Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tảo hôn có nguy cơ tai biến sản khoa

Chủ nhật, 08:26 05/09/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội học hành mà còn nhiều hệ lụy đến sức khỏe sinh sản, tính mạng và chất lượng sống của trẻ vị thành niên.

 
Nhiều biến chứng xảy ra

"Con tôi phải lấy chồng khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường là chuyện đã rồi. Nhưng ấn tượng kinh hãi nhất, khiến tôi không thể chịu nổi là nhìn đứa con gái bé bỏng của mình vật vã chuyển dạ. Lúc ấy, tôi chỉ biết cầu mong con mình sống sót và ước rằng chuyện này là không có thật" - chị N.B.L, phường N.S, Kiến An, Hải Phòng không giấu niềm chua xót kể.

Phải đến tháng thứ 5 đứa con gái đầu của chị đang học lớp 11 mới biết là mình đã mang thai. Ngày con sinh nở, do thể lực quá yếu, lại không được chăm sóc đầy đủ nên bị hậu sản, rồi mất để lại đứa cháu còi cọc cho chị chăm. "Giờ tôi suốt ngày phải "canh" đứa con gái thứ hai để không giẫm phải vết xe đổ của chị nó" - chị L lo lắng nói. 
 

Giáo dục giới tính trong trường học là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa nạn tảo hôn (Ảnh: Dương Ngọc).

Theo TS.BS Lưu Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, việc kết hôn sớm và sinh con ở tuổi vị thành niên ảnh hưởng lớn đến SKSS của các em gái. Do cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên các em không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai. Những biến chứng dễ xảy ra là sảy thai, đẻ non, dễ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh... Chưa trưởng thành để sẵn sàng làm mẹ, các em cũng không có kiến thức để chăm sóc trước và sau sinh nên đứa trẻ sinh ra thường bị suy dinh dưỡng, còi cọc... TS Hồng nhấn mạnh, những trường hợp tảo hôn sẽ lại tiếp tục mang thai sớm, đẻ dày, ảnh hưởng đến chất lượng sống của cả mẹ và con.

Nhiều trẻ do quan hệ tình dục sớm, mang thai nhưng không thể kết hôn, tự đi phá thai chui ở một số cơ sở y tế tư nhân, đã gặp phải những tai biến như băng huyết, nhiễm khuẩn, sót nhau, thủng tử cung, tắc ống dẫn trứng, rách bàng quang, nhiễm trùng máu. TS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Trung tâm hiếm muộn Hà Nội cho hay, nguy hiểm nhất là những trường hợp mang thai ở độ tuổi từ 13 - 15 tuổi. Nạo phá thai sớm dễ dẫn đến biến chứng lâu dài như có nguy cơ bị viêm tắc hai vòi trứng hoặc dính buồng tử cung (một hay nhiều phần), gây vô sinh sau này.

Ngăn ngừa bằng... giáo dục

Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, hiện có 66,7% số nam giới chấp nhận quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân. Nhưng có tới 69,7% phụ huynh cho hay, không đưa giáo dục giới tính vào gia đình vì con còn bé.

Theo Trung tâm Giới, Gia đình và Phát triển, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang vào loại cao nhất thế giới, 25% số phụ nữ nạo phá thai chưa có gia đình, trong đó 20% ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (13 - 17 tuổi).

Rõ ràng, tảo hôn là vi phạm pháp luật nhưng việc ngăn chặn dường như khó vì thường chính quyền chỉ biết khi đám cưới đã diễn ra. Có nơi, chỉ gọi lên nhắc nhở và vẫn để các cặp "vợ chồng non" này chung sống. Tuy nhiên, nơi nào chính quyền địa phương vào cuộc mạnh mẽ, nơi đó tình trạng tảo hôn có chiều hướng giảm rõ rệt. Vừa qua, nhờ sự chỉ đạo sát sao của chính quyền huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, xã Mỹ Thạnh Đông đã thành công trong việc vận động hoãn hai đám cưới có "cô dâu" 16 tuổi. Các gia đình đã nhất trí dừng lại chờ 2 năm nữa, "cô dâu" đủ tuổi mới kết hôn. Ông Nguyễn Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ Nghệ An cho biết, Chi cục đã phối hợp với đoàn thanh niên, cơ quan tư pháp, phụ nữ để tuyên truyền, giáo dục người dân chống tảo hôn. Nhờ đó, những địa phương như Quỳnh Châu, Quế Phong sau khi làm tuyên truyền đã giảm bớt tình trạng này. Bà Hoàng Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thừa Thiên Huế cho hay, đã tiến hành tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình, chăm sóc SKSS cho vị thành niên tại huyện có nạn tảo hôn cao là A Lưới và Nam Đông. "Năm nay, trong tổng kinh phí 5 tỉ đồng do địa phương bố trí cho công tác DS-KHHGĐ, chúng tôi tổ chức khảo sát, đánh giá lại tình trạng tảo hôn, đồng thời phối hợp, tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ lãnh đạo xã, huyện, đặc biệt nơi có tỉ lệ tảo hôn cao" - bà Tâm cho biết.

Ông Đỗ Ngọc Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ cho biết, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có mô hình giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại 5 tỉnh miền núi; mô hình tư vấn, chăm sóc SKSS cho vị thành niên, thanh niên tại các tỉnh, thành phố. Theo đó, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để ngăn ngừa tảo hôn vẫn là tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để vị thành niên hiểu được hậu quả của việc tảo hôn và quan hệ tình dục sớm. Ông Tấn cho rằng, xã hội hiện đại và tốc độ đô thị hóa khiến việc tiếp cận thông tin của vị thành niên rất lớn. Do đó, không thể cấm trẻ mà phải hướng dẫn cho trẻ các biện pháp an toàn, bảo vệ SKSS.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ kết hợp, đẩy mạnh việc giáo dục giới tính, tình dục an toàn cho trẻ vị thành niên tại các trường THPT", ông Tấn nói thêm. Còn theo TS.BS Lưu Thị Hồng, để đẩy lùi tình trạng tảo hôn hiện nay, "vaccine" hữu hiệu nhất là giáo dục giới tính cần được đưa vào thành các khóa học trong trường học. Đồng thời, cần tuyên truyền để thay đổi hành vi của cộng đồng, của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho con mình.
 
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top