Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt

Thứ hai, 20:38 27/04/2020 | Dân số và phát triển

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới trong khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không chú ý theo dõi, điều trị thì bệnh lý có thể diễn biến phức tạp, gây khó chịu về thể chất, tinh thần, ảnh hưởng cảm xúc, cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng như sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 40 dễ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên.

Nguyên nhân chính gây hội chứng tiền kinh nguyệt hiện vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các yếu tố chính có thể góp phần gây ra tình trạng này là: Sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố nữ trước kỳ kinh (estrogen, progesterone). Do những thay đổi về hóa chất trong não (serotonin). Không đủ lượng serotonin gây trầm cảm tiền kinh nguyệt, cùng với đó là triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi... Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất; sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, chứa caffein cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm: di truyền (có người thân trong gia đình đã từng gặp hội chứng này). Những người có vấn đề về tâm thần như lo lắng, bất an, trầm cảm; ít tập thể dục.

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể dẫn đến một số rối loạn như: thay đổi khẩu vị, thèm ăn: căng tức vùng ngực; đau đầu; sưng phù tay hoặc chân và tăng cân; đau nhức toàn thân (đặc biệt vùng bụng và thắt lưng); trướng bụng; uể oải, mệt mỏi trước kỳ kinh; xuất hiện các vấn đề về da (mụn, trứng cá..); rối loạn tiêu hóa; đau bụng tiền kinh nguyệt; Thay đổi ham muốn tình dục...

Chị em cũng có thể gặp một số rối loạn về cảm xúc, hành vi như: phiền muộn; các cơn giận bộc phát, dễ cáu gắt, giận dữ; cảm thấy lo âu, bị xa lánh, nhạy cảm; dễ bị kích thích, dễ khóc; thiếu tập trung, hay quên; mất ngủ, chợp mắt giấc ngắn...

Đa phần các dấu hiệu trên thường kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và sẽ biến mất ngay sau khi kết thúc kỳ kinh.

Nếu cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt làm cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, bạn nên đến gặp và trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Theo BS. Đặng Lan/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top