Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sống cùng cha mẹ đẻ vẫn là con ngoài giá thú

Thứ sáu, 12:55 30/08/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đang sống cùng cha, mẹ đẻ vẫn phải làm con ngoài giá thú- đó chỉ là một trong nhiều hậu quả mà những đứa bé của các cặp vợ chồng tảo hôn phải gánh chịu!

Sống cùng cha mẹ đẻ vẫn là con ngoài giá thú 1

Một buổi sinh hoạt Câu lạc bộ vị thành niên, thanh niên tại bản Mường Chiên, xã Phổng Lăng, Thuận Châu, Sơn La. Ảnh: Võ Thu

 
Đang sống cùng cha, mẹ đẻ vẫn phải làm con ngoài giá thú- đó chỉ là một trong nhiều hậu quả mà những đứa bé của các cặp vợ chồng tảo hôn phải gánh chịu!
 
Trớ trêu!

Năm 2012, tại xã Hua La, TP Sơn La có 102 cặp đi đăng ký kết hôn. Anh Lường Văn Ương – Cán bộ tư pháp xã Hua La cho chúng tôi biết một thông tin trớ trêu: “Hầu như các cặp vợ chồng đều tự chung sống với nhau trước, thậm chí sinh con đề huề, chờ đủ tuổi mới đăng ký kết hôn. Có những đối tượng cưới sớm quá, khi con 3 tuổi đi học mẫu giáo, nhà trường yêu cầu giấy khai sinh. Lúc đó bố mẹ chưa đăng ký kết hôn (vì vẫn chưa đủ tuổi- PV), họ đành phải đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Khi nào em bé đủ tuổi mới làm thủ tục nhận con”.

Năm 2012, có khoảng 15-20 cháu tại xã Hua La đăng ký khai sinh quá hạn. Phần đông là các bé 1-3 tuổi. Anh Ương cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2013, cũng có nhiều trường hợp quá hạn, chủ yếu là do tảo hôn. Tại xã Phổng Lăng, Phổng Lái (huyện Thuận Châu), tình trạng con được 8-9 tuổi mới được đăng ký khai sinh là chuyện “rất bình thường”.

Số liệu điều tra của ngành DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho thấy, năm 2009, tỷ lệ tảo hôn toàn tỉnh Sơn La là 23,9%. Tại một số huyện, tỷ lệ này rất cao như Sốp Cộp (57%), Mai Sơn (36,2%), Thuận Châu (33%). Đối với kết hôn cận huyết thống, tỷ lệ là 2,7%. Huyện Sốp Cộp tiếp tục “dẫn đầu” với 8,5%...


Chị Lù Thị Phong – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Sơn La cho hay: Là địa phương có số tảo hôn thấp nhất tỉnh Sơn La, nhưng số liệu từ năm 2010 đến tháng 6/2013 cho thấy, toàn TP Sơn La có 382 trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Tại phường Chiềng Sinh ngay trung tâm thành phố, con số này là 37 trường hợp. 6 tháng đầu năm, phường này có 12 trường hợp; còn tại xã Hua La có 40 trường hợp tảo hôn – dẫn đầu toàn thành phố.

Ông Sa Văn Khuyên – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La thông tin: Tảo hôn “phủ khắp” 204/204 xã, phường toàn tỉnh. Tỷ lệ tảo hôn theo điều tra năm 2009 toàn tỉnh là 23,9%. Trên thực tế, số liệu còn cao hơn nhiều. Nguyên nhân của vấn nạn này thì nhiều, nhưng chủ yếu là do phong tục tập quán của người dân vùng sâu, vùng xa, lấy vợ lấy chồng sớm để có sức lao động trong gia đình, chưa hiểu được tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết… Ngay trung tâm thành phố cũng cưới sớm cho “bằng chị bằng em”.

Vậy tại sao ở ngay TP Sơn La, tảo hôn cũng không “tha” bất kỳ xã, phường nào, thậm chí còn có dấu hiệu tăng lên theo từng năm? Bác sĩ Trần Đình Thuận – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho rằng: Các bạn trẻ ở gần thành phố do có nhiều điều kiện nên tuổi dậy thì đến sớm hơn, tâm lý lứa tuổi muốn khám phá cơ thể, chứng minh mình là người lớn. Môi trường tiếp xúc, giao lưu với bạn bè của các em nhanh và rộng hơn trong khi kiến thức về cuộc sống, bản thân vẫn thiếu sót. Ngành Dân số, ngành Tư pháp đã đẩy mạnh tuyên truyền về SKSS, Luật Hôn nhân Gia đình, nhưng nhiều khi sự có mặt của các bạn trẻ chưa đầy đủ, thậm chí thờ ơ chưa nghĩ đến SKSS, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống…

“Qua thực tế triển khai các câu lạc bộ sinh hoạt về SKSS/KHHGĐ, nếu tổ chức ở vùng sâu, vùng xa, khi mời họ đến dự, đối tượng chưa kết hôn tham dự rất đông, trao đổi các vấn đề rất mạnh dạn. Trong khi ở thành phố, rất khó để mời các em ấy, nếu đến rồi thì cũng chỉ “cho có” và còn gượng gạo”, ông Thuận thừa nhận. Còn theo bà Lù Thị Phong: “Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, cổ hủ thậm chí một số nơi, con gái con trai mới 16-17 tuổi bị coi là “già”, là “quá lứa”. Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng con người khác lấy được mà con mình không lấy được là ganh tỵ ngay”.

Một nguyên nhân khác được các cán bộ dân số, lãnh đạo chính quyền cơ sở đều đồng tình, đó là chế tài xử phạt vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa có hoặc chưa đủ mạnh.

Ông Cà Văn Ki – Phó Chủ tịch UBND xã Hua La, TP Sơn La chia sẻ: “Chúng tôi can thiệp bằng nhiều biện pháp nhưng chưa áp dụng chế tài xử phạt, xã chỉ mới đang soạn thảo thôi. Việc áp dụng khó khăn lắm do nhận thức của nhân dân chưa hiểu. Về việc phạt, một số gia đình có kinh tế khá, người ta sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để nộp nhưng có nơi chỉ 20.000-50.000 đồng cũng là khó cho bà con”. Trên thực tế, không ít các cán bộ xã, bản cũng không răn đe nổi con cháu mình, đành “bó tay” để con cháu tảo hôn.
 
Cần một chế tài đồng bộ

“Qua điều tra, khảo sát, gặp gỡ cán bộ xã, huyện cho thấy, hiện chế tài xử lý tảo hôn (dù luật đã quy định) chưa được cụ thể, đồng bộ, chưa có văn bản hướng dẫn mà phụ thuộc vào hương ước, quy ước của bản, làng. Việc đăng ký kết hôn muộn hiện chỉ dừng lại ở mức độ cảnh cáo bằng lời nói, nhắc nhở, xử lý hành chính…”, ông Trần Đình Thuận – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chia sẻ thêm.

Chia sẻ quan điểm khi chúng tôi đề cập đến vấn đề tham mưu như thế nào để có thể đưa ra những văn bản quy định chế tài xử phạt? Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Sơn La Nguyễn Đình Thuận cho biết: “Chi cục DS - KHHGĐ đã tính đến phương án xây dựng Nghị quyết chuyên đề ban hành về xử lý những cá nhân, đơn vị làm chưa tốt công tác chống tảo hôn; khen thưởng cho những đối tượng, cơ sở, đơn vị làm tốt. Đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo, cấp ủy chính quyền có con, cháu tảo hôn thì phải xử lý ra sao. Chúng tôi đã đăng ký với tỉnh để ban hành Nghị quyết đó, dự kiến vào năm 2015”.


“Tôi cũng được biết qua báo chí, một số nơi đã áp dụng hình thức nếu cưới tảo hôn, kết hôn cận huyết, cán bộ xã, bản không được tham dự, nếu tham dự sẽ bị phạt; những cán bộ có con em tảo hôn, kết hôn cận huyết cũng bị phạt. Đối với Sơn La hiện nay, một số nơi đã đưa biện pháp này vào hương ước, quy ước thôn, bản. Còn đại đa số là chưa có biện pháp và mô hình nào thực sự quyết liệt. Nếu Sơn La triển khai được mô hình này thì rất tốt. Tôi tin nếu chế tài răn đe tốt, biện pháp cứng thì vấn nạn tảo hôn sẽ giảm dần...”, ông Thuận thẳng thắn.

Ông Sa Văn Khuyên thông tin thêm: Từ năm 2009 - 2010, Sơn La được Trung ương đầu tư triển khai thí điểm mô hình can thiệp giảm thiểu tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại 13 xã. Năm 2011 - 2015, từ nguồn kinh phí địa phương, Sơn La đã đầu tư mở rộng mô hình ra 26 xã, 11 điểm Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDT) tại 11 huyện, thành phố toàn tỉnh. Đây sẽ là các đơn vị làm điểm, làm mẫu cho các địa phương khác. Công tác truyền thông, vận động vẫn được xác định là giải pháp hàng đầu, thông qua các tổ nhân viên thường trực, cộng tác viên dân số, qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ SKSS tại các xã mô hình để triển khai nhiều nội dung về DS-KHHGĐ. Năm 2013, chúng tôi đã lồng ghép nội dung khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sơ sinh vào 26 xã này.

“Qua so sánh tình hình tại 26 xã, tôi cho rằng tỷ lệ tảo hôn đã có dấu hiệu giảm, những xã nào không được can thiệp thì tăng lên. Điều này chứng tỏ, nếu được đầu tư, đào tạo con người cho 100% xã thì rất tốt”, ông Thuận nói.

Báo cáo về tình hình tảo hôn, kết hôn cận huyết thống của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho thấy, tính riêng năm 2012, 10/26 xã có số tảo hôn tăng nhẹ so với năm 2011, 3/26 xã có số kết hôn cận huyết tăng. Đặc biệt, tại 11 điểm Trường PTDT nội trú trong năm 2012 chỉ còn 1 trường hợp bỏ học lấy chồng, 8 tháng đầu năm 2013 không có trường hợp nào.

“Trường PTDT nội trú là minh chứng rõ ràng cho việc cần phải đưa nội dung tuyên truyền về SKSS/KHHGĐ, mang thai ngoài ý muốn, các biện pháp tránh thai, tình dục an toàn, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết vào trường học, ngay từ cấp THCS để các em có nhận thức cơ bản về vấn đề này. Trong đó, vai trò của ngành giáo dục là rất lớn”.
 
Ghi chép của Võ Thu
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top