Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Không còn tìm mọi cách để nhanh chết nữa!”

Thứ sáu, 10:01 10/04/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đồng cảnh ngộ là những người có "H" ở Bến Tre, họ đã tìm đến với nhau và thành lập nên Câu lạc bộ (CLB) Dừa Xanh. Ở đây, họ động viên, an ủi nhau vượt qua khó khăn của cuộc sống và chia sẻ cách sống tốt, sống khỏe.

 

Giới trẻ TP Bến Tre hưởng ứng phong trào không kỳ thị với người nhiễm HIV. 		 Ảnh: T Hiền
Giới trẻ TP Bến Tre hưởng ứng phong trào không kỳ thị với người nhiễm HIV. Ảnh: T Hiền

 

“Tôi ơi đừng tuyệt vọng”…

“Tôi bị nhiễm HIV, nhưng tôi không tuyệt vọng mà đang sống rất tốt, rất lạc quan và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội như bao công dân khác. Vì bên tôi còn có các bạn đồng cảnh ngộ của CLB Dừa Xanh – CLB của những người có “H” của tỉnh Bến Tre; có các y, bác sĩ của Phòng Khám ngoại trú Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu...”, chị Đinh Hoàng Châu Bảo, Trưởng nhóm CLB Dừa Xanh cho biết.

Ngày chị Châu Bảo vui mừng và chờ đợi đứa con đầu tiên của mình ra đời, cũng là ngày chị đau đớn nhất khi biết mình bị nhiễm HIV từ chồng. Chị biết được thông tin rằng mình chỉ sống được khoảng 3 tháng. Năm đó, chị mới 20 tuổi. “Tôi đã đau đớn và tưởng như mình gục ngã khi nỗi sợ hãi đứa con của mình cũng sẽ nhiễm HIV giống tôi, sợ hãi với những ánh mắt xăm xoi, ghẻ lạnh của mọi người...”, chị Châu Bảo chia sẻ.

Nhưng cuộc sống này vẫn còn thương chị bởi may mắn đứa con trai của chị không bị nhiễm “H”. Và hạnh phúc hơn khi gia đình vẫn mở rộng vòng tay đón chị, mọi người xung quanh vẫn đối xử với chị như trước giờ vẫn thế.

Nghĩ mình không thể sống lâu, chị chỉ biết giấu điều này cho riêng mình mà không dám nói với chồng vì sợ anh buồn, suy sụp. Chị cố quên cái “án tử 3 tháng” mà lạc quan, vui vẻ để sống cùng chồng con. Chị đã sống được đến 6 năm mà không dùng thuốc. Điều này làm chị bất ngờ, chị đi xét nghiệm lại, lúc này chỉ số tế bào lympho T CD4 (là kết quả xét nghiệm máu cho biết số lượng tế bào này trong 1mm3 máu) của chị chỉ còn 12 tế bào/mm3 máu. Được bác sĩ tư vấn, chị Châu Bảo bắt đầu dùng thuốc Antiretroviral (ARV, loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể).

Từ ngày biết đến thuốc ARV, chị Châu Bảo nhận ra sức khỏe của mình tiến triển hẳn. Nhưng theo chị, CD4 tăng cũng không quan trọng bằng tư tưởng và sự lạc quan của bản thân ở mỗi người có "H" bởi nếu bi quan thì rất nhanh suy sụp.

Là một người từng buông xuôi tất cả, tìm mọi cách để…nhanh chết khi biết mình bị nhiễm HIV, anh Nguyễn Thanh T cho biết: “Do có suy nghĩ nông cạn, cuộc đời chẳng biết đặt dấu chấm hết lúc nào nên mình đã chơi buông thả, không suy nghĩ về tương lai nữa, bởi vậy sức khỏe ngày càng yếu và xấu đi. Được sức khỏe như bây giờ là cũng nhờ CLB Dừa Xanh và đội ngũ bác sĩ trong Phòng Khám ngoại trú, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã tận tình chăm sóc sức khỏe. Có một điều quan trọng là mình luôn giữ một ý chí lạc quan, yêu đời và suy nghĩ tích cực, không còn suy nghĩ rằng, cuộc đời mình đã hết thì mọi chuyện sẽ trôi qua”.

Lạc quan, vui vẻ để sống là suy nghĩ chung của hơn 30 thành viên CLB Dừa Xanh. Hiện nay, họ vẫn khỏe mạnh, sống rất tự tin, hạnh phúc và tham gia lao động, sản xuất để đảm bảo kinh tế gia đình như bao người khác.

Sống có ý nghĩa hơn

Chị Châu Bảo nhận ra rằng, dù có bệnh tật, mình cũng cố gắng mà sống lạc quan. Chị chia sẻ: “Nhiễm HIV đâu phải là kết thúc tất cả. Tôi biết trân trọng và khát khao được sống. Tôi ý thức được giá trị của sức khỏe và nhận ra rằng cuộc sống còn quá nhiều điều tôi chưa cảm nhận được. Tôi thấy bản thân mình muốn sống và cố gắng để sống có ý nghĩa hơn”.

Đến Phòng Khám ngoại trú, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre), thấy nhiều người mới bị nhiễm "H" cô đơn, hụt hẫng, chị Châu Bảo đến làm quen, chia sẻ rồi giới thiệu về CLB Dừa Xanh. Chị cho họ số điện thoại và bảo họ nếu cảm thấy buồn, chán nản thì đến CLB để tâm sự cùng nhau. Nếu gặp khó khăn gì thì các thành viên sẽ chung tay giúp đỡ, tư vấn.  Hiện nay, ngoài 30 thành viên cố định, CLB còn có một số thành viên khác, trong số đó có cả những người không có "H".

Có mặt tại buổi họp mặt của CLB Dừa Xanh, điều chúng tôi cảm nhận được là họ rất vui vẻ. Họ kể cho nhau chuyện gia đình, chuyện chăm sóc con cái và tình hình sức khỏe. Chị Lê Thị H.H đang mang thai con thứ hai được 6 tháng. Chị đến buổi sinh hoạt hôm nay cùng với con gái 5 tuổi. Chị háo hức và mong chờ ngày con chào đời, mong con được khỏe mạnh và xinh xắn như đứa con gái đầu lòng của mình.

 

Trước đây, mỗi tháng, các thành viên CLB tự đóng góp kinh phí tổ chức đi đến các huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre để tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS; Giới thiệu về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, các cơ sở điều trị HIV/AIDS tại địa phương… Nhưng hiện nay, vì điều kiện kinh tế của các thành viên không cho phép nên hoạt động này đã dừng lại. “Mong muốn của mình là các nhà hảo tâm có cái nhìn thiện cảm về CLB Dừa Xanh mà giúp đỡ, hỗ trợ để CLB được duy trì thường xuyên và ngày càng phát triển, cũng như có vốn để các thành viên đi tuyên truyền về căn bệnh HIV/AIDS cho mọi người hiểu thêm”, anh Nguyễn Văn Ph chia sẻ mong ước của mình. 

Thu Hiền /Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top