Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ sinh không ngại khi nói về bao cao su

Thứ tư, 08:54 17/04/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Học sinh nữ sao lại đi mua bao cao su? Mới tí tuổi đầu đã bày đặt mấy cái này rồi! Em không sợ bố mẹ biết được sẽ quở trách sao?”, Lương Thị Hồng Nhung, học sinh lớp 11 A, Trường THPT Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng kể lại kỷ niệm đầu tiên khi cùng một vài bạn nam mua “cái ấy” để phục vụ cho buổi tập huấn.

Nữ sinh không ngại khi nói về bao cao su 1

Tài liệu truyền thông chăm sóc SKSS về với học sinh nội trú Cao Bằng. Ảnh: PV

 
Xóa bỏ ngại ngần

“Đối với học sinh dân tộc miền núi, tâm lý chung vẫn còn e ngại, thậm chí “bài xích” với những vấn đề kín đáo và cho là “bậy bạ” này. Ban đầu khi mới truyền thông về vấn đề này, thậm chí có em học sinh nam còn phản ứng: “Em là nam giới, có sinh đẻ gì đâu mà quan tâm đến SKSS, SKTD”. Nhưng sau quá trình được truyền thông các em đã tham gia mạnh dạn hơn trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan” - chị Hoàng Minh Phương, cán bộ tư vấn của đường dây nóng chia sẻ.

 
“Cô dược sĩ lấy làm lạ khi một mình em là nữ cùng một vài bạn nam tới hiệu thuốc gần trường học hỏi mua bao cao su (BCS). Số là trước đó, bạn ấy có hỏi em cách sử dụng BCS, nhưng vì không có “dụng cụ” nên phải mua ngoài hiệu thuốc. Cô dược sĩ là người quen của bố mẹ em, lúc đầu em cũng sợ bị hiểu nhầm lắm, nhưng sau đó vì em giải thích rõ ràng và bố mẹ cũng rất hiểu việc em đang làm nên cô ấy không chỉ vui vẻ đưa BCS cho tụi em, mà còn hướng dẫn sử dụng rất cụ thể...”, Hồng Nhung chia sẻ tại hội thảo “Mô hình giáo dục đồng đẳng về SKSS và kỹ năng sống cho vị thành niên tại trường học”, được tổ chức ngày 16/4 vừa qua.

Tôi hỏi: “Em không ngại sao?”. Cô học sinh nhỏ tự tin cho biết: Từ năm 2010 khi đang học sinh lớp 8, Hồng Nhung đã được tham gia vào mô hình giáo dục đồng đẳng của dự án Ready (Sẵn sàng cho sức khỏe II) - một dự án của tổ chức ADRA (Cơ quan phát triển và cứu trợ Adventist). Em được làm quen với tài liệu và tập huấn các kỹ năng truyền thông, tiếp xúc cùng “giáo cụ trực quan” nên rất mạnh dạn với những vấn đề vốn được coi là nhạy cảm, đặc biệt là với học sinh dân tộc miền núi.

Hồng Nhung là một trong số rất nhiều em học sinh giáo dục đồng đẳng tại 53 trường THPT, THCS tại tỉnh Cao Bằng. Có mặt tại tỉnh miền núi phía Bắc với 97% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số này từ năm 2007, mô hình giáo dục đồng đẳng (GDĐĐ) đến nay đã trở nên thân thuộc với toàn bộ hệ thống trường THPT, THCS trên 13/13 huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

“Học thầy không tày học bạn”

Giải thích vì sao lại chọn chính học sinh làm GDĐĐ, ông Phạm Tiến Dũng, Chuyên gia Chương trình của ADRA, cho biết: Tâm lý của chúng ta lâu nay vẫn e ngại “vẽ đường cho hươu chạy”, khoảng cách giữa bố mẹ - con cái, thầy cô – học sinh vẫn còn xa trong vấn đề trao đổi về SKSS, sức khỏe tình dục (SKTD). Quan điểm của chúng tôi là “học thầy không tày học bạn”, các em học sinh rất dễ dàng chia sẻ với nhau về vấn đề “biết nhưng khó nói, khó làm” này. Nhiệm vụ của chúng tôi là đào tạo, tập huấn giảng viên nguồn và các GDĐĐ “chuẩn” để các em tự tin làm “tư vấn viên”, đưa những kiến thức này trao đổi lại với các bạn.

Theo ông Phạm Hồng Quang, Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT) tỉnh Cao Bằng, nhận thấy ý nghĩa và sự cần thiết của mô hình, trong năm học 2012- 2013, Sở đã ban hành công văn hướng dẫn các cơ sở giáo dục toàn tỉnh thực hiện mô hình, duy trì và mở rộng hoạt động tại 53 trường học trên toàn tỉnh bằng kinh phí dự án và kinh phí tự có. “Điều quan trọng là các em học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin, được hiểu về SKSS vị thành niên, tác hại của lạm dụng chất kích thích, tăng cường kỹ năng sống, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt, chúng tôi cũng có khảo sát so sánh đánh giá ban đầu và giữa kỳ triển khai dự án, khi tỷ lệ học sinh tự tin trong việc sử dụng bao cao su, biện pháp tránh thai hay cải thiện kiến thức về SKSS-TD vị thành niên tăng mạnh”, ông Quang cho hay.

Báo động tình trạng dùng viên tránh thai khẩn cấp bừa bãi

Ngoài việc triển khai theo kênh truyền thông tại lớp, Ready II còn giới thiệu đến các em vị thành niên, thanh niên dịch vụ tư vấn bí mật qua mạng Internet và đường dây nóng, với trung bình 470 ca tư vấn/tháng, số lượng truy cập website tuvantuoihoa.org.vn đạt gần 310.000 lượt trong hơn 2 năm.

Bà Đàm Nguyệt Ánh, cán bộ chương trình cho hay: Từ tháng 6/2012, dịch vụ Tư vấn tuổi hoa đã được chuyển giao cho Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Cao Bằng quản trị. Đối với chương trình tư vấn qua radio trên website Tư vấn tuổi hoa bằng 4 thứ tiếng: Kinh, Tày, Mông, Dao – chương trình duy nhất ở nước ta triển khai bằng nhiều thứ tiếng này – đã được chuyển giao cho Đài PT-TH tỉnh Cao Bằng từ tháng 6/2012.

Theo chị Hoàng Minh Phương, cán bộ tư vấn của đường dây nóng, với sự phát triển về thể chất, tâm lý nhanh, các em học sinh tìm đến đường dây nóng với những câu hỏi khiến nhiều cán bộ giật mình. Bản thân chị đã từng tư vấn cho rất nhiều ca sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bừa bãi, thậm chí có em chỉ trong 9 ngày dùng đến 4 viên khẩn cấp. Chỉ khi nghe “láng máng” là có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, các em mới “cầu cứu chuyên gia”. Trong khi đó, các em không hề quan tâm đến cách dùng, tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra, tình trạng học sinh nữ quan hệ với nhiều bạn tình không dùng biện pháp bảo vệ, khiến các em “rối bời” khi không biết “tác giả đích thực” của con mình và nên lấy ai làm chồng… khiến các chuyên gia “đau đầu”.
 
Thu Nguyên
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top