Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Nóng” nhất là chênh lệch giới tính

Thứ tư, 12:12 12/08/2009 | Dân số và phát triển

Một năm sau sự kiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, công tác DS-KHHGĐ Hà Nội cũng bước qua thời kỳ khó khăn, đang đi vào ổn định và phát triển.

Chúng tôi có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội.
 
- Hà Nội mở rộng, quy mô dân số tăng gấp đôi đặt thành phố trước nhiều khó khăn trong công tác DS-KHHGĐ. Xin bà cho biết đôi nét về nỗ lực vượt qua khó khăn của ngành trong thời gian qua?

- Một năm qua, công tác DS-KHHGĐ đã phải đối mặt với 5 khó khăn lớn: bộ máy làm công tác này rất "mỏng và yếu"; mỗi trung tâm quận, huyện chỉ có 2-3 cán bộ. Việc phân bổ, phê duyệt kinh phí cho chương trình DS muộn dẫn đến triển khai kế hoạch chậm theo. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên và mất cân bằng giới tính ở các địa phương mới hợp nhất rất cao. Sự chênh lệch về mức sống, trình độ dân trí là những rào cản lớn trong việc vận động quy mô gia đình ít con.

Ngành đã tập trung thực hiện 4 giải pháp chính: hoàn thiện, củng cố bộ máy quản lý cả hệ thống từ TP đến cơ sở. Ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn như nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị truyền thông cho cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông chuyển đổi hành vi, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với thông tin về DS-KHHGĐ. Tổ chức chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại 206 xã, phường trọng điểm.

Phụ nữ huyện Đông Anh trong chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

- Bộ máy tổ chức của hệ thống DS-KHHGĐ các cấp đã tương đối ổn định, các hoạt động được triển khai theo một chính sách chung, vì vậy đã bước đầu kiềm chế được mức sinh và sinh con thứ ba trở lên. Tính đến tháng 5, toàn TP có 39.477 trẻ sinh ra, giảm 2.333 trẻ; trong đó số con thứ ba là 3.164 trẻ, giảm 1% (522 trẻ) so với cùng kỳ năm 2008. 

Đặc biệt, ngành đã tham mưu, xây dựng đề án và được HĐND ra nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 vừa qua, theo đó, sẽ có 577 cán bộ chuyên trách DS được biên chế tại xã, phường, có hưởng lương và BHXH; CTV DS cơ sở sẽ được tăng phụ cấp từ 100.000 đồng/tháng lên hưởng theo hệ số 0,25 lương cơ bản; kinh phí đầu tư cho ngành DS sẽ được tăng từ 3.500 đồng/dân/năm hiện nay lên 5.000 đồng/dân/năm từ 2010-2015.

Thành công lớn nhất của cả quá trình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2010 là thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" (tỷ lệ phụ thuộc thấp hơn tỷ lệ lao động) của Hà Nội đang đi vào giai đoạn ổn định.

- Đứng trước thời cơ lớn luôn là thách thức không nhỏ, vậy vấn đề "nóng" nhất của ngành DS-KHHGĐ Hà Nội hiện nay là gì, thưa bà?

- Một trong những vấn đề "nóng" hiện nay là ứng phó với xu hướng chênh lệch giữa số trẻ trai/gái khi tỷ số này đang trở lên đáng báo động. Năm 2008 tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội là 117/100 (trẻ trai/gái), cao hơn mức trung bình của cả nước (112/100).

- Xin cảm ơn bà!
 
Theo Hà Nội mới
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top