Hà Nội
23°C / 22-25°C

Năm thứ 9 liên tiếp, Việt Nam giữ mức sinh thay thế

Thứ sáu, 09:55 19/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 17/12, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả chủ yếu của cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014. Từ kết quả này, nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam đã có những tiến bộ đặc biệt để đạt được các mục tiêu dân số.

 

Tại thời điểm 00:00 ngày 1/4/2014, dân số Việt Nam là 90.493.352 người. 	ảnh: Dương Ngọc
Tại thời điểm 00:00 ngày 1/4/2014, dân số Việt Nam là 90.493.352 người. ảnh: Dương Ngọc

 

Những tiến bộ đặc biệt

Đây là cuộc điều tra giữa kỳ lần đầu tiên được tiến hành kể từ sau 4 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được Việt Nam thực hiện từ sau năm 1975. Kết quả của Điều tra giữa kỳ cho thấy, tại thời điểm 00:00 ngày 1/4/2014, dân số Việt Nam là 90.493.352 người, tỷ lệ giới tính nam là 49.3%, nữ là 50,7%. Với quy mô dân số này, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước đông dân trên thế giới không thay đổi so với năm 2009: Thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Trong giai đoạn 2009 - 2014, tỷ lệ tăng dân số trung bình mỗi năm là 1,06%, thấp hơn trong giai đoạn trước (1,2%). Đây là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 35 năm qua.

Điều tra cũng cho kết quả: Tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) của Việt Nam hiện nay là 2,09 con. Theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai – Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), so sánh các con số cho thấy, TFR có xu hướng giảm. Nếu năm 2004, con số này là 2,23 con, thì đến năm 2011, con số này là 1,99 con, đến năm 2013 là 2,1 con. “Có thể lý giải sự tăng TFR này là do tâm lý ưa thích sinh con trong 3 quý cuối năm 2012 (Nhâm Thìn), và quý 1 năm 2013 (Quý Tỵ). Theo tâm lý người Á Đông, đây là những năm đẹp cho việc sinh con. Trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2014, ước tính TFR của Việt Nam là 2,09 con – đạt dưới mức sinh thay thế (2,1 con). Như vậy, năm 2014 là năm thứ 9 liên tiếp (kể từ năm 2006), Việt Nam đã đạt và giữ mức sinh thay thế. Hiện, TFR tại thành thị là 1,8 con, trong khi ở nông thôn là 2,56 con”, bà Nguyễn Thị Xuân Mai nói.

Ông Arthur Erken – Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam – đơn vị hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho cuộc điều tra lần này cho rằng, kết quả này phản ánh sự thành công của Chương trình DS-KHHGĐ của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua.

Trước đó, trao đổi với báo giới bên lề Hội thảo Tổng kết, triển khai kế hoạch năm của các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông Trung ương năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015 (ngày 16/12) về vấn đề mức sinh của Việt Nam trong những năm gần đây có phần “nhích lên” ảnh hưởng gì đến sự phát triển chung, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho rằng: “Dù mức sinh có “nhích lên” nhưng vẫn nằm trong giới hạn mức sinh thấp hợp lý. Việt Nam vẫn duy trì được xung quanh mức sinh thay thế. Tuy nhiên cũng cần giám sát, theo dõi kỹ không được buông lỏng để mức sinh tăng lên, gây ra những nguy cơ cho việc thực hiện những mục tiêu dân số”.

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao

Kết quả điều tra giữa kỳ một lần nữa khẳng định Việt Nam vẫn trong thời kỳ dân số “vàng” với tỷ số phụ thuộc chung là 44%, số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc. Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,1% dân số. Với chỉ số già hóa là 44,6%, Việt Nam đã bước vào thời kỳ già hóa dân số.

Cũng liên quan đến vấn đề này, tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và trong nước về ứng phó với biến đổi nhân khẩu học phục vụ phát triển KT -XH và các hàm ý chính sách đối với Việt Nam ngày 18/12, ông Arthur Erken đánh giá cao việc Việt Nam đã có những tiến bộ đặc biệt để đạt được các mục tiêu dân số, đồng thời cho rằng Việt Nam cần phải chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang dân số và phát triển.

Khẳng định Việt Nam đang trải qua thời kỳ biến đổi nhân khẩu học to lớn, ông Arthur Erken khuyến nghị: “Chính phủ cần đưa các thông tin dân số lồng ghép vào các kế hoạch phát triển của các ngành(…). Cùng với đó, cần tập trung vào các vấn đề như bất bình đẳng giới và sự khác biệt vùng, miền đang ngày càng gia tăng”.

Đồng tình với nhận định này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương cho rằng, từ kinh nghiệm phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển đất nước. Chính vì vậy, một trong ba đột phá được xác định trong Chiến lược phát triển KT-XH thời kỳ 2011-2020 là nguồn nhân lực chất lượng cao. “Vấn đề lồng ghép các biến dân số vào lập chiến lược, quy hoạch, phát triển KT-XH cả nước và các vùng, địa phương ngày càng được coi trọng”, ông Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu cung cấp thông tin, bằng chứng về các vấn đề dân số nổi bật và tác động tới phát triển KT-XH của đất nước cho các nhà hoạch định chính sách, phục vụ cho xây dựng Báo cáo KT-XH 5 năm 2016 -2020 và Báo cáo Việt Nam 2030, cũng như các văn bản chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, các định hướng cho phát triển đất nước thời kỳ đến năm 2020 và 2030. Thứ trưởng Bộ KT&ĐT Nguyễn Thế Phương khẳng định tất cả các vấn đề lợi thế và khó khăn, thách thức của dân số nước nhà cần được nhìn nhận, xem xét, tính đến một cách đúng đắn và thấu đáo.

 

Một số kết quả chủ yếu từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014:

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 14,9%o (giảm 1,06%o so với năm 2009). Khu vực thành thị là 8,7%o.

Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 22,44%o (giảm 1,61%o so với năm 2009). Khu vực nông thôn là 26,9%o.

Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,2 năm, trong đó nam giới là 70,6 năm, nữ giới là 76 năm.

Tuổi kết hôn lần đầu là 24,9 tuổi, tăng 0,4 tuổi so với năm 2009.

Có khoảng 4,4% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa từng đến trường.

 

Thu Nguyên 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau khi xuất hiện nhiều nốt lạ ở vùng kín, nam thanh niên đi khám và phát hiện mắc sùi mào gà.

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu gần đây có quan hệ tình dục không an toàn, chị em nên thử thai khi nào là chính xác nhất? Nhiều người thử thai quá sớm, điều này có cần thiết không?

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng 13/3, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh Nghệ An phối hợp UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006. Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và góp phần hình thành các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có rất nhiều loại bao cao su với các hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau.Tuy nhiên, mỗi loại bao cao su đều có ưu và nhược điểm. Tham khảo lựa chọn tốt nhất cho bạn và đối tác.

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Vậy đâu là phương pháp ngừa thai phù hợp đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh?

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có nhiều lý do khiến nam giới cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn rất ngại đi khám. Dưới đây là 8 nguyên nhân có thể gây đau tinh hoàn mà nam giới nên biết để gặp bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt.

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tình trạng xuất tinh sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở nam giới nếu không được điều trị. Tham khảo 9 biện pháp khắc phục tại nhà hàng đầu mà bạn có thể thử để cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Top