Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Tháo gỡ bất cập

Thứ sáu, 11:07 31/05/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 28/5, Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ do TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh về kết quả thực hiện công tác năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013.

Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Tháo gỡ bất cập 1
Bà Bùi Thị Phương Loan, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Cẩm Phả phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: M.H
 
Để đội ngũ cán bộ dân số phát huy hết năng lực
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh: Trong những năm qua, Quảng Ninh đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS – KHHGĐ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH của tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Tiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban  các vấn đề xã hội của Quốc hội: Nên áp dụng trên toàn quốc

Theo tôi, Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện là hoàn toàn hợp lý. Nó sẽ huy động được cả hệ thống chính trị của huyện vào cuộc.
 
Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Tháo gỡ bất cập 2

Ví dụ như xã nào để xảy ra tình trạng đẻ nhiều con thứ 3, xã nào công tác phòng bệnh không tốt, thì khi UBND huyện chỉ đạo, UBND các xã phải nghe răm rắp, chứ ông Giám đốc Sở Y tế có xuống chỉ đạo xã cũng không phải dễ!
Tôi từng xuống một địa phương. Cán bộ xã ở đây đã nói: “Xong việc với công tác dân số rồi! Vì đã chuyển được cán bộ dân số sang Trạm y tế. Từ nay“chuyện” dân số cứ để Trạm y tế lo” (?!). Đây quả là một điều vô cùng chua xót. Cán bộ dân số sang đấy ngồi thì làm được gì? Được làm gì? Chỉ ngồi trực rồi làm các việc linh tinh thôi! Sắp xếp như thế thì làm sao phát huy được năng lực của anh chị em. Làm sao mà “nói” được các đoàn thể...
Tỉnh Phú Thọ cũng như một số địa phương khác đã áp dụng mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Quan điểm của tôi: Tất cả các địa phương nên áp dụng mô hình phù hợp này. Về ngành dọc thì anh cứ chỉ đạo chuyên môn bình thường. Còn tổ chức, giao nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm sẽ thuộc về địa phương. Phải gắn công tác dân số với hệ thống chính trị cơ sở. Có như thế thì địa phương mới có trách nhiệm, mới chi tiền ra để cho ngành dân số hoạt động... 
 
Việt Nguyễn (ghi)
 
Liên quan đến mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, ông Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế - Phó Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh cho hay: Quan điểm của Quảng Ninh ủng hộ mô hình này.
 
Ông Diện chia sẻ: Vấn đề bất cập hiện nay ở chỗ, cán bộ chuyên trách dân số thuộc Trạm y tế xã, nên biên chế, tiền lương và các quyền lợi khác đều do Trung tâm y tế quản lý. Chính vì vậy việc điều hành của Trung tâm DS- KHHGĐ rất khó khăn!

Hiện nay, việc nhận người vào làm công tác dân số do Trung tâm y tế quyết định- Chính vì vậy công tác tổ chức biến động thường xuyên nên đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số cơ sở gặp không ít khó khăn, không yên tâm, toàn tâm toàn ý với công việc.
 
Sở Y tế đã có báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về vấn đề này. Sở cũng đã tiến hành tham khảo một số mô hình chuyển đổi của các địa phương khác, trên cơ sở đó sẽ có các đề xuất, chuyển đổi hợp lý.

Bà Bùi Thị Phương Loan- Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Cẩm Phả chia sẻ: Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ không trực thuộc UBND huyện dẫn đến việc quan tâm không được sâu sát. Ngoài ra việc tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo địa phương cũng nảy sinh vướng mắc vì ngành dân số chỉ được phối hợp hoặc đề xuất qua Phòng y tế.
 
Vì không có chức năng tham mưu trực tiếp nên dẫn đến việc đóng góp ý kiến nhiều khi không kịp thời. Chưa kể trong các cuộc họp lớn, rất cần có tiếng nói phát biểu thì ngành dân số lại... không được tham dự... Còn hệ thống “chân rết” tại cơ sở là đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, trực thuộc Trạm y tế nên chịu sự phân công trực tiếp của Trạm trưởng, thậm chí còn kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nên dẫn đến không thể toàn tâm toàn ý làm công tác dân số.
 
Đa số các cán bộ dân số cơ sở tại Quảng Ninh đều ủng hộ mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện để anh chị em có cơ hội, điều kiện phát huy, đóng góp hết khả năng của mình cho công việc.
 
Những con số ấn tượng!

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã đưa ra những con số đáng mừng: Năm 2012, dân số trung bình của Quảng Ninh là 1.187.710 người. Số sinh 21.025 trẻ; tỷ suất sinh 17,70%o, giảm 0,20%o so với năm 2011. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 5,18%, giảm 0,20% so với năm 2011...

Trong 4 tháng đầu năm 2013, số sinh trên địa bàn tỉnh là 6.394 trẻ, giảm 170 trẻ so với cùng kỳ năm 2012. Số con thứ 3 trở lên là 306 trẻ, giảm 30 trẻ so với cùng kỳ năm 2012; tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 80,19%, trong đó tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72,39%.

Thay mặt Đoàn công tác, TS Lê Cảnh Nhạc chỉ đạo: Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ của Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, Quảng Ninh vẫn đối mặt với không ít thách thức bởi đây là 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Về cơ cấu dân số, Quảng Ninh đang bước vào giai đoạn già hóa nên vấn đề chăm sóc người cao tuổi cần được quan tâm đúng mức. Ngành dân số cần rốt ráo tham mưu kịp thời cho lãnh đạo địa phương ban hành các chương trình hành động nhằm tăng cường sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền đối với công tác này.

Trước đó, Đoàn công tác đã có cuộc làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ TP Hạ Long- một trong những đơn vị làm tốt công tác DS-KHHGĐ của tỉnh.
 
Năm 2012 tỷ suất sinh thô của thành phố là 17,55%o, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 1,4%, tỷ số giới tính 109 nam/100 nữ; có 2358 cặp đăng ký kết hôn được tư vấn kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn (100%); số cặp kết hôn thực hiện khám sức khoẻ trước kết hôn là 1.116 cặp (chiếm tỷ lệ 47,3%). TP Hạ Long phấn đấu duy trì mức sinh thấp hợp lý, đưa tỷ số giới tính khi sinh nằm trong khung 103-106 trẻ em trai/100 trẻ em gái...
 
Ý kiến từ cơ sở: Sau khi Báo GĐ&XH đăng tải loạt bài viết đề cập đến tính ưu việt của mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, Tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của các cán bộ chuyên trách DS cơ sở. Xin trích đăng:
 
>Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ông Lương Thế Khanh - Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục DS - KHHGĐ về việc đưa mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ huyện về UBND huyện quản lý.

Nếu như áp dụng mô hình cũ, đã thấy ngay bất cập và khó khăn, đặc biệt là đối với các cán bộ chuyên trách. Một bên là quản lý con người, một bên quản lý chuyên môn. Bên thì ra quyết định về chế độ chính sách. Bên lại trả lương. Qủa là chồng chéo...
 

>Theo tôi, mô hình đưa Trung tâm DS- KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, cán bộ chuyên trách dân số làm việc tại UBND xã là tốt nhất. Như thế, khi ngành dân số có triển khai Chiến dịch hay các Đề án thì sẽ nhận được sự quan tâm sát sao, ủng hộ của các cấp huyện, xã, hoạt động sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Luong Tam @yahoo.com
 
>Chúng tôi rất đồng ý với quan điểm trên. Như thế, cán bộ chuyên trách dân số cơ sở chúng tôi có cơ hội thể hiện được năng lực của mình. Kính đề nghị Trung ương xem xét sớm để triển khai...

Lê Hồng Văn (Chi cục DS- KHHGĐ Thái Bình)
>Tôi là một cán bộ chuyên trách dân số tại Bình Thuận. Tôi thấy mô hình này rất phù hợp với thực tế, nó giúp đội ngũ cán bộ DS như chúng tôi phát huy sở trường của mình. Cảm ơn Báo GĐ&XH. Kính mong Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Tổng cục DS- KHHGĐ quan tâm...

Trần Quý Hợp (Chi cục DS-KHHGĐ Bình Thuận)

>Chúng tôi là những cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ gần 20 năm. Chúng tôi thấy bộ máy DS-KHHGĐ hiện nay quay về trực thuộc UBND cấp huyện là rất hợp lý và mang lại hiệu quả rất cao. Chúng tôi rất mong muốn Trung ương sớm có Thông tư hướng dẫn thống nhất trên phạm vi toàn quốc để cán bộ ngành dân số yên tâm công tác...

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí, cần nhanh chóng củng cố đội ngũ này. Tỉnh Ninh Bình tôi còn chưa làm xong biên chế cho đội ngũ chuyên trách xã. Vậy không biết có về được UBND huyện hay không? Chúng tôi rất mong Tổng cục DS-khhgđ- Bộ Y tế có văn bản thống nhất càng sớm càng tốt.

Minh Hải

tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top