Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sở y tế Thanh Hóa xin sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ với Trung tâm Y tế huyện: Không đúng chủ trương, chính sách

Thứ tư, 08:15 28/04/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 16/4/2010, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá có công văn số 473/SYT-TCCB về việc xin chủ trương sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện vào Trung tâm Y tế huyện. Tinh thần của công văn trên có đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ hay không?

PV Báo GĐ&XH đã có cuộc phỏng vấn TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ để giải đáp câu hỏi này.

Cần phải có cơ quan chuyên trách

Xin ông cho biết ý kiến của Tổng cục DS-KHHGĐ về việc xin sáp nhập này?

- Việc giải thể, chia tách, sáp nhập các tổ chức, các cơ quan hết sức nhạy cảm.

Vào khoảng thời gian này năm 2008, khi đó chưa có Thông tư liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của ngành y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện. Nhiều địa phương  hiểu sai chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ đã vội vàng chia tách tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, các tài sản, trang thiết bị của ngành DS-KHHGĐ. Ví dụ các trang thiết bị, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu dân cư nằm trong các máy tính ở Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tuyến tỉnh và tuyến huyện- họ chỉ đơn thuần coi đó là máy tính mà không hiểu rằng trong đó là cả một cơ sở dữ liệu sau rất nhiều năm anh em trong ngành dân số dày công vất vả mới  thực hiện được. Bộ máy tổ chức cán bộ cũng bị chia tách, xáo trộn gây không ít khó khăn cho ngành dân số.

Không y tế hóa công tác dân số

Nếu sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào Trung tâm Y tế thì vô hình trung chúng ta đã y tế hóa công tác dân số. Việc này, Ban Tuyên giáo TƯ cũng đã nhiều lần có ý kiến cảnh báo. Nếu chúng ta có ý định nhập là sai với với quan điểm, đường lối của Đảng, sai với chủ trương mà Ban Tuyên giáo TƯ đã có hướng dẫn đối với các địa phương; sai với chủ trương mà đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc họp.

TS Dương Quốc Trọng

Chính vì vậy, trong năm 2008- 2009, Đảng và Nhà nước có rất nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh những sai phạm, lệch lạc, hiểu sai chủ trương chính sách về lĩnh vực DS-KHHGĐ. Nhờ đó, chúng ta mới khắc phục được tình trạng giảm sút nghiêm trọng và dần dần phục hồi được hệ thống tổ chức bộ máy về công tác DS-KHHGĐ.
 
Chúng ta vừa phục hồi xong thì hiện nay đã có một vài địa phương lơi lỏng, coi nhẹ công tác này. Đây là biểu hiện chưa thực sự quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực này. Đảng và Nhà nước ta không bao giờ coi nhẹ công tác DS-KHHGĐ.

Tổng cục DS-KHHGĐ đã có công văn chính thức để trả lời Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa. Lý do để Sở Y tế nhận định và đề nghị sáp nhập hai đơn vị này với nhau là chưa thoả đáng và chưa cập nhật thông tin chính xác.

Quan điểm về sự cần thiết của Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện của Tổng cục cũng như của Bộ Y tế như thế nào, thưa ông?

-  Trong các văn bản của Đảng và Nhà nước luôn luôn nhấn mạnh cần phải xây dựng một hệ thống chuyên trách đủ mạnh từ TƯ tới địa phương. Chúng tôi đã tổng kết 10 bài học về công tác DS-KHHGĐ. Một trong 10 bài học kinh nghiệm ấy chính là có một hệ thống chuyên trách đủ mạnh từ TƯ tới địa phương. Nếu không có một hệ thống chuyên trách này thì chúng ta không hoàn thành được các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.
 
Chính vì vậy, khi đưa công tác DS-KHHGĐ về ngành y tế, đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã khẳng định: "Công tác dân số cần phải có sự phối hợp liên ngành và cần phải có một cơ quan chuyên trách, có tính độc lập tương đối từ TƯ tới cơ sở để đảm nhiệm về vấn đề này...". Vì vậy, ở tuyến TƯ đã thành lập Tổng cục DS-KHHGĐ trực thuộc Bộ Y tế, ở tỉnh là Chi cục DS-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế và ở tuyến huyện đã thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ. Đây là đơn vị độc lập, có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở tuyến huỵên.
Không có chuyện sáp nhập Trung tâm này với bất cứ một đơn vị nào ở tuyến huyện - Đó là  khẳng định và cũng là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu tại nhiều cuộc họp giao ban của Bộ Y tế cũng như các cuộc họp của ngành.
 
Thành công của sự nghiệp dân số có phần đóng góp rất lớn của các cộng tác viên dân số.
(Ảnh: Dương Ngọc)

Trung tâm DS - KHHGĐ có vai trò rất quan trọng

 Ông có thể giải thích rõ hơn về vai trò cần thiết phải là đơn vị độc lập của Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện?

- Để thành công, công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi tính liên ngành rất cao; phải tham mưu được cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể. Nếu chỉ riêng ngành dân số, hoặc chỉ riêng ngành y tế làm công tác dân số, chúng ta chắc chắn sẽ thất bại. Kinh nghiệm này đã được đúc kết qua mấy chục năm làm công tác DS-KHHGĐ. Và đây cũng là bài học rất xương máu của chúng ta.

Trong suốt 30 năm, từ đầu những năm 1960 đến đầu những năm 1990, chúng ta không thành công trong công tác này. Tất cả các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng về công tác dân số không đạt chỉ tiêu. Một trong những nguyên nhân đó là do chúng ta chưa có một hệ thống chuyên trách và mới chỉ hiểu công tác DS-KHHGĐ là những biện pháp đặt vòng, tránh thai... giao cho ngành y tế thực hiện và chưa có sự phối hợp liên ngành.
 
Đến năm 1993 giai đoạn vô cùng cấp bách về công tác dân số, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa VII đã khẳng định: Nếu không đẩy mạnh làm công tác DS-KHHGĐ thì chúng ta sẽ đứng trước những thách thức rất lớn, nguy cơ tụt hậu về nhiều mặt. Vì vậy, đã có Nghị quyết TƯ 4 khóa VII về chính sách DS-KHHGĐ. Từ đó đến nay, chúng ta đã đạt được những thành công tốt đẹp.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác dân số không chỉ tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm mức sinh, duy trì mức sinh thấp hợp lý, mà còn phải triển khai đồng bộ các lĩnh vực của công tác dân số như thích ứng với những thay đổi về cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, Trung tâm DS-KHHGĐ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, công tác thống kê về dân số, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về dân số để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.

 Những giải pháp nào để đẩy mạnh hoạt động của công tác DS-KHHGĐ, thưa  ông?

- Công tác DS-KHHGĐ mang tính xã hội hoá rất cao, đòi hỏi cần có những giải pháp về mặt xã hội rất quan trọng, chứ không chỉ đơn thuần là những giải pháp về mặt y tế. Đành rằng khi thực hiện các biện pháp KHHGĐ, những biện pháp lâm sàng (đặt dụng cụ tử cung, triệt sản) phải là những cán bộ có chuyên môn y tế thực hiện. Còn những biện pháp tránh thai phi lâm sàng như sử dụng bao cao su, viên uống tránh thai chúng ta có thể sử dụng một hệ thống cộng tác viên (CTV), cán bộ chuyên trách (CBCT) dân số để phân phát các biện pháp này.

Một giải pháp nữa cũng không kém phần quan trọng, đó là giải pháp xã hội học. Người làm công tác dân số phải biết tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục người dân chấp nhận các BPTT, chấp nhận KHHGĐ. Không phải cứ thích đặt vòng, triệt sản cho ai là đặt vòng, triệt sản được! Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ thành công được chính là nhờ hệ thống CBCT, CTV dân số ở cơ sở "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" tuyên truyền giáo dục, thuyết phục người dân tự nguyện thực hiện KHHGĐ.
 
Tôi rất xúc động khi đi các địa phương được nghe các CTV, các CBCT dân số kể lại những câu chuyện vận động các gia đình thực hiện KHHGĐ. Họ có thể đi 5 lần, 7 lượt thậm chí cả chục lượt để thuyết phục một cặp vợ chồng, thuyết phục người ông, người bà cho con mình, cháu mình chấp nhận một biện pháp KHHGĐ. Khi chúng ta càng tôn trọng nhân quyền thì càng phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân...
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 

Cần ổn định bộ máy tổ chức ngành dân số

Phúc đáp công văn của Sở Y tế Thanh Hóa, ngày 22/4, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có công văn số 300/TCDS-TCCB đề nghị Sở Y tế tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm DS-KHHGĐ theo tinh thần Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV và Thông tư số 05/2008/TT-BYT và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo mô hình tổ chức Trung tâm DS-KHHGĐ như hiện nay.

Hà Thư (Thực hiện)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top