Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ công nhân và những tâm sự lúc nửa đêm

Thứ hai, 13:44 29/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Do nhiều hạn chế về điều kiện làm việc, thời gian và kinh tế… công nhân ở các khu công nghiệp (KCN) tại nhiều địa phương ít được hưởng thụ các hoạt động vui chơi giải trí, chưa được quan tâm đúng mức đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là SKSS/KHHGĐ.

Truyền thông tư vấn, nói chuyện về chăm sóc SKSS cho nữ công nhân tại Khu Công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An).	 Ảnh: Hồ Hà

Truyền thông tư vấn, nói chuyện về chăm sóc SKSS cho nữ công nhân tại Khu Công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An). Ảnh: Hồ Hà

 

Thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chiều tối, con đường chạy qua KCN Bắc Vinh (TP Vinh - Nghệ An) đông nghịt người, hàng nghìn công nhân đổ ra, tất bật dừng lại bên những quán cóc, chợ xép mua thức ăn, rồi tản về những khu nhà trọ.

Chị Đỗ Thị Phương (ở xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương), năm nay 19 tuổi, nói: “Học xong lớp 12 là em xin đi làm công nhân để kiếm tiền bù thêm cùng bố mẹ. Công việc không nặng nhọc nhưng lặp đi lặp lại khá mệt mỏi. Hết ca thì em về nhà trọ, nấu ăn rồi ngủ. May mà còn có chiếc điện thoại, thỉnh thoảng nghe nhạc cho đỡ buồn”.

Giống như Phương, hầu hết các công nhân ở đây sau giờ làm việc chỉ biết về nhà trọ, nấu ăn rồi ngủ! Những phương tiện thông tin giải trí như máy tính, ti vi là “điều xa xỉ” và họ cũng ít khi tham gia các hoạt động của địa phương, dù có người sống ở khu vực này 3- 5 năm. Đặc biệt với họ, những kiến thức về giới tính khá mù mờ.

Thiếu hụt kiến thức sức khỏe giới tính, lơ mơ về cách bảo vệ mình trong sinh hoạt tình dục, các hoạt động tuyên truyền kiến thức SKSS/KHHGĐ thì ít được tiếp cận… Cũng chính vì thế nên “Nếu có “vấn đề”, chúng em thường tìm đến các phòng khám tư nhân. Nếu có được các thông tin và dịch vụ này tại nơi làm việc thì không còn gì bằng”, nhiều công nhân nữ bày tỏ.

Thống kê sơ bộ của Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam (TP Vinh) cho thấy: Hiện có khoảng 8.000 lao động ở các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (trong đó 5.500 lao động nữ, 70% nhóm dân số này đều ở độ tuổi từ 18 - 30 tuổi). Các đối tượng này gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là việc tiếp cận các thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch Công đoàn Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam bày tỏ: “Việc cung cấp kiến thức về SKSS cho công nhân ở các khu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhiều bạn trẻ không biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai cũng như kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu các chương trình truyền thông về vấn đề này được triển khai đều đặn thì rất hữu ích vì sẽ lấp đầy được khoảng trống thiếu hụt trong nhận thức và hành vi của đa số công nhân…”.

Cuộc thoại lúc nửa đêm

Từ năm 2014, mô hình“Cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân tại các khu công nghiệp” đã được Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Nghệ An triển khai. “Vai trò của Chủ tịch Công đoàn rất quan trọng, bởi họ là người đại diện cho công nhân. Khi hiểu được việc này là thực sự hữu ích thì các anh, chị em rất đồng tình và cùng “lăn” vào với ngành Dân số…”, bà Nguyễn Thị Thương Huyền- Trưởng phòng Dân số (Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh) chia sẻ. Tuy nhiên, khi cản trở lớn nhất là “vào được” các doanh nghiệp đã vượt qua thì trở ngại tiếp theo chính là việc bố trí thời gian cho công nhân tham gia về lịch làm việc của công nhân theo ca, kíp. Vì thế các cán bộ dân số phải “căn giờ” đi làm về của công nhân để đến từng khu nhà ở, từng phòng trọ để tư vấn, truyền thông. Những khu trọ vốn yên ắng nay bỗng sôi động hẳn lên. Vượt qua những ngại ngần, băn khoăn ban đầu, các công nhân đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, thắc mắc mà trước đến nay không biết bày tỏ cùng ai? Có đợt truyền thông kéo dài đến tận đêm khuya mà những câu chuyện vẫn chưa hết!

Hình ảnh các công nhân háo hức đợi chờ, những câu hỏi, thắc mắc và cả sự đón đợi: “Bao giờ các anh chị lại về tiếp? Bao giờ đoàn mình quay lại?” khiến những người trong ngành Dân số càng cảm nhận được ý nghĩa lớn lao công việc mà mình đang làm, sự thiết thực của mô hình chăm sóc SKSS cho công nhân

Sau mỗi đợt truyền thông, các cán bộ dân số thường để lại số điện thoại của mình. Từ đó, phòng Dân số (Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh) bỗng trở thành tổng đài 1080 chuyên “gỡ rối”những thắc mắc của công nhân.

“Có hôm, hơn 12 giờ đêm còn có một nữ công nhân gọi vào máy của tôi và khóc.“Chị ơi! Hôm nay em lỡ quan hệ với người ấy nhưng không dùng biện pháp gì, vậy liệu có thai không chị?”. Đối với công nhân, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng dành sự ưu tiên tư vấn đầy đủ cho họ. Bởi qua những đợt đi truyền thông, chúng tôi hiểu họ thiếu thốn, thiệt thòi và cần mình như thế nào?”, bà Nguyễn Thương Huyền bộc bạch.

 

Theo khảo sát mới đây của Chi cục DS - KHHGĐ Nghệ An, nhu cầu được cung cấp thông tin và dịch vụ về SKSS/KHHGĐ của công nhân tương đối lớn: Có tới 96% số người được hỏi trả lời lý do họ sử dụng các biện pháp tránh thai là nhằm mục đích tránh thai và sinh đẻ có kế hoạch; Hơn 70% số người nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của việc phá thai; 68% có nhu cầu được cung cấp thông tin về sức khỏe tình dục; 76,5% có nhu cầu được cung cấp kiến thức về sinh lý cơ thể, sự thụ thai, mang thai; 59,5% có mong muốn được cung cấp kiến thức về  phòng tránh thai; 73% có nhu cầu được thông tin về bệnh lây qua đường tình dục…

Sáu tháng đầu năm 2015, Chi cục DS - KHHGĐ Nghệ An đã xây dựng mạng lưới và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tuyên truyền viên chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho 80 người là cán bộ y tế, trưởng phân xưởng, trưởng dây chuyền sản xuất trong khu công nghiệp  và cán bộ  dân số tại địa phương có các khu công nghiệp; 20 buổi truyền thông nhóm nhỏ đã được tổ chức, thu hút hàng trăm công nhân tham dự; 7 buổi  nói chuyện chuyên đề với 1.400 công nhân tham gia.

Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top