Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2018: Giúp người dân tiếp cận phương tiện tránh thai hiện đại

GiadinhNet - Nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên (VTN/TN), phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tránh thai (BPTT) để giúp họ có những lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản. Đó là nội dung cốt lõi tại Hội nghị “Lợi ích của tránh thai hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9” do Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Bayer tổ chức ngày 25/9 tại Hà Nội.


Cán bộ dân số tại tư vấn về các biện pháp tránh thai cho người dân tại địa phương. Ảnh: N.Mai

Cán bộ dân số tại tư vấn về các biện pháp tránh thai cho người dân tại địa phương. Ảnh: N.Mai

Nhiều tai biến, hệ lụy xấu đối với sức khỏe

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý muốn; 56 triệu ca phá thai. Mỗi năm trong đó, có tới 25 triệu ca phá thai không an toàn. Cụ thể, mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn; 68.000 ca tử vong mẹ do phá thai không an toàn mỗi năm. Chi phí điều trị hàng năm do phá thai không an toàn được ước tính là 553 triệu đô la Mỹ.

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là trên 24,2 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Tuy nhiên, hàng năm, theo báo cáo, vẫn còn 250-300.000 ca phá thai. Báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), năm 2017, trong tổng số 247.152 ca phá thai, có 72,79% số ca phá thai dưới 7 tuần; 24,25% số ca phá thai từ 7 đến 12 tuần, còn lại 2,97% phá thai trên 12 tuần.

Kết quả điều tra biến động DS-KHHGĐ thời điểm 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ độ tuổi 15-49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, cứ 1.000 phụ nữ có thai thì có 24 trường hợp ở tuổi VTN; trong 1.000 ca phá thai có 15 trường hợp ở tuổi VTN.

Phá thai không an toàn khiến phụ nữ gặp nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức khỏe sinh sản như vô sinh (do tắc dính buồng tử cung, vòi trứng), chửa ngoài dạ con, băng huyết, sót rau, thủng tử cung, nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Thực tế, trong những năm qua, báo chí truyền thông đã phản ánh nhiều câu chuyện đau lòng về hệ lụy của nạo phá thai. Có nhiều người phụ nữ vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ chỉ vì “lỡ” quan hệ tình dục sớm rồi phải âm thầm đi “xử lý” giọt máu của mình ở những cơ sở phá thai “chui”. Hay cũng có bà mẹ vì lỡ kế hoạch đã giấu gia đình đi phá thai ở một cơ sở phá thai không phép, để rồi tử vong ngay trên bàn phẫu thuật vì băng huyết để lại ba đứa con thơ tội nghiệp. Và còn rất nhiều những bà mẹ khác phải mang trong mình nỗi day dứt khôn nguôi khi phải nhắm mắt bỏ đi giọt máu của mình.

Chính vì vậy, tại Hội nghị ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh: Ngày Tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một Chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

Tăng cường cung ứng các phương tiện tránh thai hiện đại

Ông Nguyễn Doãn Tú cho biết, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác DS-KHHGĐ. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ trên 2%/năm 1993 xuống còn 1,08% năm 2016. Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 58,3/100.000 trẻ đẻ sống năm 2016. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm khá nhanh, xuống còn 14,73 %O. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh. Tỷ lệ sử dụng BPTT năm 2017 là 76%, trong đó tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại là 57%.

Theo ông Nguyễn Doãn Tú, các kết quả công tác DS-KHHĐ đạt được đó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ thành công của chương trình DS-KHHGĐ, đã hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, đã tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội.

Tuy nhiên, thách thức trong công tác dân số thời gian tới là rất lớn. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nước ta vẫn tiếp tục gia tăng và đạt cực đại vào năm 2027 – 2028. Do vậy nhu cầu các BPTT, nhu cầu KHHGĐ vẫn gia tăng trong thời gian tới. Đặc biệt VTN/TN cần được quan tâm hơn. Họ là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục do thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở VTN/TN còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ còn một số hạn chế.

Do đó, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh, giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ chính là một trong những cách thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Tổng Cục trưởng cũng cho biết, phòng tránh thai an toàn mang lại rất nhiều lợi ích như giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động trong thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra; tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn. Nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình.

Thực tế, đề cập đến thực trạng cung ứng phương tiện tránh thai (PTTT), ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ) cho biết, trước năm 1993, việc cung cấp các BPTT duy nhất triển khai qua các cơ sở y tế nhà nước, thì hiện nay đã triển khai qua 3 kênh chủ yếu là: Kênh dịch vụ lâm sàng: Thực hiện các BPTT qua các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế tư nhân; kênh phân phối dựa vào cộng đồng: Thông qua mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn bản tham gia cung cấp bao cao su và viên uống tránh thai; kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa và thị trường tự do. Theo đó, từ 2011, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức triển khai Tiếp thị xã hội thông qua hệ thống DS-KHHGĐ các cấp, thực chất là lồng ghép sáng tạo giữa kênh phân phối dựa vào cộng đồng và kênh Tiếp thị xã hội truyền thống nhằm phát huy vai trò của hệ thống DS-KHHGĐ đáp ứng nhu cầu PTTT trong tình hình mới.

Tại Hội nghị, báo cáo về Chiến dịch “Là phụ nữ, tôi chọn sống chủ động” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp thực hiện cùng Tổng cục DS-KHHGĐ và Công ty TNHH Bayer Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, năm 2017, Chiến dịch đã tổ chức liên tiếp 12 Hội nghị chuyên đề phổ cập kiến thức phòng tránh thai tại 12 tỉnh thành với hơn 1.200 chị em tham gia. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Chiến dịch, cuộc thi online “Hiểu về tránh thai” đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trên cả nước với gần 20 triệu chị em phụ nữ tham gia, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng tránh thai an toàn.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nói: “Trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau; dần dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu vùng xa”.

Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2018, Trung tâm Tư vấn và Cung ứng dịch vụ (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế) tổ chức Cuộc thi sáng tạo video clip “Có Tôi, đôi bạn luôn hạnh phúc” trên mạng năm 2018 (từ ngày 25/9 đến ngày 25/11/2018) với mục đích tạo cơ hội để các nhóm đối tượng thể hiện sáng tạo và hiểu biết về kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương tiện tránh thai hiện đại.

Từ đó, góp phần giảm tình trạng nạo phá thai, mang thai ngoài ý muốn và nâng cao chất lượng dân số. Bên cạnh đó, cuộc thi sẽ tạo sự tương tác chặt chẽ, lan toả tích cực trong phong trào tìm hiểu các thông tin, kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ, đặc biệt về các phương tiện tránh thai hiện đại. Đồng thời, kết nối hệ thống cán bộ làm công tác dân số các cấp tham gia các sự kiện truyền thông và các hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục về DS-KHHGĐ trên mạng.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top