Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều chị em cần biết về đông lạnh trứng

Chủ nhật, 07:37 04/06/2017 | Dân số và phát triển

Đông lạnh trứng và thụ tinh trong ống nghiệm là hai quy trình khác nhau

Mặc dù việc lấy trứng là một phần của cả hai quy trình này, nhưng mục đích lại hơi có chút khác nhau.

Việc lấy trứng của thụ tinh trong ống nghiệm là để có thai và sinh em bé càng sớm càng tốt. Trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm, trứng sẽ được lấy ra và sau đó được thụ tinh với tinh trùng, tạo ra phôi thai, sau đó phôi thai sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ.

Trong khi đó, quá trình đông lạnh trứng chỉ đơn giản là lấy trứng ra khỏi cơ thể người phụ nữ và sẽ không có quá trình thụ thai ở phía sau. Đông lạnh trứng là để bảo toàn trứng chưa thụ tinh của người phụ nữ để có thể sử dụng thụ thai và sinh em bé sau này.

Khi nào người phụ nữ cần phải tiến hành đông lạnh trứng?

Đông lạnh trứng là kỹ thuật tương đối mới do vậy vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về ý nghĩa thực sự của việc này. Rất nhiều người cho rằng, đông lạnh trứng là dành cho những phụ nữ lớn tuổi, cơ thể không thể sản xuất ra trứng được nữa. Tuy nhiên, mục đích thực sự của việc đông lạnh trứng là để dự trữ trứng cho việc thụ thai và sinh con trong tương lai. Việc này có thể thực hiện cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, kể cả với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, mà chưa sẵn sàng có con.

Một điều cần lưu ý là, việc đông lạnh trứng sớm cũng sẽ cải thiện khả năng có con trong trong tương lai, so với việc đông lạnh trứng muộn. Trứng càng trẻ và càng khỏe mạnh, khả năng thụ thai thành công và có một em bé khỏe mạnh của bạn sẽ tăng lên và khả năng sảy thai sẽ giảm xuống. Do vậy, nếu bạn có ý định đông lạnh trứng, hãy hỏi ý kiến bác sỹ và tiến hành quy trình này ngay khi bạn còn trẻ, khỏe.


Trữ đông trứng

Trữ đông trứng

Càng lớn tuổi, cơ thể bạn sẽ càng sản xuất ra ít trứng hơn

Khi sinh ra, cơ thể người phụ nữ có khoảng 2 triệu quả trứng, được gọi là các trứng "non" và được lưu giữ sâu tại buồng trứng, trong các nang trứng. Các trứng này sẽ được cơ thể nuôi dưỡng đến trưởng thành và chỉ những trứng "chín" được cơ thể giải phóng trong những kỳ kinh nguyệt mới có thể thụ thai. Trong suốt cuộc đời mình, một người phụ nữ có khoảng 400- 500 trứng chín và có khả năng thụ tinh. Khi đến tuổi mãn kinh, người phụ nữ sẽ không còn trứng chín và rụng nữa, nghĩa là bạn không thể thụ thai và sinh con.

Khi bạn lớn tuổi hơn, trứng của bạn cũng bắt đầu sẽ già đi và số lượng trứng sẽ giảm đi đáng kể. Một số chuyên gia cho rằng, trứng của bạn sẽ già nhanh gấp đôi so với tuổi thật. Nói cách khác, nếu bạn đang ở tuổi 40, thì trứng của bạn dường như đã 80 tuổi vậy. Cũng giống như con người, trứng “già” sẽ mất đi nguồn năng lượng và sức sống, dẫn đến khả năng thụ thai sẽ giảm đi.

Nên nghĩ đến việc đông lạnh trứng trước tuổi 35

Các bác sỹ và các chuyên gia về đông lạnh trứng nói rằng, thời điểm tốt nhất để đông lạnh trứng là cuối những năm 20 tuổi, đầu những năm 30 tuổi vì trứng ở giai đoạn này sẽ đem lại khả năng thụ thai cao nhất sau này. Nhưng kể cả khi bạn đã ở cuối những năm 30 tuổi, đầu những năm 40 tuổi và khỏe mạnh, bạn vẫn có thể tiến hành đông lạnh trứng được. Kể cả phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể tiến hành đông lạnh trứng được, nhưng tỷ lệ mang thai thành công sau này của trứng đã được đông lạnh sẽ rất thấp, chỉ dưới 10%.

Cũng cần nhớ thêm rằng, chất lượng và số lượng trứng sẽ rất khác nhau giữa mỗi phụ nữ. Một số yếu tố cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng trứng bao gồm: tuổi, tiền sử bệnh tật, đáp ứng với thuốc…

Thêm nữa, số lượng trứng đông lạnh càng nhiều thì khả năng sinh con thành công sau này càng cao. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, ở độ tuổi 30, nếu người phụ nữ đông lạnh 15 trứng sẽ có khả năng thành công là 30% trong khi nếu đông lạnh 25 trứng sẽ có khả năng thành công là 40%.

Quá trình đông lạnh trứng cần ít nhất vài tháng

Đông lạnh trứng là quá trình thực hiện tương đối nhanh. Bạn chỉ cần phải thực hiện 3 bước sau: gặp bác sỹ để được tư vấn về quy trình, tiến hành xét nghiệm một số loại hormone trong máu và xét nghiệm một số bệnh lây nhiễm, và dùng thuốc. Trong đa số các trường hợp, quá trình này thường kéo dài một vài tuần và bạn sẽ cần tái khám vài ngày một lần. Một khi bạn đã trải qua quá trình thăm khám ban đầu và đã có chu kỳ kinh nguyệt, thì khoảng 10 ngày sau bạn sẽ được tiêm thuốc trước khi bắt đầu quá trình lấy trứng.

Bạn có thể sẽ bị tăng cân

Đây là câu hỏi mà các chuyên gia nhận được nhiều nhất khi phụ nữ tiến hành đông lạnh trứng, và câu trả lời là có. Bạn có thể sẽ bị đầy hơi, chướng bụng trong thời gian đông lạnh trứng vì tác dụng phụ của loại thuốc bạn dùng trong thời gian này.

Bạn có thể sẽ bị tăng một vài cân (do giữ nước) và sẽ cần điều chỉnh thói quen tập thể dục của mình trong vòng 10 ngày, nhưng tình trạng tăng cân sẽ không kéo dài. Khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt trong quá trình đông lạnh trứng, cân nặng của bạn sẽ trở về bình thường vì đa số lượng cân tăng lên là do nước. Trong quá trình đông lạnh trứng, bạn sẽ phải mặc quần co giãn thoải mái, hoặc mặc váy rộng, và tránh mặc quần jean bó sát.

Đông lạnh trứng không đau như bạn nghĩ

Tiêm hormone và lấy trứng nghe có vẻ rất đau đơn, nhưng thực tế, quá trình này lại không đau chút nào. Các mũi tiêm trong quá trình kích trứng đều rất nhẹ và chỉ sử dụng một đầu tiêm rất nhỏ. Vị trí tiêm thường là vùng da bụng, gần rốn. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân còn không cảm nhận được mũi tiêm và nghĩ rằng mình chưa được tiêm thuốc, trong khi việc tiêm thuốc đã hoàn thành.

Việc lấy trứng sẽ được tiến hành khi bạn được gây mê, do vậy, bạn sẽ không biết gì và không nhớ gì về quá trình này cả. Quá trình lấy trứng cũng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày của bạn cả.

Các trung tâm làm đông lạnh trứng có thể sẽ khác nhau

Cũng giống như các quy trình khác liên quan đến sức khỏe, bạn nên tránh các chương trình giảm giá, ưu đãi tại các trung tâm đông lạnh trứng. Mặc dù giá thành của một số trung tâm đang có ưu đãi, giảm giá sẽ rẻ hơn, nhưng hiệu quả chưa chắc đã cao, và thay vì làm 1 lần, bạn sẽ phải tiến hành làm nhiều lần, như vậy sẽ không còn kinh tế và tiết kiệm nữa. Do vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn trung tâm tiến hành đông lạnh trứng. Một số trung tâm/bệnh viện có tên tuổi nhưng lại ít kinh nghiệm trong việc đông lạnh trứng và ngược lại. Bạn cần tìm hiểu cho kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Trứng đông lạnh sẽ không đảm bảo 100% rằng trong tương lai bạn có thể mang thai

Cũng giống như việc thụ thai thông thường, không có gì đảm bảo rằng trứng đông lạnh sẽ giúp bạn mang thai sau này. Do vậy, bạn cần hỏi cho rõ về số lượng trứng sẽ được đông lạnh cũng như tỷ lệ thành công của từng trung tâm.

Và theo khuyến cáo, thì phụ nữ không nên coi việc đông lạnh trứng là một cách để trì hoàn quá trình sinh nở. Những cặp vợ chồng muốn tiến hành đông lạnh trứng, cần được tư vấn thật kỹ về tuổi thực hiện và tỷ lệ thành công của từng trung tâm, so với việc thụ thai tự nhiên về nguy cơ, giá thành và những cách tiếp cận khác. Với trứng khỏe mạnh, tỷ lệ thành công của việc thụ tinh trong ống nghiệm với trứng tươi là từ 30-60%.

Về mặt khoa học, trứng có thể đông lạnh vô thời hạn

Có rất nhiều em bé khỏe mạnh đã được sinh ra từ trứng được đông lạnh từ 5-10 năm. Trường hợp lâu nhất được ghi nhận là em bé sinh ra từ trứng được đông lạnh 14 năm. Về lý thuyết, trứng có thể đông lạnh trong khoảng thời gian bao lâu tùy ý, miễn là thường xuyên được bổ sung nitro lỏng và được duy trì nhiệt độ -190 độ C.

Theo Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam/Sức khỏe và Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top