Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II)

Thứ tư, 09:40 27/03/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Để đạt được mức sinh thay thế đã khó nhưng duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào não trạng suy giảm mức sinh lại còn khó gấp bội.

 
Công việc khó bội phần

Tổng tỷ suất sinh trên thế giới hiện nay là 2,5 con, mức sinh còn cao tại nhiều quốc gia, vùng, đặc biệt là châu Phi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có mức sinh quá thấp dưới 1,3 con, thậm chí 0,9 con .

Để có cái nhìn đa chiều về mức sinh trên thế giới, đặc biệt là mức sinh thấp tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, bài viết dưới đây tiếp tục nhằm cung cấp thông tin tới bạn đọc về mức sinh hiện nay trên thế giới, các giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học và một số vấn đề liên quan đến mức sinh thấp.

Như đã đề cập ở kỳ trước, mức sinh thấp xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới từ châu Phi (Mauritus với 1,5 con) đến Bắc Mỹ (Canada: 1,7 con) xuống các quốc đảo vùng Caribbean (Puerto Rico 1,6 và một loạt nước trong khoảng 1,7-1,8 con); Từ châu Á (với một loạt các nước vùng Đông Á, Đông Nam Á, Tây Á như Hàn Quốc (1,2), Singapore (1,2), Nhật Bản (1,4), Cyprus (1,6), Armenia (1,7)…) đến hàng loạt nước ở châu Âu (như Andorra (1,2) Latvia (1,3), Bosnia (1,3), San Marino (1,3)..).

Nỗi lo ngại của Châu Âu

Châu Âu cũng là nơi có nhiều quốc gia có mức sinh rất thấp. TFR năm 2011 của châu Âu là 1,6 con, nếu phân theo các khu vực thì thấp nhất là Nam Âu với 1,4 con, Đông Âu: 1,5 con và cao nhất là Bắc Âu: 1,9 con.
 
 
Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 1

Theo Nhân dân nhật báo online (People’s Daily Online, 2011) thì khi TFR < 1,8 con là có vấn đề (về mức sinh và sự phát triển dân số); TFR <1,5 con: Có vấn đề nghiêm trọng; TFR < 1,35 con: Vấn đề trở lên cực kỳ nghiêm trọng. Các học giả phương Tây thì chia mức sinh thấp (TFR) thành các mức: 2,0-1,6 con; 1,6-1,3 con và mức 1,3 con trở xuống là mức thấp nhất.

Vào những năm cuối 1960 đầu 1970, châu Âu đã đạt mức sinh thay thế (2,1 con) nhưng sau đó, mức sinh này không được duy trì ổn định mà ngày càng xuống thấp. Ngay từ năm 1971, Đức là quốc gia đầu tiên ở châu Âu có TFR ≤ 2,0 và những năm ngay tiếp theo đó là hàng loạt nước như: Thuỵ Sỹ (1972), Đan Mạch, Netherlands, Austria (1973), United Kingdom (1974)…. Việc mức sinh ở mức trên, dưới (xung quanh) mức sinh thay thế cũng không có gì đáng bàn nếu như không có hiện tượng mức sinh ngày càng tụt dốc. Năm 1993, Tây Ban Nha và Italy là những quốc gia đầu tiên có mức sinh thấp nhất (TFR = 1,3 con). Đến năm 1995, có thêm Bulgaria, Cộng hoà Czech, Latvia và Slovenia tham gia nhóm nước có TFR thấp nhất. Sau đó 7 năm (2002), tình trạng này không những không được cải thiện mà còn trầm trọng thêm, châu Âu đã có tới 17 nước có mức sinh thấp nhất (TFR<=1,3) (Council of Europe, 2003), ngoài ra còn chưa kể những nước có TFR gần 1,3 như: Đức (1,31), Liên bang Nga (1,32), Croatia (1,34), Andorra (1,36), Estonia (1,37), Switzerland (1,40)…

Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 2

Mặc dù là khu vực đạt được mức sinh thay thế sớm nhất thế giới (từ thập kỷ 1970) nhưng trải qua hơn 40 năm qua, mức sinh ở châu Âu ngày càng giảm và đến năm 2011 vẫn ở mức 1,6 con. Các đoàn hệ mới được sinh ra không đủ thay thế các đoàn hệ trước đã làm cho quy mô dân số của châu Âu ngày càng suy giảm.

Bảng 2: TFR các nước Châu Âu, 1980-2002
Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 3

Những cải thiện đáng kể

Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu của các nước phát triển (database of developed countries-INED) và “2011 the world population data sheet” thì mức sinh ở một số nước châu Âu đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm thê thảm năm 2002. Với sự nỗ lực của chính phủ, một loạt chính sách khuyến sinh được ban hành đã làm cho mức sinh của các quốc gia này được phục hồi, tuy vẫn ở mức dưới 2,0 con. Trải qua 21 năm (1980-2011) dân số châu Âu tăng 48 triệu người (năm 2011 là 740 triệu), trung bình mỗi năm tăng gần 2,3 triệu người. 

Biểu 7: Dân số châu Âu, 1980-2010
Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 4

Mặc dù mức sinh có dấu hiệu khả quan ở hầu khắp châu Âu nhưng do đã qua hơn 40 năm, mức sinh luôn ở mức thấp nên quy mô dân số vẫn giảm so với trước tại một số nước như: Bosnia-Herzegovina, Croatia, Bulgaria, Hungary và toàn bộ Tây Âu (trừ Nga). 

Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 5

Theo dự báo của Population Reference Bureau thì đến năm 2050, dân số của châu Âu chỉ còn 725 triệu người, tức bằng hơn nửa dân số Trung Quốc hiện nay. Như vậy, cũng khoảng 40 năm nữa (2011-2050) thì quy mô dân số châu Âu không những không tăng mà lại giảm đi 15 triệu người. Rất nhiều quốc gia ở châu Âu tiếp tục bị suy giảm về quy mô dân số. Có thể nói rằng, hơn 40 năm qua, châu Âu đã vật vã vực dậy mức sinh thấp nhưng cho tới 40 năm sau (tổng số hơn 80 năm), quy mô dân số của Châu Âu vẫn tiếp tục bị thu hẹp. 

Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 6

Chọn hai nước có mức suy giảm quy mô dân số nhiều nhất là Ukraine và ít nhất là Bosnia-Herzegovina (tính đến năm 2050) để xem 100 năm nữa (từ 2010-2100) quy mô dân số của những nước này ra sao. Điều đáng tiếc là theo dự báo của Liên hợp quốc (theo phương án trung bình-màu đỏ) thì trong khoảng 100 năm nữa, quy mô dân số của 2 nước này vẫn tiếp tục giảm, thậm chí là đến mức thê thảm so với năm 2050. 

Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 7

Đông Á cùng chung cảnh ngộ

Cùng với châu Âu thì khu vực Đông Á cũng có TFR thuộc hàng thấp nhất thế giới (chỉ đứng sau Nam Âu) với 1,5 con. Tại khu vực này, Đài Loan hiện có TFR thấp nhất thế giới với 0,9 con. (Nếu không tính Mông Cổ, do chưa đạt mức sinh thay thế, thì TFR của khu vực này chỉ còn 1,31 và là khu vực có mức sinh thấp nhất thế giới) 

Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 8

Nếu như châu Âu đạt được mức sinh thay thế vào những năm 1970 thì Đông Á phải chờ đến những năm cuối 1980 đầu 1990 (Bhakta Gubhaju, 2007) (Nhật Bản đạt mức sinh thay thế từ rất sớm vào những năm cuối 1950, đầu 1960- The emergence of very low fertility in Japan…, nhiều tác giả, 2006). Tuy nhiên, mức sinh sau đó đã giảm đi một cách nhanh chóng và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. 

Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 9
Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II) 10
 
Cũng theo Population Reference Bureau, đến năm 2050, quy mô dân số của khu vực Đông Á (bao gồm cả Triều Tiên, Mông Cổ) giảm từ 1,581 triệu (2011) xuống còn 1,512 triệu (2050). Vị trí đứng đầu thế giới về quy mô dân số khổng lồ của Trung Quốc đã bị Ấn Độ soán ngôi. Hàn Quốc từ 49 triệu xuống còn 42,3 triệu, Đài Loan từ 23,2 triệu còn 20,9 triệu; Nhật Bản giảm nhiều nhất từ 128,1 triệu (2011) xuống còn 95,2 triệu (2050). Cũng theo dự báo của UN đến năm 2100 (phương án trung bình) thì quy mô dân số của Nhật Bản vẫn tiếp tục bị thu hẹp.
 

Có thể thấy rằng, để đạt được mức sinh thay thế đã khó nhưng duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào não trạng suy giảm mức sinh lại còn khó gấp bội. Gần nửa thế kỷ qua đi, châu Âu và một số quốc gia Đông Á vẫn đang ra sức khuyến sinh mà chưa đưa được kết quả như mong đợi: Mức sinh còn thấp và quy mô dân số tiếp tục ngày càng thu hẹp.

 
(còn tiếp )
Thạc sỹ Lương Quang Đảng
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Top