế gắn liền với chất lượng nhân lực

Nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, một lão thành ở Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh tên là Nguyễn Kim Tuyến có bài thơ tựa "Không đề" với nội dung: “Rời ghế giáo sư cứu giống nòi\Căm thù đế quốc lửa bùng sôi\Lặn sông tìm Đảng, lòng vui sướng\Qua lửa vì Dân, miệng mỉm cười\Đánh bại Nava tan kế hoạch\Bó tay Đờ Cát bức càng thôi\Bốn bể năm châu đều kính phục\Danh tướng vĩ nhân sử vạn đời”.

Bài thơ này được nhiều người ưa thích, nhất là 4 câu đầu. Trong thâm tâm của mình, Tướng Giáp luôn đau đáu về những tổn thất trong chiến tranh, nhất là sự hao tổn về người. Những người con ưu tú của đất nước đã xung phong ra mặt trận và nhiều người trong số đó đã hy sinh. Cùng với việc hao tổn nhân lực là sự suy giảm mạnh về kinh tế. Điều kiện khôi phục nguồn nhân lực càng khó khăn hơn gấp bội. Trên thực tế đã xuất hiện tâm lý phiến diện cho rằng phải đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh. Là người có thời gian phụ trách ngành Dân số, Tướng Giáp luôn đề cao quan điểm kinh tế gắn liền với chất lượng nhân lực.

Theo lời của Đại tá Nguyễn Bội Giong (Chuyên viên cao cấp Ban Tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử của Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam), qua các chủ trương, phát biểu cũng như nói chuyện thân mật, Tướng Giáp đánh giá rất đúng đắn, rõ ràng: "Đã sinh ra là phải được nuôi dưỡng cho tốt, để giống nòi được cường tráng. Ăn uống phải đầy đủ chứ không thì tầm vóc, sức lực người Việt lại yếu đi, thấp đi thì không được. Phát triển ngành dân số là cơ hội để dân tộc cường tráng lên…”.

Cố GS. Mai Kỷ- nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


Cán bộ dân số TP Nha Trang - Khánh Hòa tư vấn các biện pháp tránh thai cho ngư dân. Ảnh: Dương Ngọc

Cán bộ dân số TP Nha Trang - Khánh Hòa tư vấn các biện pháp tránh thai cho ngư dân. Ảnh: Dương Ngọc

“Ngày 26/12/1961 là ngày chính thức phát động Cuộc vận động về Kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam. Vì vậy năm 1995 tôi đã đề nghị và được Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm là Ngày Dân số Việt Nam, vừa đúng với bản chất, cũng vừa có hai dịp để đẩy mạnh công tác truyền thông về DS-KHHGĐ (một dịp vào giữa năm là Ngày Dân số Thế giới 11/7 và một dịp vào cuối năm là Ngày Dân số Việt Nam 26/12).

Nếu trước đây chúng ta chỉ tập trung lo về vấn đề số lượng (quy mô dân số) thì ngày nay bên cạnh việc lo về số lượng còn phải giải quyết những vấn đề về chất lượng, về tỷ lệ giới tính khi sinh phức tạp hơn nhiều. Nhưng với kinh nghiệm đã qua cùng với những hiểu biết sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, tôi tin tưởng rằng các đồng chí sẽ nhanh chóng vượt qua...”.

PGS. TS Trần Thị Trung Chiến - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Quốc gia DS -KHHGĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế: Chương trình Dân số góp phần quan trọng cho sự phát triển chung

“...Kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi là khi tôi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thay mặt Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đi nhận Giải thưởng của Liên Hợp Quốc về công tác dân số tại New York, Hoa Kỳ vào ngày 06/9/1999. Đây là giải thưởng dành cho các nước có nhiều thành tích đóng góp cho Chương trình Dân số của thế giới...

Lễ trao giải thưởng được diễn ra tại trụ sở của Liên Hợp Quốc thật trang trọng. Ban tổ chức cho phép phái đoàn Việt Nam tại Mỹ cùng gần 100 kiều bào Việt Nam tham dự buổi lễ. Trong giờ phút đó, tôi trào dâng cảm xúc và niềm tự hào đối với dân tộc Việt Nam, đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là đối với nhân dân Việt Nam đã góp phần to lớn cho sự thành công của Chương trình dân số, vì vậy chúng ta mới có Giải thưởng này.

Sau khi trao giải thưởng, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã dành thời gian tiếp tôi. Ông nói: “Tôi đánh giá rất cao những thành công của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội thật to lớn trong thời kỳ đổi mới. Sự thành công của Chương trình DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam”...

Bà Lê Thị Thu - Nguyên Bộ trưởng -Chủ nhiệm Ủy ban DS,GĐ&TE: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

“...Đúng như cha ông mình đúc kết: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong khó khăn, tôi mới thấy được sự may mắn khi được “thử mình” lao động, sáng tạo cùng một tập thể dù nghèo nhưng rất đoàn kết và yêu thương nhau.

Ngay đầu năm 2003, Ủy ban đã xác định để thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam và Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010, Ủy ban DS, GĐ & TE phải nỗ lực hơn nữa nhằm đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, nhất là đối với những vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, phấn đấu duy trì đạt mức sinh thay thế vào năm 2005...

Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác cho tôi thấy, muốn thắng lợi, phải biết xác định trọng tâm, tập trung dồn sức cho những vùng trọng điểm, không tràn lan. Do đó, trong năm 2003, Ủy ban đã quyết định mở rộng quy mô Chiến dịch “Tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các vùng khó khăn” tới các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng biên giới, hải đảo thuộc 306 huyện của 49 tỉnh, những vùng có mức sinh cao và sinh con thứ ba cao. Thực tế đã khẳng định Chiến dịch là mũi đột phá của Chương trình Dân số, mặt khác góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo do Đảng và Chính phủ khởi xướng...”.

Ông Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế: Đáp ứng những nhiệm vụ mới của giai đoạn mới

“Tháng 4 năm 2004 tôi được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhưng tôi vẫn rất quan tâm đến sự nghiệp DS-KHHGĐ Thủ đô. Từ cuối năm 2007, Tôi được chuyển sang giữ một cương vị công tác mới là Bộ Trưởng Bộ Y tế.

Đây cũng là thời điểm thực hiện giải thể Ủy ban DSGĐ&TE, chia tách và sáp nhập vào 3 Bộ, trong đó nhiệm vụ DS-KHHGĐ được giao cho Bộ Y tế. Đương nhiên đã có những khó khăn nhất định về sắp xếp tổ chức, nhân sự, trụ sở, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, nhận định cơ bản là thuận lợi, DS-KHHGĐ nhập với Y tế là trở về “một mái nhà chung”, hoạt động gắn bó hơn, quản lý thống nhất, sát sao hơn. Thời gian đầu còn sắp xếp một Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ. Ít lâu sau đã hội đủ điều kiện để bố trí Tổng cục trưởng chuyên trách. Mạng lưới ở các địa phương cũng dần ổn định.

Trên những cơ sở đó, sự “gián đoạn” nhanh chóng được khỏa lấp, cả hệ thống kịp vận hành đáp ứng những nhiệm vụ mới của giai đoạn mới. Thành công được biểu hiện rõ nhất là, cùng với nỗ lực chung của toàn ngành Y tế, hai năm liền 2009 và 2010, lần đầu tiên các mục tiêu DS-KHHGĐ được hoàn thành đồng bộ trong thành tích toàn ngành Y tế hoàn thành cả 4 chỉ tiêu kế hoạch năm của Quốc hội giao và 15 chỉ tiêu của Chính phủ giao; vinh dự đóng góp để Việt Nam hoàn thành sớm một số mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDGs của Liên Hợp Quốc”.

TS Dương Quốc Trọng - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ: Nỗ lực vượt qua nhiều thách thức

“Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.Tuy Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế, nhưng mức sinh vẫn có thể tăng trở lại bất kỳ thời điểm nào.

Một vấn đề mới xuất hiện trong công tác dân số là tỷ số giới tính khi sinh đã tăng nhanh, nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính sẽ để lại những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Cơ cấu dân số đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” và “già hóa dân số”. Công tác sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi mới bắt đầu được thử nghiệm trong vài năm gần đây. Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống dẫn tới suy thoái giống nòi của một số dân tộc ít người đang là những vấn đề hết sức đáng quan tâm...”.

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ: Cần xây dựng một kế hoạch tổng thể, đồng bộ

“Chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Với nhiều chính sách và chương trình cụ thể được thực hiện, chất lượng dân số Việt Nam đã được nâng lên đáng kể; Tuổi thọ được nâng lên, chỉ số phát triển con người được cải thiện… Tuy nhiên, chất lượng dân số nước ta còn nhiều hạn chế...

Một kế hoạch tổng thể, đồng bộ can thiệp nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần cần được xây dựng và thực hiện theo nguyên lý vòng đời. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyên thân thể, hình thành lối sống lành mạnh, loại trừ dần các hủ tục, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, xây dựng nền văn hóa mới tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... là những giải pháp cần được triển khai đồng bộ và hiệu quả.

Chúng ta cần chuyển đổi chính sách dân số từ việc điều chỉnh số lượng dân số sang chú trọng nâng cao chất lượng dân số; từ việc tập trung chủ yếu vào KHHGĐ, hướng đến mục tiêu giảm sinh sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số...”.

Công việc hết sức cần thiết

Để làm tốt hơn công tác kế hoạch hoá dân số, cần tăng cường công tác nghiên cứu về dân số và kế hoạch hoá gia đình…

Công tác nghiên cứu khoa học về dân số là rất cần thiết, có nghiên cứu tốt thì việc hoạch định kế hoạch và chính sách mới có chất lượng…

(Trích phát biểu của đồng chí Võ Văn Kiệt- Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác DS-KHHGĐ, 18/4/1990)

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: “Đừng để công tác Dân số chỉ là cái gạch đầu dòng trong các văn bản”

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015, triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 diễn ra tại Hà Nội (29/6/1016), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: Công tác dân số của Việt Nam đang đứng trước bước chuyển lớn, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của toàn xã hội, đặc biệt phải chú trọng nâng cao chất lượng dân số. Theo Phó Thủ tướng: Dân số là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của một quốc gia. Hiện nay, công tác dân số của Việt Nam đang đứng trước bước chuyển lớn, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của ngành Dân số cũng như sự chung tay vào cuộc của toàn thể các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Phó Thủ tướng chỉ rõ: Trong thời gian tới công tác DS-KHHGĐ cần phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức còn tồn tại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói:“Với cơ cấu bộ máy tổ chức như hiện nay, tôi đề nghị các địa phương tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chú trọng vấn đề dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số. Vấn đề dân số là một trong những vấn đề chiến lược trong phát triển của một quốc gia. Do đó, đừng để công tác dân số chỉ là cái gạch đầu dòng trong các văn bản. Tôi mong muốn các đồng chí ở địa phương, các bộ ngành, đặc biệt là giới truyền thông tích cực làm tốt công tác dân số ở hệ thống và trong toàn xã hội. Tất cả các vấn đề về dân số, nếu không nghiên cứu và có các biện pháp chuẩn bị trước tối thiểu là 15-20 năm thì hậu quả sau này sẽ vô cùng lớn”.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế: Mối quan tâm mang tính toàn cầu

“Dân số và chất lượng cuộc sống luôn là mối quan tâm mang tính toàn cầu của mọi dân tộc trên thế giới.

Bộ Y tế là đơn vị vinh dự được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong đó có việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà mẹ, sức khỏe trẻ em…Những năm qua, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: Tốc độ gia tăng dân số giảm, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh giảm, người dân đã và đang chấp nhận mô hình gia đình nhỏ, ít con…

Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động thiết thực như tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản/KHHGĐ; triển khai Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tổ chức thực hiện nhiều Đề án nhằm nâng cao chất lượng dân số như: Mô hình tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Can thiệp giảm hôn nhân cận huyết…Tất cả các hoạt động này đều nhắm đến mục đích: Nâng cao chất lượng dân số, mà ở đây phụ nữ là đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất...”.


Phát phương tiện tránh thai miễn phí cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc

Phát phương tiện tránh thai miễn phí cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc

GĐ&XH (tổng hợp)

(Các ý kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lãnh đạo bộ, ngành trong trang báo này được tổng hợp từ cuốn Công tác DS-KHHGĐ Việt Nam 50 năm xây dựng và phát triển).

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top