Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khám sức khỏe trước hôn nhân: Tiền đề quan trọng giúp nâng cao chất lượng dân số

Thứ năm, 07:00 12/07/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo các bác sĩ chuyên khoa, khám sức khỏe trước hôn nhân được xem là một hình thức tầm soát đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số. Không chỉ có tác dụng dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho con cái sau này mà còn là cơ hội chuẩn bị sức khỏe cho việc mang thai cũng như hạn chế những rắc rối trong đời sống tình dục sắp tới.


Trung tâm DS-KHHGĐ Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tư vấn, xét nghiệm tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh – thalassemia cho học sinh THPT trên địa bàn. Ảnh: M.Trang

Trung tâm DS-KHHGĐ Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tư vấn, xét nghiệm tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh – thalassemia cho học sinh THPT trên địa bàn. Ảnh: M.Trang

Sự hối hận muộn màng

Còn ba tuần nữa là tới ngày “đại sự” của cả đời, đôi bạn trẻ Thanh Tú – Anh Khoa (quê Hà Nam) đang trong giai đoạn “căng mình” lo việc đám cưới. Nào là chụp ảnh cưới, in thiệp cưới; nào là lên danh sách mời người thân, bạn bè; rồi đến việc chọn địa điểm đi hưởng tuần trăng mật ở đâu... Cả một danh sách công việc dài dằng dặc khiến đôi trẻ luôn tất bật, quay cuồng.

Tuy nhiên, khi đề cập đến việc đi khám sức khỏe trước khi kết hôn, cả hai đều lắc đầu nói: “Chưa đi khám”. Chàng trai nói thẳng tuột: “Bọn em đều khỏe mạnh bình thường, sao phải đi khám làm gì, vừa tốn tiền vừa tốn thời gian”. Còn cô nàng Thanh Tú liếc nhìn người yêu rồi thủ thỉ: “Em cũng biết khám sức khỏe tiền hôn nhân là tốt cho cả hai nhưng cứ thấy hơi ngại. Vả lại, đợt này bọn em bận quá, cũng chẳng có thời gian đi. Thôi để sau này lúc muốn có con rồi khám một thể cũng được”.

Cũng chỉ vì chủ quan, “đợi” sau này đi khám giống cô nàng Thanh Tú mà giờ đây, chị Ngọc Minh (ở Ứng Hòa, Hà Nội) phải sống trong nỗi ân hận muộn màng. Chị Minh cho biết, lấy chồng được gần một năm mà vẫn chưa thấy “tin tức” gì, lại thấy sức khỏe ngày càng giảm sút, chị mới quyết định đến phòng khám sản khoa để kiểm tra. Nào ngờ, kết quả xét nghiệm máu cho thấy, chị bị dương tính với HIV. Như không tin vào mắt mình, chị cấp tốc vào viện để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, kết quả vẫn không hề thay đổi. Các bác sĩ khẳng định, chị đã bị nhiễm HIV.

Ngay lập tức, chị Minh về yêu cầu chồng đi khám. Kết quả, anh cũng dương tính với HIV và đang trong giai đoạn chuyển sang AIDS. Khi nhận kết quả, chính chồng chị cũng sững người. Tuy nhiên, về sau, anh thú nhận, trước khi cưới chị, anh từng có đời sống tình dục không lành mạnh với nhiều người phụ nữ khác. Nhưng chồng chị khẳng định, anh không hề biết mình bị nhiễm HIV. Nếu biết trước, anh đã không kết hôn với chị. Quá choáng váng với hiện thực nghiệt ngã, chị Minh toan tự tử nhưng không thành. Hiện tại, chị vẫn luôn sống trong nỗi dằn vặt, tự trách bản thân mình. “Nếu ngày ấy, chúng tôi đi khám sàng lọc trước khi kết hôn, có lẽ giờ đây, cuộc đời tôi không thảm hại đến nông nỗi này”, chị Minh thở dài.

Còn trường hợp của vợ chồng anh Quế, chị Huyền (cùng quê Hòa Bình) cũng đáng thương không kém. Cả hai cùng thuộc diện hộ nghèo, hầu như rất ít khi đi khám sức khỏe. Ốm đau bệnh tật cũng chỉ tự chữa bằng các bài thuốc dân gian. Đến khi lấy nhau, anh chị cũng không hề có khái niệm khám sàng lọc để dự phòng bệnh tật trước khi kết hôn. Hai năm sau ngày cưới, chị Huyền hạ sinh một cô con gái. Tuy nhiên, bé chỉ nặng 2,6kg. 7 tháng tuổi, con gái anh chị mới chỉ đạt gần 6 kg, người gầy quắt queo, lại thường hay quấy khóc liên miên.

Vay mượn tiền anh em họ hàng đưa con đi khám, anh chị sững người khi biết con bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Khi ấy, bác sĩ yêu cầu bố mẹ xét nghiệm sàng lọc thì mới phát hiện ra, anh Quế là người mang gene bệnh và đã di truyền sang cho con. Giờ đây, nhìn con còi cọc, hàng tháng phải lặn lội xuống Hà Nội truyền máu, thải sắt để duy trì sự sống, anh Quế mới thấy nỗi ân hận muộn màng mang tên: Giá như…

Sàng lọc sớm để kịp thời phát hiện bệnh

Theo các bác sĩ, khám sức khỏe tiền hôn nhân được xem là một hình thức sàng lọc đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số. Đây là việc rất cần thiết giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng/vợ của mình.

Ngoài ra, việc chuẩn bị kiến thức, tâm lý cho cuộc sống tình dục vợ chồng sẽ khắc phục tối đa những lo lắng, sợ hãi, rối loạn cảm xúc, không thỏa mãn hay nghi ngờ lẫn nhau hiểu rõ được những đặc tính của giới và tránh lây nhiễm cho nhau những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự hiểu biết và thực hiện những biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không chỉ giúp kiểm soát được số con, khoảng cách giữa các lần sinh mà còn là một biện pháp bảo vệ sức khỏe và hình thức của người phụ nữ, tránh việc mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phải nạo phá thai.

Tuy nhiên, trên thực tế, chưa nhiều bạn trẻ, người trước khi kết hôn biết đến lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân. Lý do chính của tình trạng này là tâm lý ngại ngùng hoặc không có sự đồng nhất tư tưởng giữa nam và nữ. Không ít trường hợp nam giới cho rằng, đối tác đang nghi ngờ “bản lĩnh đàn ông” nên mới đề nghị đi khám. Hoặc có nhiều bạn nữ muốn đi khám nhưng lại sợ bạn bè và người thân dị nghị “chắc là có vấn đề mới phải đi khám” và nếu trường hợp bị phát hiện ra bệnh tật, họ sợ tình yêu của người kia không đủ mạnh để có thể vượt qua cú sốc, cuộc hôn nhân có thể sẽ tan vỡ… Tất cả những suy nghĩ này vô hình chung đã tạo nên rào cản khiến ý nghĩa của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh đối với nhiều bạn trẻ.

Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, chiếm khoảng 1,5 - 2% dân số. Trong số các dị tật, có các bệnh phổ biến như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tan máu bẩm sinh thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Do đó, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong những năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp với các địa phương triển khai mô hình Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Từ năm 2013, mô hình đã được triển khai tại 63/63 tỉnh thành. Đến nay, mô hình đã cho ra đời hàng ngàn CLB tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân với hàng trăm ngàn thanh niên thành viên, đã chăm sóc sức khỏe, tư vấn cho hàng triệu lượt người. Hoạt động này đã nâng cao nhận thức cho thanh niên, vị thành niên và đặc biệt là nâng cao kỹ năng trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn. Đồng thời làm giảm tỷ lệ sinh con dị tật, mắc các bệnh chuyển hóa bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ có nhu cầu có thể tới các trạm y tế xã, phường, thị trấn; trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố; khoa sản các bệnh viện; trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản các tỉnh để được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau này.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

Top