Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mẹ quả cảm vượt qua u mê để cứu con

Thứ hai, 10:15 28/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tỉnh dậy sau ca hạ sinh hai cô con gái đẹp như thiên thần, ánh mắt hạnh phúc đã sớm tắt lịm với chị Siu Klơng (28 tuổi, ở thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, huyện Chư Prông, Gia Lai). Chị nghĩ đến luật tục hà khắc của buôn làng: Với những ca sinh đôi đứa con ra sau sẽ bị dân làng ép mang đi chôn sống vì họ cho rằng người mẹ bị “ma ám”, có tội với Yàng (trời) nên mới đẻ… sinh đôi.

 

Hai đứa bé khỏe mạnh con chị Klơng trong vòng tay bố mẹ sau những ngày “giông tố”. 	Ảnh: Lê Trân
Hai đứa bé khỏe mạnh con chị Klơng trong vòng tay bố mẹ sau những ngày “giông tố”. Ảnh: Lê Trân

 

Câu chuyện hơn 10 năm trước

Trong một số buôn làng của người Ja Rai ở tỉnh Gia Lai, có những gia đình mang nỗi đau mất con vì hủ tục của dân làng. Tại những địa phương này quan niệm, với người phụ nữ bị “ma ám”, Yàng phạt sẽ sinh đôi còn ai sinh ba thì đó là cả một sự ghê rợn, mang đến mối họa cho dân bản. Vì vậy, họ bắt những người mẹ tội nghiệp ấy phải chôn sống những đứa trẻ sinh sau trong rừng sâu để “trừ hậu họa” cho làng. Ngoài ra, gia đình, người thân những đứa trẻ phải chịu phạt trâu bò, rượu chè…

Già Ksor H’Blâm (67 tuổi, làng Kông, xã Ia Mơr, Chư Prông, Gia Lai) vẫn chưa hết bàng hoàng, xót thương khi kể lại cho chúng tôi nỗi đau 14 năm trước khi già đã bất lực chứng kiến cái chết đau đớn của một sinh linh bé nhỏ. Khi đó, chị Rơ Mah Pheac hạ sinh hai bé gái. Chị chưa kịp ủ ấm cho các con thì dân làng nghe tin kéo đến buộc chị phải mang bé gái chào đời sau vào rừng sâu chôn sống.

Chị Pheac, rồi già Ksor H’Blâm cố gắng ngăn cản nhưng có quá ít người ủng hộ nên không thể ngăn được sự mê muội của số đông. Người mẹ trẻ đành đau đớn cho con bú bữa cuối thật no, quấn tã ấm cho con và nói với con những lời yêu thương cuối cùng rồi chết lặng nhìn dân làng bế đứa con vào rừng sâu.

Già Ksor H’Blâm đau đớn cho biết, người làng quan niệm hành động này của chị Pheac là “dũng cảm, đã vì cộng đồng mà hy sinh đứa bé, cứu dân làng thoát khỏi sự chi phối của “con ma”. Từ bỏ con, gia đình chị Pheac còn phải giết heo cúng vái, đãi cả làng ăn uống trong vòng một ngày để “tạ lỗi”.

Già H’Blâm cho biết, chuyện đứa con của chị Pheac chỉ là một trong những câu chuyện đau lòng đã xảy ra ở xã Ia Mơr. Bởi từ khi già sinh ra đến nay, đã có hàng chục đứa trẻ vô tội chỉ vì thấy mặt trời sau người anh hoặc chị song sinh của mình mà phải rời bỏ cuộc đời khi chưa kịp bú sữa mẹ.

Những đứa trẻ may mắn vượt qua hủ tục

 

Cậu bé Phót và Phét (thứ 2, 3 từ trái sang) may mắn được cứu sống.
Cậu bé Phót và Phét (thứ 2, 3 từ trái sang) may mắn được cứu sống.

 

Sau câu chuyện buồn, mắt già Ksor H’Blâm ánh lên niềm vui khi kể rằng 12 năm trước già giật mình khi nghe dân làng Klă bên cạnh đang kéo nhau đến chỗ người mẹ mới lâm bồn là chị Rơ Châm Thon (44 tuổi) vừa hạ sinh 2 đứa con trai, để đòi đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống.

Biết một mình thì không ngăn cản được tội ác mê muội sắp xảy ra, nên già đã băng rừng đi báo chính quyền. Khi đại diện chính quyền có mặt chứng kiến cảnh chị Rơ Châm Thon mặt tái mét ôm chặt con trong lòng, bên cạnh là nhiều người đòi bế con chị đi. Phải mất nhiều tiếng đồng hồ cán bộ giải thích, thuyết phục cho đám đông, chị Rơ Châm Thon mới giữ được con.

Vợ chồng chị Thon đã đặt tên đứa con lớn là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả 2 đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn. “Mình rất tự hào về con, cả hai rất chăm ngoan. May mắn lúc đó con mình đã được cứu sống nên bây giờ vợ chồng mình mới không ân hận”, chị Thon cười nói.

Cũng là một trong những người cứu được con, chị Siu Klơng (28 tuổi, ở thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, huyện Chư Prông) chia sẻ: “Hơn 1 năm trước, tôi chuyển dạ hạ sinh một đứa con gái. Anh em họ hàng kéo đến nhà cúng bái ăn mừng, (theo chế độ mẫu hệ của người Ja Rai thì con gái như là tài sản quý trong gia đình). Nhưng ngày hôm sau bụng lại đau và băng huyết liên tục. Sau khi được người nhà đưa tới Trung tâm Y tế huyện Chư Prông, các bác sĩ đã lấy thêm trong bụng tôi một bé gái nữa”.

Khi chị Klơng bế con về thì gặp phải sự phản ứng dữ dội của họ hàng nhà chồng và dân làng, họ đòi mang con chị đi. Chị Klơng đã bế chặt con trong lòng với ý chí thà chết chứ không cho ai hại con. Chính quyền xã, huyện biết chuyện đã đến tuyên truyền, giải thích nên con chị được cứu thoát.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyện về 2 đứa trẻ của 2 cặp song sinh ở hai xã trên trên được cứu và sống khỏe mạnh, không chỉ là niềm vui với gia đình và bản thân các em. Mà chính sự sống của các em đã “chặt đứt” những hủ tục đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây từ bao đời.

 

Bà Lê Thị Hải Yến - Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Chư Prông cho biết: “Chuyện những đứa trẻ là em song sinh bị buộc phải chết là hủ tục đau lòng. Nó xuất phát từ những suy nghĩ, nhận thức hạn chế, lệch lạc của một số người dân. Chính quyền và đoàn thể nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động, đến nay hủ tục này đã bị đẩy lùi. Cuộc sống văn minh đang từng ngày về với những buôn làng hẻo lánh, xa xôi nhất của cộng đồng người Ja Rai”.

L.Trân- H.Châu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top